K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

20 tháng 4, 2012

Tháng 4 nhớ chuyện người nhà

Nguyễn Doãn Thọ - K6MB

      Tôi nhớ dạo đó chúng ta vừa thi Đại học, thời gian chờ đợi kéo dài lê thê. Ngoài đi bơi ao làng, bắn chim hay đọc truyện thì chẳng biêt làm gì (ngày đó đâu có lắm trò như bây giờ). Có tinh anh Nguyễn Doãn Dũng đang học Toán Kinh tế nhập ngũ. Anh là dân chuyên toán Hà Nội thời Ngô Việt Trung 1966-1969, lúc đó học ở Phổ thông A sơ tán tận Mỹ Đức (cùng trường Phạm Anh Dũng K6 ta). Anh Dũng tôi cao cao, trắng trẻo cười rất tươi, đặc biệt là có mái tóc đen nhánh và xoăn tít (một đắc trưng của dòng trưởng của họ Doãn Việt nam). Ông Bác tôi quý anh Dũng lắm, ông coi anh là niềm tự hào của dòng họ nên khi anh có giấy gọi nhập ngũ thì ông không khỏi băn khoăn và thất vọng. Tôi cùng mọi người vào trường đại học Kinh -Tài để tiễn đưa anh. Khá nhiều sinh viên nhập ngũ hôm đó. Cờ, khẩu hiệu đỏ rực sân trường, người người đi lại, chuyện trò ríu rít, trong tiếng cười xen lẫn giọt nước mắt chia li. Hơn 9g, các anh tập trung nghe đọc danh sách rồi lên xe ca chờ sẵn. Đoàn xe chuyển bánh ra khỏi cổng trường rồi chạy nhanh dần cho tới khi khuất bóng.      
       Tháng 10 chúng ta lên trường, tôi chưa kịp biết anh đóng quân ở đâu, đơn vị nào. Mãi đến Tết về nhà tôi mới biết anh được huấn luyện ở sư 325 trên Hà Bắc. Hết tân binh anh được cử đi học lớp A trưởng rồi tiếp ở lại huấn luyện tân binh khác. Đến 1-1972 khi tôi nhập ngũ thuộc sư 304B đóng ở Tân Yên Hà Bắc, song cũng chịu không liên lạc với anh được. Khi chiến dịch Hè 1972 nổ ra tôi mới biết anh đã đi B nhưng không rõ ở mặt trận nào. Tháng 7-72 đến lượt tôi đi B, tôi vào Quảng Trị được bổ sung cho C10-D6-E88-F308 bảo vê thị xã.
       4-11-1973 tôi cầm quyết định chuyển ngành về trường học mà vui mừng về nhà. Về đến cửa thấy nhà mình đông người quá, vẫn ba lô trên lưng tôi lặng người đi khi biết rằng mọi người đến để truy điệu anh Dũng tôi. Mọi người thấy tôi về lại chạy ra vừa mừng vừa tủi nhiều tiếng khóc to hơn, thảm thiết hơn. Tôi vào trước bàn thờ khói nhang nghi ngút mà nhìn di ảnh của anh mắt mờ đi vì lệ, nhớ lại thuở xưa 2 anh em chênh nhau 1 tuôi nên chơi thân, laị cùng một nhà. Các kỷ niêm xưa ùa về, bao chuyện vui, buồn cứ thế trôi qua trong đầu tôi. Tôi đứng lặng đi, quân phục cả mũ vẫn trên đầu mà thương anh, bên cạnh có người nhắc khẽ bỏ mũ ra thì lại có người bảo bộ đội với nhau không phải bỏ mũ thế là tôi cứ đứng yên.
      Truy điệu Anh xong, tôi mới gặp người của Huyện đội Thanh Trì hỏi chuyện mọi người lúc đó mới biết anh hy sinh ở Quảng Trị thuộc sư 325 bên bờ sông Mỹ Chánh. Lúc đó anh là trung đội trưởng trung đôi hỏa lực DKZ, ngày 25-5-72 khi đánh chặn quân ngụy phản kích, trận địa bị máy bay đánh bom ngay sau khi các anh nổ súng đánh địch bên kia sông định qua cầu Mỹ Chánh.
      Sau trận đánh anh được chôn cất nhưng khi bốc cốt sau này thì lại quy tâp về nghĩa trang bờ Nam sông Mỹ Chánh nên gia đình nhiều lần đi tìm mà không thấy. Mãi đến năm 1988 có một CCB nguyên là bác sỹ mặt trận B5 quê Quảng trị có tâm đi tìm và gửi thông tin liệt sỹ cho thân nhân báo tin. Đó là bác sỹ Cảnh, hiện ông trên 80 và sống tại khu đô thị mới Định Công với con trai, cháu nội. Sau đó gia đình mới đến chính xác và đưa được di cốt anh Dũng về an táng tại que nhà, năm ngoái chúng tôi lai đưa anh cùng các Cụ chúng tôi lên khu đất 300 m2 tai công viên Vĩnh hằng. Năm 2010 tôi được tiêu chuẩn điều dưỡng 7 ngày ở Sầm sơn và may mắn thay tôi được gặp lai bác sỹ Cảnh sau hơn 10 năm xa cách. Ôn lại chuyện khi xưa Bác vui lắm, tôi còn chụp ảnh lưu niệm với Bác và sẽ tổ chức cho các anh em trong họ có dịp sang Định công thăm Bác.
       Đó là chuyện về người anh họ liệt sỹ của tôi, mấy năm gần đây đi với các CCB-SV thuộc sư 325 tôi mới biết thêm anh ở E18 chủ lực tham gia giải phóng Quảng Trị từ đầu chiến dịch. Nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến 72 đỏ lửa chỉ biết nhớ đến Anh và các đồng đội khác đã hy sinh để vơi nỗi nhớ, để tự vấn lương tâm mình đã làm được điều gì thay cho các Anh đây. Kính mong các anh yên lòng và thể tất cho chúng tôi vì những điều còn chưa làm được, chúng tôi sẽ cố thêm nữa. Xin có một bó Tâm Hương tưởng nhớ các ANH.

1 nhận xét:

  1. tin không vui

    hôm qua Thọ nhận điện thoại của Nguyễn Kinh Luân K6B,Luân cho hauy tin buồn là ông thân sinh của Luân đã mất ,thọ 83 tuổi.Cụ ốm đã gần 7 năm nay nằm một chỗ, việc chăm sóc nhiều ngày làm con cháu có phần vất vả và không còn thời gian làm việc khác.Bởi vậy từ năm 2006 Luân đã đề nghị được vắng mặt trong các lần giao lưu của K6 .Tôi còn nhớ năm 2001 Luân là môt trong 12 kẻ liều lĩnh đi hội K6 tại Vinh .Xin được chia buồn tới Luyân và gia đình ,xin cầu mọng Cụ được nhàn du Tiên cảnh.Còn Luân xưa ở lớp B,dáng người khòng nen có biệt hiệu hợi bị xấu "gù",nhưng Luân chăm chỉ học vào loại nhất nhì lớp.Nhà Luân trước ở ngõ Giếng Mứt ,hơn chục năm nay chuyển về ở phố Kim Đồng.Luân vẫn dayh ở trường Trung cấp công nghệp Hà nội phố Thái Thịnh.
    Theo truyền thống BLL K6 kính báo và mời các Bạn K6 đúng 15g chiều nay 24-4-2012 đến nhà tang lễ Thanh Nhàn chia buồn cùng Kinh Luân ,viếng và tiễn đưa Cụ về Đài hóa thân Hoàn vu
    Trân trọng kính báo.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]