Nhân đọc bài "Sửa lỗi hệ thống" nói lại một tệ nạn trong giáo dục ở ta.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có mấy chục nghìn GS-TS, TS... rất nhiều người trong số đó cho biết mình được một số cơ sở khoa học Mỹ quốc cấp bằng chứng nhận là "Nhân vật của thế kỷ", là "viện sĩ"... Nhưng chưa một ai trả lời được những vấn đề của cuộc sống thường ngày - như do đâu có dịch bệnh ở tôm sú; như vì sao sụt lở đất ở một số nơi...
Danh chúng ta rất nhiều, rất sẵn, nhưng trong đó không ít hư danh. Sẵn tới mức trong một buổi lễ, người dẫn chương trình, mà mốt hiện nay gọi là MC, đã hết sức cám ơn tiến sĩ X, mà quên mất vai trò chính của ông là tổng biên tập tờ tạp chí tổ chức chương trình từ thiện đó...; Sẵn tới mức, tôi được biết, cả nhà năm người, kể cả bố mẹ và chị em gái, nhịn ăn, nhịn mặc để chạy lo cậu quý tử tốt nghiệp đại học, rồi mở đám tiệc thật to cho cả quận cùng biết, rồi sắm cho cậu một chiếc xe máy để cho cậu ra mặt cử nhân. Rồi cậu nằm dài ăn bám vì chẳng một nơi nào sử dụng, nhưng gia đình rất hãnh diện vì có một cậu cử!; sẵn tới mức nhà trường dám bỏ ra hàng trăm triệu, công sức của bao thầy cô, quyết tạo một đội gà nòi chỉ để tham gia một trò chơi truyền hình.
Sao mà người ta háo danh đến vậy. Chưa bao giờ truyền hình lại có nhiều chương trình trực tiếp đến như thế - nào giải thưởng doanh nghiệp xanh; doanh nghiệp xuất khẩu; doanh nghiệp từ thiện; doanh nghiệp năng động... Tổ chức thật to, thật rầm rộ mà người tiêu dùng không thể biết liệu những danh hiệu đó thực chất đến thế nào?
Hay như các cuộc thi người đẹp. Có cảm giác giờ đây không còn gì đáng quan tâm ngoài mấy cái vòng một, hai, ba...
Bao nhiêu tiền cho những trò hư danh ấy?!
Không biết. Nhưng có những con số thật buồn. Thời buổi mở cửa, chúng ta ngày càng hội nhập, càng hợp tác làm ăn quốc tế và do vậy càng cần hiểu biết luật lệ cộng đồng thế giới, vậy mà chỉ 3% luật sư của chúng ta biết sử dụng ngoại ngữ. Hay như nhiều người vung vẩy những tấm bằng do các trường đại học Mỹ cấp. Họ rất oai với thiên hạ dù rất biết bằng của họ, kể cả bằng tiến sĩ, là đồ hàng mã, vì chúng được cấp bởi những trường, theo luật Mỹ, được phép cấp bằng giả cho những người thích hư danh. Những bằng đó không hề có giá trị gì ngoài để treo cho vui. 20% trường đại học ở Mỹ đăng ký và được phép cấp bằng như thế (bằng kỹ sư từ 50 tới 120USD; thạc sĩ 250USD; tiến sĩ 1.200USD... tùy theo "danh tiếng" của trường).
Không phải chúng ta thiếu tài năng như Trương Vĩnh Ký, Đặng Thái Sơn, Nguyễn Thúy Hiền, Nguyễn Ngọc Trường Sơn... (rất nhiều giáo sư của chúng ta tới một nửa thời gian trong năm là giảng dạy ở các trường đại học Âu - Mỹ) nhưng thực tài giờ vẫn đang bị hư danh lấn át. Đó là xu hướng buồn. Như đã nói, GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng là một trong những biểu hiện của trí tuệ Việt Nam. Nhưng cũng thật buồn khi chúng ta biết Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng với tư cách đại diện của Đại học Paris, Pháp...
Danh chúng ta rất nhiều, rất sẵn, nhưng trong đó không ít hư danh. Sẵn tới mức trong một buổi lễ, người dẫn chương trình, mà mốt hiện nay gọi là MC, đã hết sức cám ơn tiến sĩ X, mà quên mất vai trò chính của ông là tổng biên tập tờ tạp chí tổ chức chương trình từ thiện đó...; Sẵn tới mức, tôi được biết, cả nhà năm người, kể cả bố mẹ và chị em gái, nhịn ăn, nhịn mặc để chạy lo cậu quý tử tốt nghiệp đại học, rồi mở đám tiệc thật to cho cả quận cùng biết, rồi sắm cho cậu một chiếc xe máy để cho cậu ra mặt cử nhân. Rồi cậu nằm dài ăn bám vì chẳng một nơi nào sử dụng, nhưng gia đình rất hãnh diện vì có một cậu cử!; sẵn tới mức nhà trường dám bỏ ra hàng trăm triệu, công sức của bao thầy cô, quyết tạo một đội gà nòi chỉ để tham gia một trò chơi truyền hình.
Sao mà người ta háo danh đến vậy. Chưa bao giờ truyền hình lại có nhiều chương trình trực tiếp đến như thế - nào giải thưởng doanh nghiệp xanh; doanh nghiệp xuất khẩu; doanh nghiệp từ thiện; doanh nghiệp năng động... Tổ chức thật to, thật rầm rộ mà người tiêu dùng không thể biết liệu những danh hiệu đó thực chất đến thế nào?
Hay như các cuộc thi người đẹp. Có cảm giác giờ đây không còn gì đáng quan tâm ngoài mấy cái vòng một, hai, ba...
Bao nhiêu tiền cho những trò hư danh ấy?!
Không biết. Nhưng có những con số thật buồn. Thời buổi mở cửa, chúng ta ngày càng hội nhập, càng hợp tác làm ăn quốc tế và do vậy càng cần hiểu biết luật lệ cộng đồng thế giới, vậy mà chỉ 3% luật sư của chúng ta biết sử dụng ngoại ngữ. Hay như nhiều người vung vẩy những tấm bằng do các trường đại học Mỹ cấp. Họ rất oai với thiên hạ dù rất biết bằng của họ, kể cả bằng tiến sĩ, là đồ hàng mã, vì chúng được cấp bởi những trường, theo luật Mỹ, được phép cấp bằng giả cho những người thích hư danh. Những bằng đó không hề có giá trị gì ngoài để treo cho vui. 20% trường đại học ở Mỹ đăng ký và được phép cấp bằng như thế (bằng kỹ sư từ 50 tới 120USD; thạc sĩ 250USD; tiến sĩ 1.200USD... tùy theo "danh tiếng" của trường).
Không phải chúng ta thiếu tài năng như Trương Vĩnh Ký, Đặng Thái Sơn, Nguyễn Thúy Hiền, Nguyễn Ngọc Trường Sơn... (rất nhiều giáo sư của chúng ta tới một nửa thời gian trong năm là giảng dạy ở các trường đại học Âu - Mỹ) nhưng thực tài giờ vẫn đang bị hư danh lấn át. Đó là xu hướng buồn. Như đã nói, GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng là một trong những biểu hiện của trí tuệ Việt Nam. Nhưng cũng thật buồn khi chúng ta biết Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng với tư cách đại diện của Đại học Paris, Pháp...
Trần Liệu (biên soạn)
Những người có học (thực tài) thì không đựợc làm việc mà với sở học của họ sẽ giúp ích cho xã hội.
Trả lờiXóanhững kẻ ít học (kém tài)lại có điều kiện để làm những việc hại nhiều hơn lợi cho xã hội.Dởi vậy cứ bùng nhùng mãi thôi ,mà như thế có lợi cho ai chứ dân chả được mấy nả.