Phượt kí sự...
Lê Sỹ Mạnh - K8
(tiếp theo...)
- Ngày thứ 3, 26/7( thứ ở đây là thứ tự, không phải thứ tuần ).Đông hà một thành phố trẻ trung tâm kinh tế của Quảng trị, ngã ba đường 9 với Quốc lộ xuyên Việt,có cửa khẩu Lao bảo sầm uất.
Sáng ra thu xếp trả phòng nghỉ ở nhà khách đường sắt ga Đông hà ( nơi này năm trước trong hành trình du lịch bụi Quảng bình, Quảng trij, Huế, Đà nẵng sau khi xuống tàu thấy chỗ này tiện đi lại, giá có vẻ hợp lí ), chúng tôi lên đường.Đến tượng đài Lê Duẩn dừng ăn sáng, để N.A.G. Đào việt Dũng chụp vài ảnh thành phố. Lúc uống nướs gặp một người có vẻ dân du hành, bắt chuyện mới biết là cùng đam mê.
Tên anh là Công Chung, cộng tác viên cho một tờ báo, mới tuần du xứ Bắc về.
Đến cầu Thạch hãn dừng chân chụp choet, rồi vào bến thả hoa, liệt sĩ bên bờ sông, rồi vào thành cổ.
Vào khu vực bến thả hoa, thấy không khí chuẩn bị lễ lạt mới biết sắp đến ngày thương binh, liệt sĩ 27/7, nhưng dọc hai bên nhà tưởng niệm bến thả hoa là bờ sông đẫ kín ghế của dịc vụ giải khát. Muốn nghỉ chân vào, nhà tưởng niệm ở bến sông thì gế đá bẩn, hôi, chụp vài cái ảnh ròi ngồi ở bậc thang mép sông thì hai bên rác và hoa thối ngập tràn, lềnh bềnh.
Ra vậy chỗ tưởng niệm liệt sĩ trang nghiêm, người ta ít để ý, nhưng vị trí đắc địa bờ sông hai bên bến thả hoa thì họ chia để cho thuê, du khách không có chỗ dừng.
Bây giờ những chỗ linh thiêng, đắc địa, sơn thủy hữu tình người ta đều rào chắn để kinh doanh đủ loại dịch vụ, cái công ích hình như chìm lấp mất rồi.
Vào thánh địa La vang của bên Công giáo mới thấy cái lịch sự, chu đáo văn minh của tôn giáo không hề mang tính kinh doanh vụ lợi.
Không có chuyện chèo kéo, ép du khách sử dụng dịch vụ, từ chuyện gửi xe, nước uống miễn phí, chỗ ngồi dừng chân nghỉ mát mẻ!
So sánh là khập khiễng nhưng thực sự đa phần các nơi thờ tự của Phật giáo bay giờ, hay các danh thắng nay đều được phù phép để biến thành các con gà đẻ trứng vàng cho một vài giới nào đó. Người dân, du khách mất dần những nơi nghỉ ngơi, thư dãn đáng ra được hưởng.
Vào những nơi này để vãn cảnh hay chụp một vài bức ảnh mà phải gửi xe, mua vé tham quan giống như mình bị móc túi vậy. Nếu lộ thôi lại bị mấy ông bảo vệ nạt nộ xua đuổi.
Sau khi ăn cơm ở khu vực dịch vụ của thánh địa, nghỉ ngơi rồi lại lên đường.
Qua cầu Mỹ chánh được một bạn nhăc cho có một làng cổ đẹp cách đường 1A có hơn cây số, : Làng cổ Phước tích.
Làng này vẫn còn giữ được nét xưa, của một làng nghề làm gốm bên dòng sông thơ mộng. Nhiều làng quê Việt bây giơ lô nhô cao thấp đủ kiểu mái nhọn mái bằng, xen với mái ngói, mái tôn, đường làng bê tôn, tường xây, cổng kín ít bóng cây. Nhưng làng này rợp bóng cây, nhiều nhà cổ, cũ, rất ít tường xay bao khuôn viên, bến sông, con thuyền với những nhà thờ họ kiến trúc cổ theo kiểu giát mảnh sứ rất đep.
Chỉ có điều dân cư đa phần là người lớn tuổi rất ít thanh niên và trẻ nhỏ. Có lẽ chỉ có ngưòi già, hay ít người còn quyến luyến mảnh đất quê mà chưa ra phố thị làm ăn. Những người già ở lại, hoặc quay về đều phải chấp nhận cảnh cô dơn xa con cháu đang làm ăn nơi xa. Mong sao còn có nhiều làng quê như thế này được gìn giữ.
Lần ra làng cổ Đường lâm ở Sơn tây mà thấy thất vọng, vì không còn là làng cổ nữa.
- mải mê lượn lờ, ngồi bến sông, rồi nhảy xuống tắm để hưởng cái thần của cảnh làng quê xưa nay không còn trong cơn lốc phố hóa thôn quê, quê hóa phố thị của Việt nam đương đại.
Gần 4 giờ chiều vội từ giã Phước tích để vào cố đô Huế...
Mạnh ơi,các nơi 2 bác đã đi qua thì ảnh trên Phây nhiều lắm. Nhưng bài viết của bạn mở thêm tầm hiểu biết về các vùng miền. Buồn làm chi khi bà Doan đã thốt lên Cái gì bán được người ta đều bán hết bán sạch !. Chúng tôi thích các góc máy đời thường thắm nghĩa tình, thích các bác kể khô vì đam mê vất vả leo thang, phủ phục hàng giờ để choẹt 1 phát...Mỗi hôm nhẩn nha trình làng bài viết nhá. Khối tên Cơ điện ta tò mò xem+ko bao giờ bình luận chi mô (truyền thống blog này đấy).
Trả lờiXóa