K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

30 tháng 12, 2015

DẤU XƯA - và rượu

TCV
        Năm 1983, lần đầu tiên mình biết Đà Lạt, một Đà lạt còn tương đối xưa. Chưa có nhiều nhà ống, rất ít, hầu như không có xe gắn máy trong các phố trung tâm, đặc biệt trong các nhà hàng chưa bị khủng bố bằng những tiếng hô "zô, zô".

       Năm ấy mình có một chiếc áo khoác nhẹ màu trắng dài đến đầu gối của Ba Lan. Một lần chờ xe, mình đứng tựa vào gốc thông già. Hôm sau một bác thợ ảnh tặng mình tấm hình đen trắng chụp ngẫu hứng với áo khoác trắng, tóc dài bồng bềnh với hậu cảnh chỉ là những cây thông mờ mờ màu xám. Mình rất thích tấm hình này, sau này mình đã vẽ lại bức tranh phỏng theo tấm hình ấy.
        Vật đổi, sao dời bây giờ bây giờ mình chẳng còn cả tranh lẫn ảnh. Và cũng hàng chục năm rồi, mình không còn hứng thú thăm viếng Đà Lạt, một Đà lạt với những con phố nhà ống và ồn ào những tiếng zô zô...
(chuyện không liên quan khi đọc stt về văn hóa rượu)

Chuong Dang: 
        À, có cái này nhiều người Việt hay quên nè: khi cụng ly rượu bạn phải nhìn thẳng vào mắt người cụng li, nhìn sao cho êm ái, bặt thiệp; tình tứ, chân thành. Khi ngồi trên bàn tiệc lớn, hoặc phòng tiệc rộng nhiều bàn khác nhau mà mình không phải chủ xị thì làm ơn đừng có vác cái li chạy vòng vòng. Hãy tìm ánh mắt của người bạn muốn cụng, nâng li, mỉm cười, khẽ nghiêng đầu ... rồi uống, hạ li xuống, khẽ nghiêng đầu cảm kích. Kiểu như "hôn môi xa" á! Khi cụng li, nhớ thật nhẹ nhàng nhưng không rón rén, chạm phần ngọn ly sao cho tiếng pha lê va vào nhau lanh canh, vừa vặn. Tiếng Anh, tiếng Pháp nói :"cheers!", hay "chin chin!" nghe vui vui mà dễ thương thì nhiều người mình hay bảo :"trăm phần trăm"; hic hic ... "bottom up" là khi người ta uống cho quên đời trong những cái bar nhếch nhác; mà là rượu mạnh, cháy cổ họng kìa.
         Bia hay rượu đỏ thì nhằm nhò gì mà kể vào cho mất duyên! Thường thì nên nói lí do nâng li cho lần cụng đầu, hay một lời chúc; nếu bạn ngại nói dài thì chỉ vắn tắt thật lịch lãm; ví dụ cụng li với chủ tiệc sinh nhật, khai trương, tân gia ... chỉ cần khẽ nói:"mừng anh!" Hay khi đi tiệc mà gặp đối tượng muốn tán tỉnh, không phải chủ tiệc cũng có thể nói :"uống mừng nhan sắc của cô!"; hay "chúc mừng cô, chiếc áo dài khiến cô nổi bật trong đêm nay!". Và nhớ là tối kị việc giựt chai rượu trên tay người phục vụ để rót cho mình hay cho bất cứ ai; hãy yêu cầu họ làm việc của họ và bình thản chờ mọi thứ chỉn chu rồi nâng li.
        Cuối cùng, khi ai đó đang rót rượu vào li của bạn mà bạn thấy đủ rồi hãy khẽ nâng cao lên và nói: tôi đủ rồi, cảm ơn! Nếu chiếc li đang trên bàn hãy đưa tay ra dấu ... luôn canh chừng cái li của mình, đừng la chí chóe, và đừng chừa rượu lại trong li mà không có lí do chính đáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]