K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

1 tháng 2, 2011

Tâm sự cuối năm!

      Tôi đã tự nguyện trở thành một blogger, một "nghề" mà có bạn lo cho tôi sẽ biết đâu có một ngày một Tết nào đó bạn bè phải "vào thăm" nghe mà sợ...! Nhưng như tôi đã từng nói: tôi không biết sợ, hay chính xác hơn là "tôi chưa biết sợ". Mời các anh chị và các bạn xem thêm bài này, nên nhớ là tôi được kết nạp đảng nửa tháng trước trận đánh mở màn chiến dịch Xuân 1975 đấy nhé!

Hãy sát vai cùng các blogger tự do đang ở Việt nam

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj0j1Y7FnbRd2TK0iyTT94kzgZzdx4SHuJI3aGBYb6x8wTES-Eg9-5TGXAQq-h8Fuan4MxdzysnkHyTcj_QqciF3u_dkk3Gn4USfMTDFcB276utPj_IA_TEo8MiNri573kuYLla4FDzXcSB/?imgmax=800
Kami
-
(Mến tặng Trương Duy Nhất và các bạn nhà báo đang còn lưỡng lự …)
Cách đây chưa lâu, nhà báo-blogger Trương Duy Nhất đã thông cáo cùng cộng đồng blog rằng Trương Duy Nhất đã “Nghỉ báo viết blog“, Trương Duy Nhất đã trả thẻ nhà báo để từ nay trở thành một blogger hoàn chỉnh, để có thể viết ra những điều mà vốn lâu nay vẫn đau đáu trong tâm mà chưa có điều kiện viết ra hết vì còn nhiều nỗi lo. Tới hôm nay sau chỉ vài ngày, cũng nhà báo Trương Duy Nhất đã thẳng thắn lên tiếng không chút e dè  “Đừng đọc báo, hãy đọc blog!” và kêu gọi các nhà quản lý báo chí hãy đừng bảo thủ đến mức đi phân rạch báo chí chính thống chính thống với báo chí ngoài luồng.
Nghề báo ở Việt nam ta nhiều chục năm nay là như vậy, hẳn những ai đã từng là nhà báo hay viết báo dưới chế độ hiện nay đều rõ, muốn an tâm để coi nghề báo là một nghề kiếm sống, nuôi vợ con thì hãy viết những điều mà lãnh đạo tòa báo họ muốn, còn nếu ai muôn viết theo tâm của mình, hay viết vì độc giả, vì sự tiến bộ xã hội thì đó là việc chỉ dành cho mấy tay nhà báo “bất mãn” hay có tư tưởng chống đối như đánh giá của mấy vị làm công tác quản lý báo chí. Mà giả sử có ai viết như vậy thì họ cũng biết chắc bài viết sẽ bị biên tập cắt sửa cho đến khi hết nhẵn những ý của người viết cố cài vào thì họ mới chịu,để rồi cuối cùng khi bài viết xong xuôi được lên trang để đến với bạn đọc thì khi đó nó được ví như món đồ gỗ xộc xệch bởi một ông thợ mộc tay nghề dở sẽ làm mất công chửi của mấy bạn đọc nóng tính. Tóm lại sau mỗi bài viết kiểu như vậy thì cả người viết và người đọc đều có cảm giác chung là chán, bực mình kiểu như vừa bị lừa, vừa bị họ coi thường. Tất cả các nhà báo ai rất hiểu rõ điều này, nhưng cuối cùng họ cũng vì miếng cơm, manh áo của bả thân và vợ con thì ai cũng đành tặc lưỡi, nhắm mắt viết cho xong, viết theo yêu cầu của lãnh đạo để đảm bảo kế hoạch công tác.
Chắc đó cũng chính là lý do buộc nhà báo Trương Duy Nhất phải nghỉ viết báo để quay sang viết blog với suy nghĩ “ Trong thời buổi bạn đọc tẩy chay báo, chính người làm báo cũng không thèm đọc báo, mọi giới mọi ngành mọi người mọi nhà, từ gã thường dân đến quan chức hàng nguyên thủ, trung ương ủy viên… ai nấy đều quay sang đọc blog đến nghẽn mạng- Thế thì tại sao lại không nói không với báo, nghỉ làm báo để viết blog? “. Suy nghĩ đó cũng là tâm trạng chung của mỗi nhà báo còn có lương tâm của chính mình và còn biết phân biệt lẽ phải, đó là những người còn giữ được chút đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, người cầm bút.
Chuyện kiểm soát, kiểm duyệt khắt khe  và không cho tự do báo chí là điều thường xảy ra của một chế độ xã hội cai trị theo kiểu độc tài như ở Việt nam, mà ở đó những kẻ cầm quyền không có sự tin tưởng vào khả năng cai trị và sự tồn tại của chính họ, khi mà trong mắt họ thì lực lượng nhà báo có tính cách đối lập, thích động chạm đến sự thật và lẽ phải là lực lượng nguy hiểm, có khả năng gây bất ổn cho chính quyền. Các nhà độc tài cảm giác những ngòi bút của lực lượng nhà báo đó là những cái đòn bẩy có thể dùng để xoay hay lật đổ cả một chế độ như nhà thơ Sóng Hồng đã mô tả trong hai câu thơ:
” … Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ.
Mỗi vần thơ, bom đạn phá cường quyền…”
Với suy nghĩ như vậy của các nhà cầm quyền độc tài thì đó chính là cách suy nghĩ sai, thiển cận dẫn tới các phản ứng bằng cách làm ngược, thay vì phải lắng nghe và quản lý báo chí bằng luật, phải coi báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư, có vai trò tham gia giúp cho chính quyền quản lý và thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo tính chất tích cực vốn có của báo chí. Từ sợ báo chí, tới không biết quản lý báo chí để tận dụng mặt tích cực của nó thì họ lại dùng cách cấm đoán tới mức triệt để, bất kể điều đó vi phạm Luật báo chí hay Hiến pháp của đất nước.
So với tôi về tuổi đời thì Trương Duy Nhất ít tuổi hơn tuy không nhiều, tôi từng có suy nghĩ như kiểu hôm nay của Trương Duy Nhất từ rất lâu, cũng từng lo lắng về cuộc sống không chỉ của cá nhân mà của cả vợ con và người thân vì luôn vướng víu chuyện không biết là nếu bỏ nghề viết “thuê”, không có nhuận bút thì sẽ làm gì để sinh nhai, nhưng quan trọng hơn cả thời ấy cái hành động bỏ việc cơ quan nhà nước ra ngoài làm tự do dưới con mắt mọi người hình như nó rất xấu thì phải. Nhưng cuối cùng tôi cũng đã vượt qua được và quyết định hành động như Trương Duy Nhất đã vừa mới làm, đó là trả lại tấm Thẻ Nhà báo, cái vốn là chiếc cần câu cơm của cá nhân mình, của gia đình mình từ rất lâu rồi.
Sau quyết định đó cuộc sống cũng có chút đảo lộn, xong mọi thứ đời thường rồi cũng đâu vào đấy, cuộc sống dần ổn định nhanh chóng và cũng ngày một tốt hơn, nhất là về mặt tư tưởng và tinh thần, viết lách cũng thoải mái vì được và dám viết ra những điều mình bức xúc về đời sống, con người và xã hội. Mà mãi đến sau này mới rút ra một điều nay muốn nói lại với mọi người rằng, tạo hóa đã sinh ra con người, đã sinh ra mình thì tạo hóa cũng cho con người cái bản năng sinh tồn rất mãnh liệt, chết được cũng không phải chuyện dễ. Nhất là con người Việt nam ta thường có bản năng “Đói thì đầu gối phải bò” để sinh tồn, rất dễ sống và tóm lại chẳng có lý do gì để sợ mà người cầm bút không dám dứt bỏ cái sợi xích vô hình đang bó buộc tâm hồn mình mà mình không còn thích. Nói ra điều đó để nhắn nhủ mọi người, nhất là những người đang cầm bút phải hiểu và lấy đó làm tôn chỉ cho mình khi cầm bút viết báo, không thể vì miếng cơm, manh áo của cá nhân vợ con mình mà bẻ cong ngòi bút, viết những điều họ (kẻ thuê mình) muốn mình viết bất kể đúng sai, chân lý kể cả chà đạp lên nhân phẩm của người khác như một số nhà báo đã và đang bị biến thành lũ bồi bút, hiện đang ngồi ở các tòa báo vốn là cái loa tuyên truyền của đảng CSVN như  CAND, QĐND v.v… mà không biết xấu hổ, điều mà làm cho bạn đọc phải hứng chịu cái cảm giác đó lẫn sự bực mình khi đọc qua những bài viết của họ.
Tôi luôn luôn muốn mỗi một người cầm bút chúng ta, hãy là những nhà báo chân chính và  xin hãy nhớ và làm theo như nhà thơ Phùng Quán đã viết trong bài thơ “Lời mẹ dặn” rằng:
“… Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
Những điều đó phải được coi như tuyên ngôn của những nhà báo chân chính có lòng với đất nước và dân tộc. Nếu mỗi chúng ta làm được như vậy, trước hết chúng ta sẽ không phải cảm thấy hổ thẹn đối với bản thân ta, bạn bè ta và vợ con ta. Quan trọng hơn là chúng ta sẽ được bạn bè trong cộng đồng tôn trọng vị nể với cái nhìn thiện cảm hơn.
Nhưng chắc chắn dù viết báo hay viết blog thì  Trương Duy Nhất,  cũng như tôi chắc sẽ có cùng chung quan điểm là phải có trách nhiệm viết ra những suy nghĩ của mình vì một tương lai tốt đẹp hơn cho tổ quốc Việt nam bằng cách dùng ngòi bút của mình thông qua các loại phương tiện truyền thông để nâng cao dân trí xã hội, trên cơ sơ đảm bảo đạo đức, lương tâm người làm báo và tôn trọng sự thật, lẽ phải và sự công bằng. Chỉ có điều, với tôi đã là người cầm bút thì ở bất kỳ mặt trận nào, dù là viết báo hay blog thì chúng ta cũng chỉ có viết vì lẽ phải và sự trung thực, nhưng đừng nóng vội, bốc đồng, đặc biệt là không bao giờ nên sợ hãi hay tỏ ra mệt mỏi.
Đường xa mới biết ngựa hay, con người ta nói chung hay các bloggers cũng vậy, đích mà chúng ta đã và đang hướng tới không chỉ một thời gian ngắn mà có thể đạt được mà nó là một quá trình lâu dài, mà vai trò của mỗi chúng ta, mỗi blogger là cùng góp sức nhỏ bé của mình để cải tạo những cái chưa đúng, chưa tốt, chưa công bằng của xã hội hiện tại. Mọi người chúng ta xin đừng quên rằng, một nền truyền thông đối lập, hoàn chỉnh và hiệu quả chưa chắc đã lật đổ được một chế độ độc tài, nhưng chắc chắn một điều không có một hệ thống truyền thông tốt thì khó mà làm được việc đó. Bởi vậy, không chỉ các bloggers lề bên trái mà phải là toàn thể những người Việt nam đã và đang cổ vũ, ủng hộ cho cuộc đấu tranh vì sự dân chủ và tự do của dân tộc, mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm chung tay, bằng mọi cách, dưới mọi hình thức có thể.
Bạn hãy thử hình dung xem, với thực tế hiện tại của nền báo chí quốc doanh, khi mà như nhà báo Trương Duy Nhất nói “ Trong thời buổi bạn đọc tẩy chay báo, chính người làm báo cũng không thèm đọc báo, mọi giới mọi ngành mọi người mọi nhà, từ gã thường dân đến quan chức hàng nguyên thủ, trung ương ủy viên… ai nấy đều quay sang đọc blog đến nghẽn mạng”. Nếu như chúng ta tạo điều kiện để vài chục, hay vài trăm nhà báo có tâm huyết với đất nước, với dân tộc đang ở trong nước sẽ làm theo Trương Duy Nhất đã làm, đó là trả thẻ nhà báo, không hợp tác để viết sai sự thật, trái lương tâm, viết theo sự chỉ đạo thì thử hỏi nền báo chí trong nước vốn quá nhàm chán sẽ còn lại những gì?
Xin đề nghị các tổ chức, các cá nhân hay các hội đoàn, các doanh nghiệp v.v… trong và ngoài nước  hãy ủng hộ họ, thông qua các web site, các blog của cá nhân họ dưới mọi hình thức để các blogger sống và viết những điều họ muốn, sự giúp đỡ đó có thể là đặt quảng cáo cho sản phẩm hay doanh nghiệp, ủng hộ tài chính hay chỉ dù tối thiểu là những lần ta ghé thăm thường xuyên trang blog của họ nó cũng mang lại cho họ chút niềm vui và sự tin tưởng về tương lai của họ. Chúng ta không cần giúp họ để làm giàu nhưng phải giúp cho họ và gia đình đủ sống đàng hoàng, còn về phía họ, những nhà báo đó họ sẽ tự biết họ sẽ phải làm gì, viết gì mà không bị chính quyền sờ gáy, hoặc gây khó khăn cho gia đình và bản thân. Thế là đủ, nếu làm được việc đó là ta đã bắn một mũi tên trúng hai, ba đích, vừa tiêu hao sinh lực của đội bạn, vừa kích thích những tiếng nói đối lập dám lên tiếng. Nếu làm được điều đó, chắc chắn chỉ một thời gian ngắn số lượng các bloggers trong nước tham gia sẽ có số lượng không nhỏ, khi đó cái gì sẽ xảy ra?
Chắc chắn, chúng ta sẽ phá vỡ và làm càng suy yếu thế độc quyền của nền báo chí độc tôn của chính quyền, đó là một việc làm cần thiết và cấp bách. Được gác lại những nỗi âu lo về cơm áo, gạo tiền để có thể dám viết ra những điều mình trăn trở, đây là điều mà các blogger tự do trong nước vốn rất nặng lòng suy tư, xong vì hai chữ thể diện và danh dự của mình mà họ đã rất ngại không dám nói ra nhưng suy nghĩ như vậy.
Các bạn đã sẵn sàng dành sự ủng hộ của mình cho những bloggers tự do đang ở Việt nam, đang mong muốn được viết những điều họ còn nhiều trăn trở về đất nước, xã hội và cuộc sống hiện tại một cách tự do mà không bị chút bó buộc nào như blogger Trương Duy Nhất hay chưa?
Xuân đỉnh, 29 tháng Chạp - ngày giáp Tết Tân Mão
© Kami

3 nhận xét:

  1. Trong xã hội đâu chỉ có nhà báo mới cần phải nói thẳng nói thật như TBT Nguyễn văn Linh đã dạy.Muốn xã hội phát triển như định hướng mà Đảng đề ra thì từ lãnh đạo tới thường dân đều phải hoc và làm theo lời NVL.bởi vì muốn người ta ngoan mà mình lại ... thì chẳng bao giờ thành được

    Trả lờiXóa
  2. thích riệu k617:57:00 8 thg 2, 2011

    Thằng Thọ nói chỉ có đúng, y như thủ lãnh vừa được bầu ở XI vừa rồi. Giá mà còn tuổi nhỉ? tụi tao bầu thọ để thỉnh thoảng nó bảo đàn em tài trợ chai riệu xịn napoleon.Cố lên nhé.

    Trả lờiXóa
  3. K6 thì thằng chó nào chả thích rượu,mà có rượu thì chỉ nói nhăng nói cuội thôi,vậy đúng hay sai là do mọi người nói chứ thằng say rượu làm sao biết được.Vả lại có ai dại gì mà nghe thằng say nói nên Thọ mom muốn được bạn nào đó cho biết quý danh để còn mời rượu một phát cho đã cái.( chỉ cần gọi điện cho riêng mình thôi để còn đi ăn mẳnh nhé,chớ để bọn sâu rượu k6 biết mà nó đến đông thì không có đủ mà uống đâu.khà khà ...có người khen quả là có chút têtê,sương sướng.Thế mới biết ở đời chẳng thằng nào mà lại không thích nịnh,sau rồi lại chết vì nịnh thế mới bỏ mẹ chứ.vậy tốt nhất là mũ ni che tai cứ giả câm,giả điếc có khi lại trường thọ đấy.cuối cùng thằng mom nói thế này "nghe cái thằng mom nói thì kệ bố nó,hãy xem nó có làm như nó nói hay không rồi mà liều liệu nhe

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]