Hôm nay tròn 34 năm kết thúc cuộc chiến xâm lược biên giới phía Bắc của Trung Quốc. Ngày đó tôi đang ở Lạng Sơn. Chứng kiến toàn bộ thị xã không còn một căn nhà nào nguyên vẹn, toàn bộ nhà công sở và các nhà dân từ 2 tầng trở lên bị đặt bom mìn cho đổ sập. Tôi đã vào thị xã thắp hương cho nhà báo Takano (Nhật) bị bắn lén và các liệt sỹ, nạn nhân của cuộc chiến ngắn ngày nhưng đẫm máu. Bây giờ nghĩ lại, căm thù cho quân xâm lược 10 thì căm ghét những cái xấu hèn khác cũng 20, 30......
Một số kết quả Việt Nam đã học được:
Một số kết quả Việt Nam đã học được:
Ngày 17-/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam có 3.240 tử vong. |
Ngày
25/02/1979, Lính Tàu hãm hiếp phụ nữ, già
trẻ và bé gái. Cuối cùng họ bị hành quyết chôn vùi tập thể tại những hầm
hố đạn đại pháo hai bên lề Quốc lộ 4C. Mỗi mồ từ 7 đến 20 tử thi.
|
Bà Nông Minh Hồng bên phần mộ nhà báo Takano. |
Ảnh của một Panoer Hà Nội ghi lại sự hèn của ta sau bài dạy quý giá của TQ |
Bình luận khi xem ảnh.... |
Ba tư năm rồi, hỡi ơi những người đã khuất.
Trả lờiXóaĐã ở đâu và đi về đâu?
Ba tư năm rồi, hỡi ôi những người đang sống.
Đã nghĩ gì và có nghĩ hay không?
Một bờ nước mênh mang, một nhóm người tâm huyết.
Những vòng hoa, những nén nhang chưa cháy hết .
Có đưa chúng ta đến thức tỉnh tinh thần???
Ai còn nằm ở biên cương -
Trả lờiXóaNơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Ai còn nằm ở biên cương
Nơi sông Kỳ cùng chảy sang đất giặc
Nhiều năm ấy thù còn nung nấu
Sóng, nước phù sa vẫn mãi vỗ về
và
Hỡi người đang ở quanh Ta
Lòng đau,tim nhói mà thêm nghẹn ngào
Hỏi nhau hiểu được tại sao ?
Nghe người than thở khác nào : dân Nô
"Nơi sông Kỳ cùng chảy sang đất giặc"
XóaCâu thơ hơi nhái một tý nhưng lại là câu thơ hay nhất, như là một phát minh trong khoa học xã hội.
Câu thư 8 sửa vần đi một chút nữa sẽ hoàn chỉnh bài thơ!
Đè nghị tác giả tự chỉnh đi! Không là mõ sẽ nhấy vào sửa tranh đấy!