K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

29 tháng 9, 2016

Thị xã - cái tên tôi thích hơn là thành phố...

Theo quy luật phát triển thông thường, một thị trấn được nâng cấp thành thị xã, sau đó thị xã có thể phát triển thành thành phố trực thuộc tỉnh. Tuy nhiên cũng có thị xã bị hạ cấp xuống thành một thị trấn huyện lỵ, nhất là mỗi khi có sự sáp nhập các tỉnh. Đó là các trường hợp của thị xã An Lộc (tỉnh lỵ tỉnh Bình Long trước kia),...

Một số thị xã bị hạ cấp thành thị trấn một thời gian rồi được tái lập, thị xã An Lộc (tỉnh lỵ tỉnh Bình Long trước kia) lấy tên thị xã Bình Long thuộc tỉnhBình Phước, như Nghĩa LộBắc Kạn (năm 2015 trở thành thành phố), Đồ Sơn (để rồi từ năm 2007 trở thành quận Đồ Sơn), Phúc YênHà TiênVị Thanh (năm 2010 trở thành thành phố), Gia NghĩaSông Cầu (tỉnh lỵ trước kia của tỉnh Phú Yên), Long Khánh (tỉnh lỵ trước 1975 của tỉnh Long Khánh), Quảng Yên... nhưng đến nay chúng đều đã được công nhận trở thành thị xã do sự phát triển và vai trò kinh tế của chúng... Khi hạ cấp, khu vực nội thị trở thành thị trấn, còn các xã ngoại thị nhập vào huyện sở tại. Cũng có những thị xã trở thành thị trấn cho tới nay như: Đô Lương (là thị xã từ 17 tháng 7 năm 1950), Tiên Yên (trở thành thị trấn ngày 17 tháng 8 năm 1957), Ninh Giang (là thị xã từ 4 tháng 1 năm 1955 đến 20 tháng 1 năm 1965), Cát Bà (là thị xã đến ngày 22 tháng 7 năm 1957), Vĩnh An ở tỉnh Đồng Nai (là thị xã từ 23 tháng 12 năm 1985 đến 29 tháng 8 năm 1994).
Trường hợp hi hữu nhất là thị xã Phan Rang: được chia thành 2 thị trấn Phan Rang và Tháp Chàm (năm 1977), mỗi thị trấn là huyện lị của một huyện (Ninh Hải và An Sơn), rồi sau đó được tái lập với tên ghép mới là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm vào năm 1981 (nay là thành phố).
Kiến An, trước kia là thị xã duy nhất nằm trong một thành phố trực thuộc Trung ương (1962-1980), sau bị hạ cấp thành thị trấn rồi được tái lập (1988-1994) và bây giờ lại là một quận của Hải Phòng. Sau đó Đồ Sơn là thị xã duy nhất nằm trong một thành phố trực thuộc trung ương (Hải Phòng), cho đến ngày 12 tháng 9 năm 2007 thì trở thành quận mới của Hải Phòng.
Sơn Tây là một thị xã trực thuộc trung ương (Hà Nội) giai đoạn 1978 đến 1991, rồi lại tách về tỉnh Hà Tây. Tháng 8 năm 2007 thị xã này được nâng cấp thành thành phố và trong năm 2008 khi tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà NộiSơn Tây lại đề nghị được chuyển trở lại thành thị xã và đã được Chính phủ ra Nghị quyết chuyển thành thị xã.[2] Hà Đông, trước kia là Thị Xã trực thuộc tỉnh Hà Tây, sau đó nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tây, sau khi toàn bộ tỉnh Hà Tây nhập vào Thành phố Hà NộiHà Đông từ cấp Thành phố đã chuyển thành cấp Quận.
Có 2 thị xã trùng tên với tỉnh là Phú Thọ và Quảng Trị. Có 10 thị xã hiện nay trùng tên với các Tỉnh cũ trong quá khứ từng được thành lập và quản lý bởi các chính thể khác nhau. Các thị xã này phần lớn đóng vai trò trung tâm hoặc tỉnh lỵ của các tỉnh cũ đó là: Sơn TâyNghĩa LộPhúc Yên,Quảng YênLong KhánhBình LongPhước LongKiến TườngGò Công và Hà Tiên.
Thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương là thị xã có dân số đông nhất cả nước 438.922 người, tiếp theo là thị xã Dĩ An 355.370 người cũng thuộc tỉnhBình Dương đông hơn rất nhiều so với thị xã có dân số thấp nhất là Mường Lay (11.650 người) và thành phố có dân số thấp nhất là thành phố Lai Châu (52.557 người).
Về diện tích, thị xã lớn nhất là Ninh Hòa (1.198 km2) và thị xã nhỏ nhất là Cửa Lò (28 km2)
Về mật độ dân số thì cao nhất là thị xã Dĩ An (5.928 ng/km2), kế đến là thị xã Thuận An (5.245 ng/km2) so với thị xã có mật độ nhỏ nhất là Mường Lay (102 ng/km2) và Ayun Pa (122 ng/km2).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]