K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

19 tháng 1, 2013

VIỆN Kỹ Thuật Cơ Kim Khí HÀ NỘI với CƠ ĐIỆN

 Doãn Thọ - K6

      Tôi là sinh viên Cơ Điện đầu tiên về công tác ở Viện Kỹ thuật Cơ Kim khí Hà nội. Nhưng trước đó đã có lần SV Cơ Điện về thực tập tốt nghiệp do thầy Nguyễn quốc Hùng hướng dẫn. Tôi không nhớ thầy Hùng dạy Công nghệ hay Máy Cắt còn vợ thầy là chị Go vốn ở K2 Cơ Điện. 3-1978 khi tôi về nhận công tác thì Viện có quyết định chuyển cơ sở về khu Cầu Bươu nên nhiều người đã bỏ đi cơ quan khác. Tôi vẫn ở lại Viện vì cái tên nó hấp dẫn tôi lâu rồi và công tác thiết kế hợp với tôi hơn.
      Khi về Cầu Bươu thì xưởng của Viện bị giải tán nên việc chế tạo toàn nhờ cơ Khí Giải Phóng. Ngoài anh Thắng và anh Ấn thì chỉ còn tôi là nam trong phòng thiết kế. Sau đó anh Thắng đi học tiến sỹ còn anh Ấn đi bộ đôi năm 79 nên còn tôi duy nhất trẻ khỏe. Vậy nên việc theo dõi thi công tại Cơ khí Giải Phóng thì tôi phải đảm trách nhiều hơn nhờ thế tôi có quan hệ tốt với họ.
       Hình như năm 1986 thì thầy Quốc Hùng lúc đó đang làm phó Giám đốc x/n Cân của Hà nội chuyển về làm Viện phó. Viện trưởng là anh Trần Văn Thông khóa 1 Bách khoa. Ngày ấy bắt đầu có kế hoạch 3 nên anh Hùng có giao cho phòng một hợp đồng khoán làm máy cho Cty Thủy tinh Hà nội. Tôi là phó phòng nhận trực tiếp là chủ đề tài tổ chức làm ngoài kế hoạch. Công việc đang tiến triển thì Viện Trưởng đi công tác Sài Gòn ra tới kiểm tra nói có vẻ không đồng ý lắm với việc khoán này và có ý can thiệp. Tôi tự ái vì ý đó nên đã quyết định ngay là sẽ làm nốt đề tài khoán này còn sẽ từ chức phó phòng ngay.
       Sau đó tôi có đơn từ chức gửi ngay Viện trưởng, ông chần chừ không ngờ tôi làm thật nên lấy lý do họp chi bộ và báo cáo Sở. Tôi quyết rằng sau 15 ngày nữa sẽ không chịu trách nhiệm về mọi việc của phòng thiết kế nữa, dĩ nhiên ông phải đồng ý tuy không vui. Lá đơn đó của tôi được tổ chức lưu giữ đến lúc làm thủ tục hưu mới đưa lại cho tôi xem. Nửa năm sau thì Viện Trưởng đi công tác Sài Gòn lần 2 và không về cơ quan gần 8 tháng trời nên khi quay ra ông bị buộc về hưu.
      Viện trương là người rất giỏi về kỹ thuật nhưng theo tôi tính cũng hơi kiêu và độc đoán, nhưng ông là người tốt tinh dễ bị lợi dụng. Khi làm Viên Trưởng ông chưa là đảng viên vì lý lịch, nhưng có quan hệ tốt với chủ tịch Trần Vỹ nên sau này vào Đảng năm 1985 thì phải. Khi nghỉ hưu ông lại tìm tới tôi rủ làm giúp ông một số việc mà ông làm cho người khác hay cho chính máy tiện tự động của ông.
      Trước đó, cuối 1977 anh Quốc Hùng đi công tác Sài Gòn không may bị tai nạn ở Vũng Tàu mất đúng ngày 15-10 âm lịch. Thế là lãnh đạo tài giỏi hết, Sở cử anh Thanh Sơn về làm Viện trưởng không phải là kỹ sư. Từ đó Viện suy kém dần, cán bộ kỹ thuật người đi xuất khẩu, người tạm bỏ ra ngoài làm như tôi sang Điện tử SEL.
      Mãi đến năm 1998 tôi quay về Viện thì mới biết có Trọng Bằng K10-12 Cơ Điện ta về công tác. Anh em chúng tôi hợp tác làm đề tài Khoa học-Công nghệ cho Viện và các hợp đồng ngoài. Sau này kết hợp với Đ V Dũng K6 chúng tôi hoàn thành hợp đồng chế tạo máy tuyển từ dùng nam châm điện điều chỉnh vô cấp cho Cty Đồng Sinh Quyền Lào Cai. Từ đó chúng tôi phát triển thành đề tài KHCN của Viện được đánh giá cao về tính thực tiễn. Cuối cùng Đề tài được tặng giải 3 giai Thăng Long của Hà nôi. Tiếp theo chúng tôi được giải 3 VIFOTEC của bộ KHCN và LH Hội KHKT Việt Nam. Trong buổi nhận thưởng ở Nhà hát Lớn tôi có dịp gần Đại Tướng Giáp, ngồi gần bộ trưởng Khiêm và lưu được hình ảnh ấy. Một là thầy trong học tập, một là thủ trưởng tối cao của đời lính.
       Đến 10-2002 thì Viện nhập vào Cty Mai Động, moị việc diễn ra theo chiều hướng xấu hơn. Lúc được cử đi học lớp đào tạo Giám Đốc khóa 4 của Sở tại trường Lê Hồng Phong trong khóa luận tốt nghiệp tôi ủng hộ phương án sáp nhập này với điều kiện là phải có người lãnh đạo có đủ năng lực có phẩm chất. Viện chết thì lũ chúng tôi cũng dần tan tác hết, kể cả những kẻ kém tài hay kẻ có tham gia vào quá trình nhập đó.
      Tôi tự hào là đã sáng suốt nghỉ sớm để khỏi chịu sự ấm ức như những người ảo tưởng nấn ná. Thời oanh liệt đâu còn, nhân 10 năm ngày khai tử của Viện Kỹ thuật cơ Kim khí Hà nội với bài này coi như tiếng khóc của lòng tôi với Viện. Còn ai có chung nỗi niềm này như tôi không?

6 nhận xét:

  1. Thôi xin bố, chỉ được cái nước mắt cá sấu thôi, thử hỏi nếu bố ko về từ ngày ấy đến giờ thì lấy đâu ra thời gian cho bố đan quạt, ăn nhậu, lấy đâu ra lão Mõ làng Thọ mom chạy "sô" suốt ngày cho k6, k10, k8 và CCB các loại của Cơ điện.
    Mà nói cho cùng thì làm ăn ko nhìn xa trông rộng, tổ chức kém, nhân sự ko có tầm có tâm thì ở đâu cũng "chết", theo quy luật vậy. Về sớm là may rùi, đến như Bằng bây giờ làm nên chức nọ, đề tài kia mà cũng luôn mồm kêu "chán lắm".

    Trả lờiXóa
  2. Ơ hay Lão trù úm mình hay sao ấy mà luôn nhằm vào để ngoáy.Được cái Lão nói toàn đúng mới bỏ mẹ chứ,châm ngôn của mình là "ở đâu có nhậu ,hội hè ,vui chơi là có mặt"bất kể khóa nào Hội gì trừ Hội Phụ nữ chưa được mời thôi đành chịu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có Hội "Cai sữa mẹ", chủ yếu là "Quậy" và "Phá". Mom có tham gia không?.

      Xóa
  3. Ngày ấy đã manh nha mua giải thưởng rồi. Với chỗ khác thì không biết nhưng chỗ này thì được gợi ý nếu muốn nâng giải thì chịu chi một chút là "được". Bọn này dứt khoát không nên chỉ được giải bét! Thế cũng là vui rồi vì có thế Thọ mom mới được gần thần tượng Võ Nguyên Giáp của mình!

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn anh Thọ qua 2 bài ký về sự thăng trầm của Viện KT cơ kim khí Hà Nội, em là người về sau (năm 1997) mới được biết rõ hơn qua tâm sự của anh. Cũng phải thôi, sự thăng trầm của Viện cũng giống như của một nền công nghiệp cơ khí Việt Nam mà có thời người ta cho là "then chốt" không thể bỏ qua được! Thỉnh thoảng, em đi qua cổng Nhà máy công cụ số 1 cũ - Một thời oanh liệt và tự hào của ngành chế tạo máy cái Việt Nam, còn đâu sự tự hào đó nữa! Chưa biết đến bao giờ, nền công nghiệp cơ khí của Việt Nam mới làm nổi một con bu lông hoàn chỉnh về công nghệ thì làm sao nói đến chuyện làm "then chốt" được! Tuy nhiên, "cái nghiệp" cơ khí đã gắn chặt vào cuộc đời của mình đâu dễ dứt bỏ, chí ít cũng là sự đam mê của thời trai trẻ, những đánh giá về thành đạt trong nghề nghiệp và đặc biệt hơn đó là anh em mình cùng một điểm xuất phát: ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN, niềm tự hào sẽ theo anh em mình cho tới cuối cuộc đời. Cảm ơn anh Thọ về những tâm sự sau 10 năm sát nhập Viện KT cơ kim khí Hà Nội, nhưng theo em không thể là tiếng khóc của riêng anh được, bác trai ạ! Nó là quy luật của sự vận động và phát triển của xã hội mà ngành cơ khí và Viện KT cơ kim khí Hà Nội không nằm ngoài quy luật đó, còn hy vọng nó phải phát triển hoặc tồn tại hình thức khác đó mới là mong muốn của anh em mình. Có lẽ, anh là người đầu tiên của Viện chia sẻ nỗi niềm này, còn những người khác có thể vì nhiều lý do, hoàn cảnh không có cơ hội được giao lưu trao đổi. Lẽ ra, điều còn lại ở Viện KT cơ kim khí Hà Nội hào hùng xưa kia phải là tình nghĩa với nhau nhưng em thấy hầu như không có gì cả, đấy là một điều rất đáng tiếc trong thời loạn kim tiền này. Dù sao cũng là một dấu lặng buồn xin chia sẻ cùng bác Mom!

    Trả lờiXóa
  5. Không ngờ rằng lại lay động đến nhiều người thế.Bằng ơi đúng là phải khóc cho cái chết của viện đấy bởi có còn gì nữa đâu.nhưng tình của người viện cũ vẫn còn dù nhỏ nhoi thôii.Còn nhiều chuyện để kể lắm mong mỗi người nói một tý cho vui.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]