Lính Cơ Điện
Tàu Yên bái về. Bà Hòa co ro đứng sau gốc bàng sân ga đón chồng.
Rét ghê gớm, rét đến nỗi rau cải điếng mầm hai tuần nay vẫn sun xoăn
như cái vẩy ốc. Đồng dưới ga nước xăm xắp lạnh cứng như có váng mỡ, cò
vạc cũng trốn biệt khiến cánh đồng như rộng ra hun hút. Thế mà ông Tâm
phải đi lên ngược lên tận Lào Cai. Chả phải đi để buôn tàu bán bè gì
mà ông đi vay tiền con em cô. Con gái ông cứ gió lạnh là lại lên cơn
động kinh. Nó lại đang học cuối cấp 3 khiến ba sào ruộng của vợ chồng
ông chỉ biết khóc.
Ông có hai đứa con một trai một gái.
Thằng con trai coi như hỏng hẳn. Mồm méo mắt lồi chân tay co quắp không
bao giờ mặc áo quần. Cứ mặc quần là nó xé, nó cắn nó đập đầu vào
tường để xé đến bao giờ gỡ được mọi thứ ràng buộc trên người nó thì thôi. Mỗi khi nhìn con sùi bọt mép rú lên từng hồi hai vợ chồng bà Hòa lại
ôm nhau khóc. Trời cao đất dầy ơi! Ông ăn ở kiểu gì để con tôi khổ thế
kia. Trời cao đất thấp ơi cho tôi chết đi cho tôi mang con tôi theo,
có không lên được thiên đàng tôi cũng chịu, để cho ông ấy ở lại mà
chiến với binh với da cam da quýt của ông ấy. Ông Tâm gục xuống bấu vào
bậu cửa nghiến răng kèn kẹt. Ông cũng sùi bọt mép. Mắt ông trừng
trừng như bốn chục năm trước ông cũng trợn mắt nhìn hàng loạt trực thăng
Mỹ sà xuống thả cối vào trận địa ông ở Tây nguyên.Trời tối hẳn, hai ông bà về tới nhà. Lửa bập bùng trong bếp. Con Tính đốt chậu gộc củi cạnh cái cũi nhốt thằng anh gần ba mươi. Thằng Toán cười the thé tay vặt cọng chiếu nhai ngoe nguẩy. Bà Hòa vội lao lại đưa cho nó cái bánh rán mua ở cửa ga. Thằng Toán lại cười he he.
- Bố mệt không, lạnh quá hả bố, con nghe bạn con bảo trên Lào Cai có tuyết rơi. Bố mà gặp tuyết rơi thì bố chết mất… bố ơi. Nó lại khóc rồi. Con Tính khóc, mẹ nó gắt.
- Nấu ăn thôi con.
Con Tính đi ra đầu nhà đứng hồi lâu chưa vào. Ông Tâm lùa tay vào bếp cúi mặt xuống chân kiềng dầy những muội tro, nước mắt chảy ra thật chậm như bị keo lại. Ông rùng mình nhớ những cái xe ô tô người Hà Nội nhao lên Sa Pa xem tuyết, những cái xe đầy những là người nhớn bé rưng rửng nói cười, áo quần tú hụ đi ngược chiều với ông. Cô em gái bán cơm lam trên Lào Cai dúi vào tay anh trai vài triệu rồi lại cúi đầu quạt đống lửa chất đầy những ống tre non đang sùi bọt ra ngoài nút lá giong. Ông Tâm nhắm mắt lại không dám nhìn cái ống cơm lam sùi bọt. Sao mà nó giống con cái Tính mỗi khi lên cơn động kinh đến thế. Nó sùi bọt mép trắng nhoe nhoẻn, những cái bọt mép phồng to lên rồi nổ lép tép. Em gái ông bảo anh về đi, về chạy chữa cho cháu để nó kiếm được miếng cơm. Bố bầm đẻ có được anh và em rồi bố mẹ mất sớm em một mình trông anh ở chiến trường suốt bao nhiêu năm khốn khổ. Bây giờ phiêu bạt kiếm ăn ở cái xứ rét buốt thâm sơn cùng cốc này nhớ anh nhớ mồ mả cha mẹ mà cũng không dám về vì tốn kém… thương anh và cháu cũng chả biết làm sao.
Ông Tâm chả còn nghe được em gái mình nói cái gì nữa, cứ nhìn vào mấy ống cơm lam đang reo í í. Tiếng reo của cơm lam giống hệt như nướng ốc nhồi. Ngày xưa ngồi nướng ốc thấy tiếng i í thấy bọt sùi ra trong bếp lửa đến khi không thấy tiếng reo i ỉ nữa là bát đầu thấy mùi thơm. Bố mẹ đánh vì tật cua nướng ốc lùi. Đánh là đánh vậy thôi, sợ con ăn cua nướng ốc nướng là ngu tối là học dốt. Đánh con rồi lại thương. Con mình chả cua lùi ốc nướng thì nó nhớn bằng gì. Đời này qua đời khác quê ông vẫn thế. Vẫn đánh dậm đơm đo, bẫy cò bẫy cuốc trồng sắn trồng khoai mà sống. Lát sau con Tính vào vừa lau nước mắt vừa nói:
- Bố ơi lúc chiều có chú gì tên Thắng hay Lợi ngoài xã vào tìm bố mẹ. Chú ngồi một lúc rồi về bảo đưa cái thư này cho bố.
Ông Tâm giật mình, xã vào lại có việc gì đây. Ông đã thót cả tim gan bao nhiêu nhiêu khê để làm được cái thủ tục “Triệu chín“ da cam cho thằng nhớn ông cứ mơm nớp một ngày nào đó họ thay đổi chính sách mất cái triệu chín thì ông con ông chết. Mà con ông chết thì ông cũng chết. Ngày ông làm thủ tục da cam cho thằng Toán không có anh em đồng ngũ xúm vào lo thì ông Tâm cũng đành chịu. Họ gọi họ hỏi cứ như mình mắc tội ở chiến trường. Rồi họ ngắm họ nghía con ông như xem bách thú. Rồi gật gật rồi e hèm. Có mấy tay tre trẻ trên huyện về lúc lắc cái đầu mấy cô y tế bịt mũi đứng nhìn thằng con nhớn trần truồng trong cũi. Rồi họ kéo nhau ra xã mấy anh em đồng ngũ vội ra theo, ngang qua quán nhà Khoa lòng lợn mua thêm hai chai rượu nếp. Ngày được cái “Triệu chín“ về ông Tâm làm hai con gà chai rượu cám ơn xã. Mấy ông đồng ngũ uống rượu với nước mắt và tiếng cười của mấy tay tre trẻ cán bộ Ủy ban.
Ông Tâm cầm cái bì thư con Tính đưa cho hiêng hiêng trên bếp. Mãi mà ông không xé thư ra. Chiều cuối năm rét giá thế này có điều gì lại đến với bố con ông đây? Bà Hòa bắc nồi cơm lên ngồi gọt củ khoai sọ Trung quốc trong tay nải ông Tâm vừa mang từ Lào cai về mắt nhìn chồng lo lắng. Thằng Toán ăn hết cái bánh rán lại cười he he trong cũi.
Ông Tâm xé cái phong bì bên bếp lửa. Ông cảm thấy cái phong bì dai nhăng nhẳng. Ông bặm môi cấu từng mép của nó rồi dốc ngược nó ra. Tờ giấy mỏng tang rơi trước xuống tro bếp, hai tờ 500 ngàn rơi sau. Ông cầm lên vẫy vẩy bụi than đút hai tờ bạc vào phong bì rồi đưa tờ giấy lên đọc.
…”Tâm ơi, tao là Lợi đây. Lợi Sư 10 đây mày nhớ không. Bao năm nay tao chưa về thăm mày. Tao vẫn ở bộ đội cho tới ngày nghỉ hưu. Bây giờ tao ở TP Yên Bái. Về quê hỏi thăm mày thấy họ bảo mày khổ quá. Tao vào thăm chỉ biết an ủi nhau. “Còn chồi thì sẽ xanh cây, còn da lông mọc…”
Ông
Tâm ù tai ông thấy gió ngoài cửa liếp thổi buốt quá ông bảo con Tính
đóng kín cửa vào.
Bà Hòa cời cời than cho bếp cháy sáng lên. Bà hỏi, ai vậy ông?
- Thằng Lợi con ông Đông làng ngoài .
Đầu năm 72 hành quân vào Tây Nguyên. Trên đường 559 người ta bảo phải đi khẩn trương vì chiến trường nào cũng cần quân. Đánh to đến nơi rồi người ra người vào ai cũng thì thầm với nhau như thế. Mỗi ngày có tới hơn chục tiểu đoàn qua trạm, bãi khách chen kín người và võng đến nỗi suối cũng phải cạn. Hôm ấy Tết, ông Tâm đi bắn cá suối kiếm tí tươi. Gặp thằng Lợi cùng xã. Hai đứa ôm nhau giữa một rừng săng lẻ đất Lào. Nó bảo mày đi B nào, ông Tâm bảo B3. Nó reo lên, ối thế thì cùng Bê tao. Tết ở rừng Lào ve kêu inh om. Tiêu chuẩn tết ở binh trạm giống hệt nhau. Thằng Lợi cho Tâm hai cái kẹo. Còn Tâm thì có 4 điếu Tam Thanh cho Lợi tất. Hai đứa bảo ở nhà bây giờ quê mình gói bánh chưng sắn rồi nhỉ. Cả hai cười rồi cùng im bặt. Nghèo quá, gạo nếp ít gói thêm săn ăn cho được nhiều. Rồi Lợi bảo chả biết năm nay bố tao có tiền mà đụng lợn không.
Hai người chia tay nhau từ ấy. Chia tay nhau từ cái tết năm 1972 trên Trường sơn. Bốn mươi mốt năm nay lại thấy nó nhớ về. Lúc trẻ cứ lao đầu làm ăn. Lúc trẻ cứ toàn những bạn cùng hội cùng thuyền dô dô rượu bia quân xanh quân đỏ, lúc đang chức thì toàn những bạn cậy nhờ và mang ơn mang nợ. Về già bao nhiêu bạn làm ăn ơn huệ đi sạch. Còn nhớ đến mình toàn là bạn thời thơ bé bạn lính lúc sống chết năm nảo năm nào.
…”Tâm ơi, tao cho cháu tí tiền tao chả giúp gì được đâu tao chỉ biết yêu mày và thương cháu...” Ông Tâm lòe nhòe nước mắt. Cái bếp lửa phập phùng nồi cơm sôi rào ra trên mặt kiềng sôi e é như cái tiếng ốc nhồi nướng từ hồi nảo hồi nào.
Con Tính lại vịn tay bên cái cũi của anh nó .
- Bố ơi, chú ấy bảo sắp tới có cái bà bộ trưởng sẽ quan tâm đến những nhà như nhà mình. Chú ấy bảo họp quốc hội bà ấy thương người da cam lắm. Chắc Bà ấy cũng bị da cam phải không bố?
Ông ngẩng lên nhìn con. Thấy mắt con Tính sáng long lanh.
- Thật thế ư con. Trời có mắt, có mắt rồi. Quốc hội mà nhớ đến da cam thì có mắt rồi. Mà con ơi làm sao biết được bà ấy cũng bị da cam. Bố đây có bị cái gì đâu mà con và anh con thì bị. Cầu mong bà ấy không làm sao, chứ nếu bà ấy bị thì con bà ấy cũng như các con thì khổ lắm. Khổ lắm con ơi.
Bà Hòa bắc nồi cơm xuống cho nồi khoai lên bếp đậy kín cái vung chùi tay vào đít quần thở hắt ra.
- Thì cứ mong là năm mới có bà bộ trưởng quốc hội thương mà lo cho dân da cam là sướng rồi ông nhỉ. Sang năm cấp trên đèn giời soi xét cho được hai suất “triệu chín“ để có được cái xe lăn cho thằng Toán, chữa bệnh cho con Tính phải không ông. Năm tới là năm Ngựa đấy, có xung khắc gì với tuổi ông không?
Thằng Toán trong cũi nãy giờ ăn hết bánh rán gặm thành cũi sồn sột, ngẩng lên cười he he. Ông Tâm ngẩn người nhớ ra ngày mai là ngày bước sang năm 2014.
Bà Hòa cời cời than cho bếp cháy sáng lên. Bà hỏi, ai vậy ông?
- Thằng Lợi con ông Đông làng ngoài .
Đầu năm 72 hành quân vào Tây Nguyên. Trên đường 559 người ta bảo phải đi khẩn trương vì chiến trường nào cũng cần quân. Đánh to đến nơi rồi người ra người vào ai cũng thì thầm với nhau như thế. Mỗi ngày có tới hơn chục tiểu đoàn qua trạm, bãi khách chen kín người và võng đến nỗi suối cũng phải cạn. Hôm ấy Tết, ông Tâm đi bắn cá suối kiếm tí tươi. Gặp thằng Lợi cùng xã. Hai đứa ôm nhau giữa một rừng săng lẻ đất Lào. Nó bảo mày đi B nào, ông Tâm bảo B3. Nó reo lên, ối thế thì cùng Bê tao. Tết ở rừng Lào ve kêu inh om. Tiêu chuẩn tết ở binh trạm giống hệt nhau. Thằng Lợi cho Tâm hai cái kẹo. Còn Tâm thì có 4 điếu Tam Thanh cho Lợi tất. Hai đứa bảo ở nhà bây giờ quê mình gói bánh chưng sắn rồi nhỉ. Cả hai cười rồi cùng im bặt. Nghèo quá, gạo nếp ít gói thêm săn ăn cho được nhiều. Rồi Lợi bảo chả biết năm nay bố tao có tiền mà đụng lợn không.
Hai người chia tay nhau từ ấy. Chia tay nhau từ cái tết năm 1972 trên Trường sơn. Bốn mươi mốt năm nay lại thấy nó nhớ về. Lúc trẻ cứ lao đầu làm ăn. Lúc trẻ cứ toàn những bạn cùng hội cùng thuyền dô dô rượu bia quân xanh quân đỏ, lúc đang chức thì toàn những bạn cậy nhờ và mang ơn mang nợ. Về già bao nhiêu bạn làm ăn ơn huệ đi sạch. Còn nhớ đến mình toàn là bạn thời thơ bé bạn lính lúc sống chết năm nảo năm nào.
…”Tâm ơi, tao cho cháu tí tiền tao chả giúp gì được đâu tao chỉ biết yêu mày và thương cháu...” Ông Tâm lòe nhòe nước mắt. Cái bếp lửa phập phùng nồi cơm sôi rào ra trên mặt kiềng sôi e é như cái tiếng ốc nhồi nướng từ hồi nảo hồi nào.
Con Tính lại vịn tay bên cái cũi của anh nó .
- Bố ơi, chú ấy bảo sắp tới có cái bà bộ trưởng sẽ quan tâm đến những nhà như nhà mình. Chú ấy bảo họp quốc hội bà ấy thương người da cam lắm. Chắc Bà ấy cũng bị da cam phải không bố?
Ông ngẩng lên nhìn con. Thấy mắt con Tính sáng long lanh.
- Thật thế ư con. Trời có mắt, có mắt rồi. Quốc hội mà nhớ đến da cam thì có mắt rồi. Mà con ơi làm sao biết được bà ấy cũng bị da cam. Bố đây có bị cái gì đâu mà con và anh con thì bị. Cầu mong bà ấy không làm sao, chứ nếu bà ấy bị thì con bà ấy cũng như các con thì khổ lắm. Khổ lắm con ơi.
Bà Hòa bắc nồi cơm xuống cho nồi khoai lên bếp đậy kín cái vung chùi tay vào đít quần thở hắt ra.
- Thì cứ mong là năm mới có bà bộ trưởng quốc hội thương mà lo cho dân da cam là sướng rồi ông nhỉ. Sang năm cấp trên đèn giời soi xét cho được hai suất “triệu chín“ để có được cái xe lăn cho thằng Toán, chữa bệnh cho con Tính phải không ông. Năm tới là năm Ngựa đấy, có xung khắc gì với tuổi ông không?
Thằng Toán trong cũi nãy giờ ăn hết bánh rán gặm thành cũi sồn sột, ngẩng lên cười he he. Ông Tâm ngẩn người nhớ ra ngày mai là ngày bước sang năm 2014.
Câu chuyện thật cảm động, đọc xong phải cố nuốt nước mắt vào trong. Những con ngưởi rủi ro trong cuộc chiến luôn sợ những tai họa kéo nhau ập đến, đến nỗi không dám mở ngay phong bì thư vì lại sợ tai họa đến ngay, mà mở chậm thôi từ từ thôi để nghĩ cách chống đỡ. Nhưng họ vẫn luôn có những người bạn, những người bạn lính để còn tin vào cuộc đời này !
Trả lờiXóaNhững người "Da Cam "thật luôn lo lắng vì có bọn cán bộ tre trẻ ấy .mà cũng vì đám tre trẻ ấy mà có nhiều "Da cam rởm "lắm .Bao giờ cho hết bất công vậy hả Trời ?
Trả lờiXóaBiết làm thế nào được khi bây giờ bọn trẻ ranh lại cầm "sinh mạng" Cha Ông chúng nó ?!!
Trả lờiXóaNhững chuyện tương tự như thế này, trong xã hội có nhiều lắm. Xã hội Việt Nam bây giờ thật là bát
Trả lờiXóanháo giá trị. Cái bọn gọi là " cán bộ " ấy tự cho mình cái quyền " ban phát " cho người dân các
" quyền lợi ", các " chính sách, chế độ " theo kiểu " ban ơn ".
Chả cứ bọn " tre trẻ " đâu, chúng chỉ là công cụ của bọn " già giơ " dấu mặt đứng đằng sau đấy. Muốn biết chúng từ đâu ra, chỉ cần xem lại nguồn gốc, xuất xứ của chúng và những việc chúng làm là rõ ngay.
Nếu mọi người quan tâm đến đề tài này thì sẽ thấy " bận tâm, bận rộn " ngay, chỉ sợ lại sinh ra chửi tục thôi.