K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

7 tháng 12, 2019

Tôi Là Người Hà Nội

Bac Van VuongFollow
Tôi Là Người Hà Nội
"hà nội ơi, phố phường dãi ánh trăng mơ
liễu mềm nhủ gió gây thơ, thấu chăng lòng khách bơ vơ" - hoàng dương
mấy ngày nay phương nam tắt nắng, trời se se lạnh. cái lạnh đủ để người miền nam áo đơn áo kép nhưng chưa đủ để tôi khoác thêm chiếc sơ mi và xỏ quần dài. nhìn đồng bào miền nam co ro cúm rúm trong khi mình vẫn áo phông quần tà lỏn bất giác bật cười. người hiền không chịu được lạnh (suy ra: bố đéo hiền)!

trời thì lạnh, quán cafe thì mở nhạc giáng sinh. cuối năm rồi. nhoắt cái hết một năm. thời gian trôi nhanh như nước giật bồn cầu. chỉ còn hơn tháng nữa là tết. chỉ còn hơn tháng nữa tôi sẽ về quê ăn tết với bu. nghĩ tới chuyện về quê tôi chợt rùng mình.
quê tôi ở hà nội. không phải hà nội hoài đức hà nội đan phượng hay hà nội hà tây mà là "em ơi hà nội phố". tôi sinh ra ở hà nội, bố mẹ tôi sinh ra ở hà nội, ông bà tôi sinh ra ở hà nội, tôi không biết như thế có được gọi là "hà nội gốc" hay không, nhưng về mặt bản thể luận thì quê quán chúng ta đều ở trong hang hoặc ở trên ngọn cây cả. người việt biết đi trên mặt đất và biết mặc quần áo cũng chỉ mới gần đây thôi.
tôi yêu hà nội, nhưng là hà nội của kí ức cá nhân tôi, hà nội ấy thơ mộng mơ màng như những khúc ca viết về hà nội. kí ức là một giấc mơ. giấc mơ càng đẹp sẽ càng làm ta đau đớn khi đối diện thực tại.
nếu hà nội xưa là biểu tượng của thâm trầm thanh lịch thì hà nội nay là biểu tượng của nhâng nháo, hãnh tiến, thô bỉ, vô học. ngày nay mười người hà nội thì chín người rưỡi nói ngọng theo xì tai bộ trưởng giáo dục.
xưa vũ bằng viết tạp văn "món ngon hà nội", nay, nếu nhà văn nào có tài như vũ bằng sẽ phải viết "cám lợn hà nội". món ăn hà nội hôm nay là tập hợp của tất cả những gì tởm lợm nhất trên đời.
"người hà nội" là danh từ nhưng đồng thời là tính từ. tính từ đó phảng phất sự tự hào, nhưng ngày nay, nếu là người có lòng tự trọng thì cụm từ đó phải chứa đựng một chút hổ thẹn.
thi thoảng tôi bắt gặp người ta khoe khoang trên phê tê búc, "người phố cổ", "trai hà thành"... thú thật, tôi nổi hết da gà. cảm giác của tôi được thành ngữ mô tả vô cùng chính xác: ngươi dại để lồn người khôn xấu hổ!
tôi về quê bằng phương tiện xe đò (người hà nội gọi là xe bíp), nhưng là xe đò bay trên giời. chỉ nghĩ tới việc ngồi hai tiếng trên xe đò bay, tôi rùng mình kinh hãi. lên xe là chen lấn xô đẩy, nói như hét, mùi mồm thối, mùi nách chua bốc lên ngùn ngụt, khi đang bay, là mùi chân khắm (chúng nó tụt giầy, gác chân lên ghế trước), mùi rắm (chúng nó cư xử trên tầu bay hệt như đang ngồi trong toilet nhà chúng nó), khi xuống, lại chen lấn, lại ngoạc mồm í ới, lại mùi mồm thối, mùi nách chua
đám đông ghê tởm ấy mang đủ quốc tịch từ nam chí bắc chứ không phải người hà nội, nghĩa rằng ở trên cái xứ sở này thì đâu đâu cũng thô bỉ vô học như nhau, nhưng tôi dành cho người hà nội chút cay nghiệt hơn, bởi vì tôi là người hà nội


HÀ NỘI HÀ LỘI
Sáu tuổi đi ăn giỗ nhà bác tôi, tôi mới lần đầu mon men ra đường quốc lộ (QL10), lần đầu nhìn thấy cái ô tô. Đường đá lổn nhổn lâu lâu có chiếc xe tải chạy qua bụi mù. Tôi về nhà với mớ đá cuội nhặt bên đường để đêm chui vào trong chăn cọ chúng vào nhau xẹt ra chút ánh sáng xanh khé lẹt với niềm phấn khích khôn tả.
Mười ba tuổi học lớp 7 tôi được cô chủ nhiệm cưng chở lên thị xã rồi xuống biển Đồng Châu chơi. Lúc đó tôi mới biết phở là cái gì, trước đó nghe tên tôi cứ tưởng tượng ra cái tô nước cơm sủi bọt như bọt xà bông.
Mười sáu tuổi vào đại học tôi mới biết cái tỉnh lớn nhất, Hà nội. Tôi mê bánh mỳ pate, thèm phở gần hồ Hale, bún ốc Ngã tư Sở, cà phê đá Thủy tạ, Kem Tràng Tiền, ly đậu đen ngào ngạt mùi dầu chuổi ở bất cứ quán nào có cái mành trúc buông ngoài cửa, xem phim tình cảm rạp Tháng Tám...
Rồi gã nhà quê đã biết ngẩn ngơ trước những vẻ đẹp nữ tính Hà Nội. Là những thiếu nữ mặc đồ bộ màu chấm bi đi xếp hàng gánh nước từ những vòi nước công cộng trên vỉa hè. Là một thiếu phụ tầm 40 nhưng có khuôn mặt đẹp thánh thiện tuổi 16 mà một lần gã gặp trong chợ.
Tôi thực tập tốt nghiệp tại nhà máy xe đạp Thống Nhất. Làm đồ án tốt nghiệp tại XN Dược phẩm 2. Tốt nghiệp tôi tan giấc mộng được làm việc tại HN. Tôi chia tay HN bằng dĩa thịt chó và vài ly rươu gao với bạn cố tri tại Ngã Tư Sở
Tôi đi làm xa. Thời gian đầu khoảng 2 năm tôi về HN một lần. Sau này có khi mỗi tháng một lần và vô tình tôi là người quan sát những đổi thay chóng mặt của Hà Nội. Hà nội ngày một phát triển, giàu có và xô bồ. Điều dễ thấy nhất là trong lĩnh vực ẩm thực và ngôn ngữ giao tiếp mà bạn chỉ cần đến ngõ Cấm Chỉ là đã có bức tranh tàm tạm về văn hóa Hà Lội.
Đúng 10 năm rồi tôi không về Hà nội.
Nếu để chọn nơi sống, với cá nhân tôi bây giờ không còn cái tên Hà nội, giấc mộng không thành một thời tuổi trẻ của tôi.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]