K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

7 tháng 5, 2012

TRỞ LẠI CAO BẰNG

Nguyễn Doãn Thọ, K6mB
        Năm 1983 lần đầu tiên tôi lên Cao Bằng (ngày đó gọi là Cao Lạng), trong Đoàn cán bộ Viên KTCKK Hà nội. Khi đó quân Tàu mới rút khỏi thị xã nên cảnh hoang tàn lắm, hai bờ sông Bằng chẳng có mấy nhà cửa gì. Chúng tôi được ông Dương Tường bí thư tỉnh tiếp đón khá long trọng bởi là Đoàn CB của thành ủy Hà nội cử lên. Chúng tôi khảo sát một điểm có thể làm thủy điện nhỏ, thăm xí nghiệp ép dầu trẩu, xí nghiệp gốm sứ Cao Bằng. Khi trở về có làm báo cáo đầy đủ gửi lên trên rồi sau đó không biết có triển khai gì không.
        Nghe Liệu rủ đi phượt Cao-Bắc-Lạng là tôi ừ ngay bởi cũng muốn đi chuyến này đã lâu rồi. Ngày 27-4 chúng tôi lên đường, qua cổng trường có dừng lại chụp ảnh, của đáng tội nếu cổng trưởng mới không có cái mô hình bé tí tẹo trên đỉnh cột chính thì còn coi được, có nó trông thảm hại quá. Lên thị trấn Đu chúng tôi vào thắp nhang viếng liệt sỹ Mai như Kiều K3-4 Cơ Điện cùng các liệt sỹ khác tại đền thờ liệt sỹ huyện Phú lương. Xe chúng tôi không qua Bắc cạn mà rẽ đi theo lối Định hóa lên chợ Đồn rồi tới bờ Nam của hồ Ba Bể, một thắng cảnh nổi tiếng (xin mời xem bài chuyển bên Blog K10 về)
        Khu nghỉ mát Ba Bể cũng đông khách bởi đã là dịp nghỉ cuối tuần rồi. Đêm ở đây mát lắm chúng tôi ngủ ở một nhà sàn bên ngoài không cần điều hòa, sáng hôm sau 4g30 đã lục tục gọi nhau để vệ sinh, trả phòng để đến 5g5 xuất phát đi Cao Bằng. Xe chúng tôi đi theo đường Nà Phặc-Ngân sơn, qua đèo Gió (cảnh trên đèo Gió rất đẹp bởi rừng cây xanh tốt so với năm 1983) vào thành phố Cao Bằng. Tôi không thể ngờ con đường đôi rông rãi, thẳng tắp dẫn vào trung tâm đẹp thế. Chúng tôi đi thẳng lên Trùng khánh để đi thác Bản Giốc chứ không rẽ vào Thành phố.
        Khoảng 30km đầu đường còn khá, sau đó đường xấu nhất là đoạn rẽ đi Bản Giốc đang mở đường. Gần 12g đến nơi, trời nắng và nóng quá, ai cũng háo hức hăm hở xuống thác. Cảnh nên thơ quá, bãi cỏ xanh mướt trải tới bờ sông Quây sơn, dòng nước trong xanh, đến gần thấy thác chảy ầm ầm, trắng xóa rất hùng vĩ, bụi nước tỏa ra làm không khí mát mẻ dễ chịu hẳn. Mọi người chụp ảnh, quay video liện tục, tôi cũng vậy nhưng ngắm sang bên kia bờ mà thấy buồn. Rõ ràng thiên nhiên ưu đãi Việt nam nhiều hơn mà con người chẳng biết khai thác, tôn tạo. Trên bãi cỏ đẹp vậy chỉ có hai dãy hàng quán lèo tèo. Bờ sông có 4 mảng cũ và xấu không người đi ngắm trên sông. Bên kia dốc cao, trên sông bè đẹp, khách đông qua lại nhộn nhịp. Ngoài mấy tòa nhà đón khách nghỉ còn có đài quan sát to, rộng, xe chay điên liên tục đưa đón khách. Cạnh thác họ cũng có 2 chỗ đứng ngắm từ trên cao xuống sông. Sông Quây sơn bắt nguồn từ Trung Quốc chảy men chân núi sang Việt nam khoảng 20km, trên đó ta có xây nm Thủy điện nhỏ sắp khánh thành. Những cánh đồng màu mỡ giữa 2 triền núi xanh tốt, núi không cao lắm và gần như không có vực nên cảnh rất hữu tình đúng như câu hát "lên biên giới quê anh, đường về Trùng khánh non xanh". Đến cuối dãy núi thì sông đổ thác Bản Giốc, chiều ngang toàn thác phải hơn 400m. Bên Việt nam có toàn bộ thác phụ với 4 thác nhỏ nhưng lại rộng hơn 200m. Thác chính chưa tới 200m với 3 dòng đổ xuống từ cao độ 30m tạo thành dòng cháy chính của sông. Sông là biên giới thiên nhiên của hai nước trước khi về hẳn phía Trung Quốc. Nên cột mốc biên giới có 2 cái ở 2 bờ sông chân thác.
        Dưới thác phụ bên ta còn hình thành như một hồ nhỏ mà du khách có thể tắm rất thoải mái. Ngoài người Việt còn có du khách Tây cũng xuống tắm nữa, đó là dịp may để các Cameraman trổ tài. Tiếc rằng Du lịch Cao Bằng chưa đầu tư và khai thác khu vực này có hiệu quả. Nếu ta làm tốt còn hút được số du khách Trung Quốc khá đông sang sông tham quan, mua sắm....
        Rời Bản Giốc chúng tôi không lên thăm động Ngườm Ngao mà về thẳng Cao Bằng. Mãi đến 17g30 mới đến Tỉnh đội CB nằm trên nền Thành Cổ CB cũ. Nhận phòng xong thì a Ngôn đi thăm người nhà còn lại nhao vào nhà tắm. Chiều Cao bằng vẫn nắng và nóng công them chuyến đi dài mà xóc dằn người nên ai cũng mệt nhoài. Nhân lúc chờ đơi Thọ và Bình tranh thủ xuống phố đi dạo cảnh. So với năm 1983 thì TP giờ đây là tiên cảnh, nhà cao san sát, cửa hàng với đèn trang trí lộng lẫy, dân tình chiều ra quán cóc bên bờ sông Bằng giải khát rất đông. Tôi thấy không có quán bia hơi Hà nội mà chỉ uống nước ngọt hay bia chai thôi. Đi dọc sông Bằng lên cầu chính nói 2 nửa TP mới quay về thì gặp ngay khách sạn Bằng giang to đẹp, trên trục đường chính có siêu thị khang trang 3 tầng nhộn nhịp, nhiều cửa hàng đủ loại hàng hóa cũng bày ra cả hè đường.
        Hơn 19g thì xe a Ngôn về, tất cả ra nhà hàng gì đó ven sông ăn tiệc do thiếu tá Giang, giám đốc Cty 86 của QK 1 chiêu đãi. Sau hồi giới thiệu chúng tôi mới rõ là 3 cô gái xinh như mộng cùng vào phòng ăn là nhân viên Cty, mắt ai cung sáng lên nhất là a Quỳ. Sau tuần rượu khai mạc là rượu giao lưu đôi một, thế là a Quỳ biểu diễn luôn màn Hoành Bồ, tất cả vỗ tay cổ vũ và cứ thế là Hoành Bồ thôi....Giang là em hàng xóm của a Ngôn ở Bắc Giang chiêu đai toàn cá: cá Hồi sống gói gỏi, cá Tầm chiên, xào, nướng và đâu cá nấu canh chua. Nhưng rượu vẫn là chủ đạo bởi không uống giao lưu với 3 cô gái thì uổng quá nhất là được uống theo kiểu Hoành Bồ. Sau bữa tiệc chúng tôi mở màn hát chỉ định ngay tại phòng để tiếp tục uống rượu. Phen này khối chàng chết đây, và tôi cũng không thoát, nhưng toi hát kém nên có chiêu trò ngay. tôi mơi một cô cùng hát với bài "lời của gió", vây mà hát cũng chẳng nên hồn nhưng vẫn được Hoành Bồ với cô gái đó làm G Đ Giang lại muốn hát nữa với nhân viên của mình.
       Tàn cuộc chúng tôi líu ríu quay về Tỉnh đội bởi đôi chân không còn vững nữa rồi. Trong giấc mơ đẹp ở Cao Bằng lần thứ hai này tôi thấy mình đang lên Cao Bằng lần nữa thì phải và tôi mới hiểu tại sao lại có tên CAO BẰNG.

1 nhận xét:

  1. Thu hoạch lớn nhất của Mom qua chuyến đi này lại không phải là đặc sản Cao Bằng mà lại là món "Hoành Bồ".
    Vậy thì hôm nào ông Dong tổ chức cho K6 ra Hoành Bồ làm món đặc sản Cao Bằng đê!

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]