Tết Đoan ngọ, từ ngày có internet mới biết mồng 5 tháng 5 âm lịch là ngày giết sâu bọ có tên vậy có lễ gốc gác từ bên Tàu xa xưa với giỗ ông Khuất Nguyên nào đấy vì can gián vua không được mà nhảy sông tự vẫn.
Nhưng cũng chả cần biết đến cái ông nào sất có liên qua đến văn hóa Tàu mà từ thủa lập quốc người Việt đã bị ép nô dịch đồng hóa với anh láng giềng khổng lồ phương Bắc luôn xấu chơi nhưng dân Việt vẫn giữ được bản sắc riêng với cái tên Ngày giết sâu bọ.
- Nhớ khi còn bé ngày này là mùa thu hoạch mùa màng xong với các loại ngũ cốc lương thực như: Ngô lúa đậu, lac, dân ta bày ra ăn uống mà hầu như không phải cúng bái gì. Từ tối mồng 4 bộn trẻ nhỏ háo hức đượ ông bà cha mẹ , anh chị bày cho tục nhuộm móng tay bằng lá cột vào ngón cả đêm. Sáng mai bóc lớp lá ra đã có màu hồng tự nhiên. Từ sớm tinh mơ đã tỉnh dậy chờ được bố mẹ mua cho những cặp bánh kê gói bằng lá chuối , rồi thưởng thức món lạc luộc, khoai lang kèm với những quả đỗ bánh tẻ hạt màu tím hồng hay rằn trứng sẻ, những đứa chuản bị thi tốt nghiệp, chuyến cấp tin rằng ăn nhiều đậu (đỗ) sẽ thi đỗ. Đến trưa được ăn cơm mới với món vịt nấu dứa( thơm, khóm ).
Sau nay lớn lên đi học nghe các cụ hay nói tư đi tết ngày mồng 5 với những bậc sinh thành, thầy học hay những người có mối ân nghĩa đặc biệt như ân nhân cứu tử, phù trợ khi khốn khó mà kẻ mang ân phải tết khi sống, giỗ khi chết. Tết cha mẹ thì chỉ thường thấy dịp này ông bố bà mẹ nào có con gái láy chồng gần là thường được con rể mang đến tết ( biếu ) nhạc phụ xâu lòng chai rượu do vợ mua sai mang sang rồi cùng gật gù với nhạc phụ đến lúc ra về chân nam đá chân xiêu, có khi vợ phải dìu về. Nhưng là con trai thì ít thấy lễ biếu cha mẹ?
- Còn tết biếu các bậc ân nhân, thầy học nghe nói xưa các sinh đồ đi lễ các thầy đồ bằng con gà nồi nếp( nồi đơn vị đo xưa khoảng 2kg )
Cái tục này rất hay mang đậm triết lí nghĩa sinh thành, tình thầy trò. Nhưng ngày nay nó biến tướng dần làm mất vẻ thuần khiết trong sáng. Xem truyện Nghuyễn công Hoan kể về mấy anh trò láu cá chung lễ để tết thầy cho đỡ tốn bị thày cao tay hơn nhắc khéo cho tro qua cách thầy ra một vế đối rrooif lần lươtn mỗi trò đối một chữ của thầy kết lại tha hf một vế đói chuẩn về từng chữ nhưng vo nghĩ lủng củng. Vế thầy ra là : Thần nông giáo dân nghệ nguc côc. Vế đối của trò do từng người kết lại là : Thánh sâu gươm quan gừng tam cò.
Các hộc trò được thầy dạy cho một bài học thâm thúy là mỗi trò nên tự làm lấy kholng nên dựa vào chủ nghĩa tập thể nó lởm khởm, vênh váo không ra sao. Vậy ngày nay lế vật cho ân nhân, mở rông ra đủ từ xếp, cấp trên, thầy giáo của mình, của con mà nếu không đi thì sẽ trở ngại cho việc làm ổn đinh, sự thăng tiến sắp xếp, mà thương túy theo giá trị món quà laits hay nhiều. Xưa quà thường hạ là xâu lòng chai rượu,sang hơn là lồng gà thúng nếp hay tấm lụa. Bây giờ xã hội văn mình quà biếu ân nhân ( không tính cha mẹ ) bây giờ là ngân lượng, đola, oto, căn hộ, chân dài, thậm chí cả vợ nếu xếp thích cũng phải bấm bụng làm ngơ.
Vậy nên thời đại này, ngày này gọi là ngày giết sâu bọ thì đúng hơn, chẳng nên dùng từ Đoan ngọ hay giố Khuất nguyên gì xa xôi mang dấu tích tầu mà làm gì. Nông dân thì cố gắng giết sâu bọ hại mùa màng cùng toàn xã hôi giết mấy con sâu bự mà vừa qua cựu chủ tịch nước còn nói là từng bầy sâu đang gặm , đục khoét, vậy mà ra trước bàn dân mấy ông thanh tra, đầu nghành đầu tỉnh đều báo cáo là không tìm thây tham nhũng. Kì lạ thật hay sâu nhiều quá rồi nên mắt các quan tưởng là sâu lành cả
- Mấy giai thoại cóp nhặt góp vui ngày mồng 5 Giết sâu bọ với các ban của tôi.
LÊ SỸ MẠNH K8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]