Học sinh đã chủ động không điền đáp án trắc nghiệm
Sau khi làm một phép tính xác suất,
TS Nguyễn Việt Cường, người có tên trong 5% “kinh tế gia hàng đầu” thế
giới, nhận xét nếu phụ huynh Hòa Bình, Sơn La nói không biết con được nâng điểm thì đó là phát biểu phi lý.
TS Nguyễn Việt Cường, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Mekong, người nhiều năm liền có tên trong danh sách 5% kinh tế gia hàng đầu thể giới,
cho biết ông đọc trên báo thấy một số bậc phụ huynh nói là họ không hề
biết việc con cái được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Theo
TS Cường, những phát biểu này là hết sức vô lý, vì theo tính toán của
ông thì việc nâng điểm phải được chuẩn bị trước khi học sinh đi thi.
Theo giải thích của TS Cường, kết luận trên dựa vào tính toán về
tính xác suất của con số thống kê. Nhiều môn thi THPT là trắc nghiệm với
4 đáp án cho mỗi câu trả lời, và chỉ cần chọn câu trả lời ngẫu nhiên
chúng ta cũng có thể đúng được 25% số câu hỏi. Các bài thi có 40 câu, và
nếu chúng ta cứ chọn ngẫu nhiên câu trả lời thì trung bình cũng được
2,5 điểm.
Vì thế mà cho dẫu thí sinh “muốn” được điểm dưới 1 không hề dễ chút
nào. Với 40 câu hỏi và xác suất đúng là 0.25 thì số câu trả lời đúng nó
sẽ phân phối theo quy luật nhị thức (binomial distribution). Muốn được
dưới 1 điểm thì chúng ta chỉ được phép đúng tối đa 3 câu, và xác suất để
đúng tối đa 3 câu này là 0.0047.
Xác suất để được điểm 0 thì bé hơn nhiều (bằng 0.00001006).
Giả sử chúng ta xem xét xác suất được dưới 1 điểm thì với tổng số
thí sinh là 900 nghìn thì sẽ có 4.230 thí sinh được dưới 1 điểm. Con số
này vẫn khá nhiều nên vẫn có thể các thí sinh được nâng điểm thực sự bị
dưới 1 điểm.
Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề là một số thí sinh được điểm cả 3 bài
thi dưới 1 điểm (thậm chí bao gồm cả điểm 0). Được một điểm dưới 1 đã
khó, mà được cả 3 điểm dưới 1 là vô cùng hy hữu. Xác suất được 3 bài thí
đều dưới 1 điểm là 0.0047 mũ 3, tức là 1.035e-07, khoảng 1 phần 10
triệu. Có thí sinh thậm chí còn được 2 điểm 0 nữa, mà xác suất được 2
điểm 0 là một phần 10 tỉ. Có nghĩa là bắt cả thế giới này đi thì trắc
nghiệm và yêu cầu chọn ngẫu nhiên thì cũng chưa chắc tìm được ai có 2
điểm 0.
Tin liên quan
TS Cường cho biết, khi đọc bài Gian lận điểm thi: Trả về điểm thật, nhiều em từ "đình cao xuống vực sâu” trên báo Thanh Niên, ông nhận thấy chỉ ở 2 tỉnh với vài chục nghìn học sinh thôi mà có đến mấy em cả 3 môn dưới điểm 1.
“Điều này khẳng định là học sinh đã chủ động không điền đáp án, để
cho việc điền đáp án sau khi thi được dễ dàng hơn. Như vậy trước khi
thi, những học sinh này đã biết trước rằng họ sẽ được nâng điểm. Thí sinh biết được điều này thì không thể nói cha mẹ không biết được”, TS Cường nhận định.
Bình luận 79
Xin bái phục ! Tiến sĩ phân tích vấn đề có khác.
Đây là một trong những luận chứng khi điều tra - luận tội, hành động này
là có tổ chức và được tính toán trước. Tội nặng thêm rồi đây !
...Vậy mà có một số nhà giáo muốn "nhân văn" lên
tiếng bênh vực rằng thí sinh không có lỗi, các em không biết,....lỗi do
cha mẹ. ! Hãy dành "nhân văn" đó với những em trung thực nhưng bị mất
chỗ thì không ai lên tiếng !
Có j đâu. Hôm trước tôi nói rồi, với 80 câu trắc
nghiệm chọn 1/4, tài thánh tôi cũng không thể chọn sai 100% được. Xuất
sắc, và cái này xứng đáng thủ khoa.
@Nguyễn văn Phúc Thí sinh có quyền đánh vào ô
trắc nghiệm hoặc ko, nộp bài trắng cũng chả sao. Giám thị sao lại được
quyền kiểm tra đếm ô đánh của thí sinh được, như thế là sai đấy
Đây là góc nhìn của nhà kinh tế, không hiểu gì về
khía cạnh pháp luật. Muốn định tội phải có chứng cứ xác thực, không thể
dựa vào phép tính xác suất mà suy đoán chủ quan. Xác suất chỉ có thể
dùng để dự đoán khả năng, không thể dùng để kết luận. Xác suất phạm tội
1% không có nghĩa cứ 100 người thì có 1 người phạm tội. Dựa vào tính xác
suất để suy luận phạm tội là hết sức hồ đồ.
Thứ hai, trong quy chế thi không có điều nào cấm thí sinh không được bỏ trống đáp án. Trước đây cũng có rất nhiều trường hợp thí sinh bỏ giấy trắng hoặc "viết, vẽ bậy" vào bài làm. Vì vậy không thể dựa vào chuyện thí sinh bỏ trống đáp áp mà suy luận đã "thông đồng" trước.
Thứ ba, thông thường, nếu có sự "thông đồng" trước thì tất cả các thí sinh này đều phải bỏ trống hết theo nguyên tắc đã định, tại sao có rất nhiều thí sinh trong số này vẫn đạt điểm số cao.
Thứ hai, trong quy chế thi không có điều nào cấm thí sinh không được bỏ trống đáp án. Trước đây cũng có rất nhiều trường hợp thí sinh bỏ giấy trắng hoặc "viết, vẽ bậy" vào bài làm. Vì vậy không thể dựa vào chuyện thí sinh bỏ trống đáp áp mà suy luận đã "thông đồng" trước.
Thứ ba, thông thường, nếu có sự "thông đồng" trước thì tất cả các thí sinh này đều phải bỏ trống hết theo nguyên tắc đã định, tại sao có rất nhiều thí sinh trong số này vẫn đạt điểm số cao.
Chắc không có học sinh nào thừa nhận: Con được kêu
không đánh dấu bài thi trắc nghiệp, hoặc con chỉ được đánh dấu một vài
câu còn lại để mấy "thầy" đánh dấu giúp. Phụ huynh hiện tại toàn tin
tưởng lực học của con, việc con "bị" nâng điểm hoàn toàn bất ngờ, không
chạy, không chỉ đạo......không biết. Cha mẹ ngây thơ thế hỏi sao con học
1 năm trời im ru.
Có lẽ bạn văn phúc không hiểu vai trò và nhiệm vụ của giám thị thì phải! không biết thì hãy dựa cột mà nghe bạn nhé!
Vậy ra học sinh muốn đạt điểm 0 phải có tài năng
tìm ra tất các đáp án sai hay sao? Sao bạn không nghĩ một cách đơn giản
phù hợp là học sinh bỏ trống để dễ điền, và mọi giáo viên của những
phòng thi có học sinh cần nâng điểm đã "được quán triệt". Nếu chỉ một
người sai phạm thì đâu có thể có được két quả sai phạm "khủng như vậy".
Theo quy chế, cán bộ coi thi không có quyền can
thiệp - ý kiến về phần tô đáp án của thí sinh. Tô hay không là quyền của
thí sinh.
Có qui định nào bắt buộc thí sinh không được nộp
bài khi không làm được hết bài thi không? Giám thị chỉ được giám sát quá
trình làm bài thi chứ không được can thiệp vào việc thí sinh làm bài
được bao nhiêu bạn nhé
Ở phòng thi có 2 giám thị , chịu trách nhiệm quan
sát và xử lí bài thi thi sinh nộp ( chúng tôi rà mã đề, rà số báo danh,
rà từ trên xuống dưới xem các em tô đáp án như thế nào . Các bài
làm này được kiểm tra lần 2 khi nộp bài ở phòng hội đồng)....thật khó
khi nói các thí sinh không tô theo như phân tích.
Đồng ý là thế nhưng nhiều trường hợp sẽ lập biên
bản bất thường.tôi không tin sẽ có những bài không tô để mưu đồ cho việc
chấm thi mờ ám.
Càng ít người biết càng an toàn , ba mẹ muốn chạy
điểm sẽ không nói cho con cái biết , cho nên việc bỏ trống không tô
cũng hiếm lắm.
Bạn vietroad quả bạn chính là người vỏ đoán rồi bạn
à! bởi nếu thí sinh không làm gì hết bỏ trắng ( tức là không biết gì để
làm, và tệ hơn nữa là không biết đánh dấu may rủi để hy vọng có điểm)
thế khi có kết quả đạt điểm 9, điểm 10 mà thí sinh ấy vẫn chấp nhận kết
quả rồi khăn áo đến trường Đại học nhập học, theo bạn thì thấy có hợp lý
không, và đặc biệt lại là các thi sinh thuộc diện được nâng điểm, đồng
thời là con các quan chức địa phương, vậy theo bạn thì tiến sĩ phân tích
và quy kết có đúng không! bạn phản biện mang tính võ đoán quá bạn à!
Thi xong về, khi có kết quả là biết mình được bao nhiêu chứ không lẽ thí sinh không biết.
Em đồng ý với cách giải thích của TS. Tất cả đã
theo qui trình định sẵn, có tổ chức đứng sau làm tưởng chặt chẽ ai ngờ
do đề khó mới lộ ra. Cái chưa rõ là nó đã xuất hiện từ năm nào!
Nó có từ khi chuyển về địa phương quản lý. Gian lận
điểm thi này có kế hoạch đàng hoàng, toán thi trắc nghiệm dễ sửa hơn
thi tự luận
Phải truy theo từ thời điểm này .
Chuẩn
Chuẩn
Chính xác👍👍😛
Rất hợp lí!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]