K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

29 tháng 3, 2014

CHIM VÀ BƯỚM _ TẶNG CHIẾN BINH K6 TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG ĐI APA CHẢI !

ài này dành tặng các bác K6 chuẩn bị đi thăm Tây Bắc )
Mùa Xuân qua đi kế đến là mùa khô . Các anh cựu chiến binh Cơ Điện thì sẽ hiểu ngay là mùa chiến dịch , mùa đánh nhau , mùa của chết chóc .
Thôi không nói đến chuyện đau thương nữa , mà hình dung ra những hình ảnh rực rỡ , lãng mạn Hồn bướm , mơ tiên khi đi ngang một khe suối cạn vô tình hàng vạn , hàng vạn vạn con bươm trắng ,đỏ vàng xanh đủ các loại màu đồng loạt bay lên bao phủ quanh ta trong không gian tĩnh mịnh .
Chim

Ôi ! Khác nào lạc vào cõi thiên thai . Chắc rằng bác Luân đen không dưới một lần thưởng thức “ Bướm bay lèn đá “ . trong tình yêu của muôn loài , cây cối đâm chồi nảy lộc ra hoa kết trái .
Tự nhiên chợt nhớ cô bạn gái dạy một lớp mẫu giáo lớn, cô giáo dạy ghép vần, để học trò dễ phân biệt và hình dung, cô dạy học trò chữ X là : “ít xì, là sờ bướm”, vì X có hai cánh giống con bướm. Còn S là “ít sờ, là sờ chim” vì S cong cong giống con chim. Cả lớp học đồng thanh đọc theo cô : Sờ bướm , sờ chim vang vọng cả góc trường .
Buomhoa[1]
Có cậu học trò nhỏ vô tư hỏi cô ” Thưa cô ! Con hay nghe ba con nói sếp này, sếp nọ, vậy sếp là sờ bướm hay sờ chim cô”.
Cô lúng túng vài giây nhưng trả lời tỉnh queo :
- Đã là Sếp thì sờ bướm hay sờ chim chi chi cũng được, tùy theo là sếp nào con ạ !
Thằng bé con thẫn thờ nghe lờ mờ chừng chưa thủng ý chỉ khó hiểu của cô giáo .
Để tăng độ thuyết phục cô cao giọng ngâm nga ngay bài bài thơ “ Quê hương “ của ông nhà thơ Giang Nam : Nói ngày xưa yêu quê hương vì có chim có bướm.
Linh ga 2
Con nhỏ bên cạnh liền dơ tay đứng dậy : – Thưa cô ! Má em bẩu hồi này không biết yêu quê hương vì có cái gì nữa đây ?
Cười cười nói nói để chữa thẹn cô bẩu : – Cũng rứa thôi ,cũng rứa thôi à ! cũng vì có chim có bướm nhưng chim bướm bây giờ phong phú lắm, nó khác lắm các con ạ !
Đã có lần tôi đi quanh quanh dưới chân tháp Chăm phát hiện một cái Linga rất to , trông rất hoành tráng, mà không hề thấy cái Yoni nào cả . Chẳng lẽ tháp Chăm chỉ có Linga mà Yoni lại ẩn ở nơi nào ? Thật vô lí và bất công !!?
Liga
Có ông bạn già, ông nói đất Cao nguyên này nhiều chuyện chim bướm hay lắm . Tôi hỏi răng mi biết, hắn nói răng không, hắn luận rằng chính cái vùng đất khỉ ho cò gáy xưa kia là khởi nguồn của chuyện chim bướm, hắn dẫn chứng cho tôi liên tưởng đến cái chuyện tình cái chày cái cối của đồng bào dân tộc, không nhà nào không có, lan xuống tận đồng bằng. Hắn nói cối chày là mối giao duyên sinh ra hạt gạo nuôi sống con người, phồn thực và sinh khí cũng xuất phát từ đây.
Tôi tin hắn lắm !
Khe nui
Bình tàu – Một ngày cuối Xuân .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]