K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

25 tháng 1, 2012

TRÁCH NHIỆM TRÍ THỨC

Lời BBT K6:  Hôm nay trong người không khỏe nhưng đọc được bài này hay quá nên copy lại về đây cho hội đọc để tham khảo. Xưa nay mình cứ tưởng tôt nghiệp đại học thì đương nhiên là trí thức nhưng hóa ra chưa phải....

TRẦN MINH KHÔI
Đó là tựa đề của hai bài viết, cách nhau 45 năm, của Noam Chomsky bàn về trách nhiệm trí thức.
 Trong cuộc bầu chọn 100 trí thức đương đại có ảnh hưởng nhất trong không gian tư duy Anh Ngữ của hai tạp chí Prospect và Foreign Policy năm 2005, cái tên Noam Chomsky đứng đầu danh sách. Điều này tự nó xác tín thẩm quyền của ông về đề tài mà ông bàn đến.
 Trong bài đầu tiên, được viết năm 1967, khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang ở đỉnh điểm của sự tàn phá, Noam Chomsky lên tiếng cảnh báo giới hàn lâm và khoa học về thái độ khúm núm của họ trước quyền lực chính trị và những quyết định của chính quyền (Mỹ) liên quan đến cuộc chiến. Trách nhiệm của trí thức là nói lên sự thật và vạch trần dối trá của chính quyền, ông tuyên bố. Gần nửa thế sau, sự chính trực và thái độ không thỏa hiệp đó của Chomsky vẫn nguyên vẹn. Ông nhấn mạnh đến trách nhiệm đạo đức của trí thức trong việc dùng những đặc quyền và địa vị của mình để đấu tranh cho tình thương, cho hòa bình, công bằng, và tự do. Bài viết thứ hai này có thêm cái phụ đề “đặc quyền để thách thức nhà nước”.
 Thách thức quyền lực, và thách thức quyền lực chính trị, thuộc về truyền thống trí thức phương Tây; Socrates và Jesus, Tolstoy và Marx, Montesquieu và Roger Williams, Martin Luther và J.J. Rousseau, và đương nhiên Noam Chomsky và Richard Dawkins, Václav Havel, Christopher Hitchens, Jared Diamond, Salman Rushdie,…Nói đến trí thức là nói đến lòng dũng cảm và sự chính trực đối diện với quyền lực, dù đó là quyền lực nhà nước, quyền lực tôn giáo, hay quyền lực văn hóa và lịch sử. Trí thức do đó bao giờ cũng là sự đe dọa đối với các định chế quyền lực, ngay cả quyền lực hàn lâm. Điều này đưa một hệ luận trực tiếp là khi một người tự nguyện phục vụ quyền lực, hay chỉ mon men quyền lực, thì người đó cũng đã tự nguyện từ chối vị thế trí thức của mình. Trí thức không a dua với kẻ cầm quyền.
 Trí thức là một quy chuẩn giá trị, không phải là một quy chuẩn nghề nghiệp. Một người lao động trí óc chỉ là một một chuyên viên, một công chức, một học giả, một nhà khoa học. Dù thành quả lao động của anh ta lớn đến đâu, đẳng cấp chuyên môn của anh ta cao đến đâu, nhưng anh ta vẫn không phải là trí thức cho đến khi thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Trong xã hội công dân, trí thức trước hết thực hiện trách nhiệm công dân, nghĩa là trách nhiệm bảo bệ các quyền căn bản, và sau đó là trách nhiệm đạo đức đối với xã hội của một người được hưởng đặc quyền và địa vị. Trong những xã hội mà ở đó nền pháp quyền chưa đủ mạnh để chế tài quyền lực nhà nước, trí thức thực hiện trách nhiệm bảo vệ công lý và bảo vệ các quyền tự do trước sự bạo ngược của nhà nước.“Trí thức”, cũng như với những khái niệm khác như “tự do”, “quyền”, “dân chủ”,… khi đi vào không gian tư duy tiếng Việt, đã được gọt giũa lại cho phù hợp với cái tâm thức thần dân của nổi sợ hãi truyền thống trước quyền lực các loại. Đã có rất nhiều người bàn về khái niệm “trí thức”, về việc có hay không có một tầng lớp trí thức ở Việt Nam, về vai trò của trí thức đối với người cầm quyền và đối với quốc gia,… nhưng gần như không ai bàn đến quan hệ đối kháng giữa trí thức và quyền lực. Từ đó, “trí thức” bị đánh đồng với chuyên viên, học giả, công chức. “Trí thức” trong tiếng Việt không còn chứa đựng nội hàm của thái độ thách thức quyền lực như trong ý nghĩa nguyên thủy của nó. Điều này tự nhiên trong tiến trình chuyển tiếp từ một xã hội thần dân sang một xã hội công dân. Khi quyền lực nhà nước vẫn còn quá bạo ngược, sợ hãi để tồn tại, “tôi sợ”, tự nó cũng là quy chuẩn đạo đức đáng khâm phục. Nhưng tư biện loanh quanh để lẩn tránh sự sợ hãi, trong nhiều trường hợp là vô hình, như trường hợp với những người mà cuộc sống của họ ở ngoài sự kiểm soát của quyền lực, lại là thái độ hèn nhát, không xứng đáng với trách nhiệm trí thức. Và cũng như với tất cả sự hèn nhát khác, nó vô dụng.
 Tiến trình hình thành tầng lớp trí thức ở Việt Nam, nghĩa là tiến trình trả lại đầy đủ ý nghĩa của khái niệm “trí thức”, song hành với tiến trình xây dựng một xã hội công dân, giới hạn quyền lực nhà nước và bảo vệ các quyền tự do. Nó đòi hỏi lòng dũng cảm và chính trực.
 Trí thức, theo Chomsky, là một đặc quyền. Đặc quyền đưa đến cơ hội. Cơ hội đòi hỏi trách nhiệm. Và mỗi cá nhân có chọn lựa của mình, trong đó có chọn lựa trở thành trí thức.

5 nhận xét:

  1. Theo thiển ý của tại hạ;
    1-Bài viết này, hình như nằm trong 1 cuộc hội thảo, mà ở đó có đề dẫn, nên mỗi ý kiến sẽ thiên về lãnh vực hẹp, để làm rõ một ý gì đấy... vậy phải có cái này chứng minh cái khác, hoặc từ cái khác viết nên cái này...
    2-Dẫu vậy, đọc qua cũng thấy hiểu chút ít,dù không đáng kể.
    3- mình học khoa học tự nhiên, do vậy không sâu những luận thuyết, những ông tây- các nhà tư tưởng như đã dẫn ở trên, lại dich sang tiếng Việt, nên quả tình hơi e dè. sợ múa rìu qua mắt thợ. Nhất là các thuật ngữ, nhiều khi cũng chưa hiểu thấu đáo. Ngay như từ "Tự do", lâu nay cứ nghĩ là muốn làm gì thì làm, miễn là pháp luật không cấm , nhưng hình như họ định nghĩa phức tạp lắm cơ( là khế ước tự nguyện dâng 1 phần của mình cho cộng đồng.. đại loại như anh muốn vào sân bóng thì phải mua vé).Hoăc như tên mình là Dũng , có người hỏi Dũng là gì, mình cũng láng máng, như dũng cảm chẳng hạn, nhưng hình như chưa đầy đủ...
    Trong khi đó trường CD mình , rụt rè hỏi thầy, em làm bài có đạt ko ạ, thầy cho 3 là sướng mê tơi, ko rắc rối như bên khoa học xã hội.
    4- Do mình ở lớp ong thợ, nên mình nghĩ đơn giản. Tri thức hay trí thức, là kiến thức có được dù ở kênh nào trong con người, thì vận dụng vào làm sống động, sản sinh ra của cải vật chất hoặc phát triển lên cao hơn nữa...Cá thể đơn lẻ thì hiệu quả nhỏ, hợp tác thì hiệu quả lớn. Trách nhiệm của tổ chức xã hội, là làm sao tạo ra sự hợp tác càng lớn càng tốt để quay lại phục vụ lợi ích cộng đồng và ngay chính người có tri thức đó.Người có tri thức, phải biết đau khi chưa hoăc không sử dụng hết cái mình có.
    Nhân chuyện này, kể lại chuyện riêng tý chút, Hè rồi đi Sa Pa cùng bạn học phổ thông và bạn lính 1040 ở đoàn Khoa Hóa k4(1969)Đại học sư phạm VB. Thấy cảnh bà con nghèo quá, còn nhiều khó khăn quá, nghĩ phận mình được ăn học, mà sử dụng chả được bao lăm, nên nghĩ mình thật là kẻ đáng ghét. Tức mình , đúng ở Sân mây, gào lên,"có ai yêu tôi không' từ thung lũng phía dưới là làng Cát cát, nó vọng lại là Khooooooooooog mãi. bạn bè cười, bạc tóc mà ngây thơ. Chúng nó dọa về mét Vợ .
    5- Có thể bạn nào đó xem , cho là mình né tránh, thậm chí hèn nhát... tại hạ xin nhận , nhưng thật lòng làm đồ án tốt nghiệp mà chưa đủ dữ liệu thì khó lắm thay.
    Chân thành

    Trả lờiXóa
  2. Ông chít thân mến đọc xong bài này tôi cho rằng ý đồ người viết quá rõ:đó là quan điểm tri thức phải đối nghịch với quyền lực ...
    Tôi cho rằng Ông ta quá phiến diện ,thiên lẹch vì trí thức đâu phải chỉ có thế và chỉ để thế.
    Nói như Tr Dũng rất đúng khi ta hỏi "Trí thức " là gì?và "trí thức " để làm gì? tự nhiên câu trả lời dễ như không.Cá nhân tôi nhận thấy như sau " Trí trức là việc đưa các tri thức khoa học do con người tìm ra phục vụ sự phát triển của Xã hội hay Nhân loại " vậy những ngưòi nào có làm và làm được việc ấy là trí thức dù giá trị làm được rất bé nhỏ.Còn lao động trí óc hay lao đông chân tay không phải là chuẩn "trí thức" bởi nhiều công nhân,nông dân vẫn đưa được tri thức nhỏ bé hay ít ỏi của mình mà cải tiến ,phát minh ,sáng tạo phục vụ sự phát triển của Xã hội .. thì họ xứng đáng là có "Trí thức" vậy họ là "trí thức".Còn các học giả uyên thâm mà không áp dụng được vào sự phát triển của Xã hội thì cung chưa được gọi là " trí thức " mà là "trí giả" thế thôi
    Còn cố ghép "trí thức "phải thế này phải thế nọ như tác giả trên thì tôi không thể đồng ý được.cảm ơn các bạn và mong nhận được nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhé để nâng hiểu biết đặng tiến tới thành "trí thức "được chăng ha ha ha..

    Trả lờiXóa
  3. Thọ mom hiểu hơi đơn giản nghĩa chữ "quyền lực" ở đây. Như Trác Dũng đó, hiểu được trọn vẹn nghĩa của một khái niệm trong triết học một cách đầy đủ vất vả lắm. Theo tôi từ "trí thức" nguyên thủy của triết học cũng phức tạp lắm không như cách nền giáo dục của ta vẫn giảng dạy và giải thích lâu nay. Ta cần phải đọc thật nhiều để học cách nhận thức của thế giới về mọi vấn đề chứ đừng to mồm nói rằng ta có nền dân chủ gấp vạn lần nó nên đếch cần phải học bố con thằng nào!

    Trả lờiXóa
  4. Trí Thức, dù ai vô tình hoặc cố gắng bước vào hàng ngũ ấy, cũng đều phải gánh tránh nhiệm góp phần làm thay đổi Xã Hội theo hướng tích cực hơn, trở nên tốt đẹp hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đấy Tr Bình à,như vây công việc đó rất nhiều và phản biện xã hội hay đối choi quyền lực chỉ là một phần trong nhiệm vụ của trí thức mà thôi.Việc đối choi với quyền lực (chính quyền kém cỏi,ngoại xâm,cường quyền,xã hội đen...) hay hỗ trợ quyền lực là phụ thuộc vào quyền lực đó có phục vụ Nhân Dân hay tiến bộ xã hội hay không mà thôi.Dĩ nhiên như CCB1040 nói phải là thật sự chứ không phải hình thức ví dụ CQ nhân dân mà hành Dân,CA nhân dân mà gây rối Dân,TA nhân dân mà ép Dân...

      Xóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]