K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

8 tháng 7, 2011

Có một liệt sĩ Cơ Điện như con gái

 Nguyễn Doãn Thọ - K6MB
       Cùng tiểu đội huấn luyện với tôi có một anh K3 (từ ấy đến mãi sau này tôi vẫn nghĩ anh ở K3) vóc người nhở nhắn, nói thì nhẹ nhàng hơn cả hồng mao. Anh hay bẽn lẽn, cười thì rõ 2 núm đồng tiền, da trắng như trứng gà bóc vậy, rõ là Bà Mụ nặn nhầm mất rồi. Vậy mà tên thì ai bảo là trai đây: Mai Như Kiều. Ấy vậy mà tập tành quân sự, đi rừng Mỏ Trạng lấy củi, Anh chẳng kém ai. Trong số các anh K3 ngày ấy thì ai cũng cao to cả như anh Thiết, anh Cử vẩu, anh Thành, anh Nghĩa, Hùng trắng, Lâm Cừ ...


        Anh Kiều quê ở thị trấn Đu - Phú lương - Thái Nguyên đấy (nơi mà K6 đi qua lên Đồng Xiềng khai thác tranh - nứa). Trong tiểu đội chỉ có Anh với tôi là Cơ Điện, còn thì đủ cả: TC Luyện kim, Toa xe Lương Sơn, TC Xây dựng, CN Hóa chất Việt trì...Tôi nhớ khi hành quân dã ngoại ở vùng núi Tràng Định thì phải, lính phải tập ăn lương khô 7 ngày liền. Tiểu đoàn cấm cho nấu cơm, thường xuyên báo động kiểm tra bao gạo, lính tráng phờ cả người vì ăn lương khô mãi sao nuốt được. Mây không biết từ đâu lính rỉ tai nhau bí mật nấu cháo đêm, mỗi thằng chỉ một bát thôi thế mà tươi hơn hớn cả. Ấy vậy mà "cô lính" Kiều vẫn thoải mái như không có gì, tôi phục sát đất.
      Khi đi B tôi là thằng to con nhất A nên mang khẩu RPK , anh Kiều mang AK thôi nhưng ai nhờ mang giúp gì, khi bao gạo, cái xẻng hay nôì nhôm, anh đều vui vẻ. Khi giao quân cho E88 ở Quảng Trị thì đứt liên lạc với nhau, tôi không biết Anh về Đại đội nào. Mãi sau này khi ra viện rồi về Trung đoàn tôi mới biết Anh đã hy sinh ở Quảng Trị, nhưng đơn vị nào, ngày nào, trận nào ở đâu thì cũng chịu nốt.
      Ngoài anh Kiều K3 còn có anh Hùng trắng, Lâm Cừ, Thành, Nghĩa cũng hy sinh mà tôi không có thông tin cụ thể nào. Anh Thiết, anh Cử K3 còn sống về gặp nhau, hỏi các anh cũng không rõ, thế mới buồn chứ. Sau này gặp anh Quỳ K4 nói là anh Kiều K4 thì tôi mới biêt thế.
      Cách đây ba năm N T Luân tổ chức cuộc gặp lính D76-F304B ở Đu có mời tôi tham dự. Mừng quá tôi nhận lời ngay vì mong lên Đu có thể gặp người biết gia đình anh Kiều. Buổi họp mặt khá đông nghe giới thiệu có người ở ngay Đu, tôi liền gặp hỏi chuyện hoá ra anh cựu lính đó là em họ của anh Kiều. Thế là tôi biết chắc gia đình, địa phương đã truy điệu, đưa tên anh Kiều vào đền thờ Liệt sỹ ở TT Đu rồi.
      Năm 2009 khi xây dựng đền thờ các Liệt sỹ của Trung đoàn 88 tại Tân Cương Thái nguyên chúng tôi cũng khắc tên anh Kiều ở bia tỉnh Thái Nguyên, Trần Hữu Thách được khắc ở bia tỉnh Thái bình. Còn các anh Hùng, Thành, Nghĩa được khắc ở bia Trường Đại học Cơ Điện Thái nguyên (mà chỉ có ĐHCĐ có tên ở đền này thôi) vì tôi không có đủ họ tên và quê của 3 anh ấy (nhà trường cũng không lưu).
      Nghĩa tình với các anh K3 tôi chỉ làm được đến vậy thôi, mong các anh lượng thứ. Đó là những gì tôi nhớ được về các anh K3, nhất là "Cô lính Liệt sỹ MAI NHƯ KIỀU"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]