Một sáng cuối năm, gió lạnh về đem theo mây mù và cảm giác lạnh buốt khi đi ra đường. Hà Nội lại bắt đầu vào một đợt gió mùa đông bắc. Mọi người đang hối hả làm nốt các công việc để chuẩn bị cho lễ đón giao thừa năm mới. Trên con phố giờ đã thưa thớt người qua lại có hai bóng người lom khom trên hai chiếc xe máy, lỉnh kĩnh những gói quà, mũ áo trùm kín đầu lao đi. Đó là hai người bạn k6 của chúng ta đang trên đường đến gia đình các liệt sĩ để thắp hương, dâng quà lên các anh, những người bạn đã bỏ mình vì đất nước, như một thông lệ, mỗi dịp tết đến xuân về.
Từ phố Nguyễn Thái Học qua phố Kim Mã chỉ chừng vài trăm mét thì đến nơi. Đây là nhà liệt sĩ đồng đội Lê Thu, dưới nhà là cửa hàng bán đồ quần áo. Nghe tiếng chuông, cô em dâu Thu ra mở cửa. Hàng họ đã thu dọn gọn gàng để đón tết. Họ lên tầng 3, nơi có cụ mẹ đẻ của Thu nằm. Cụ trông đã già lắm nhưng nghe tin chúng tôi tới thì mắt sáng lên hẳn, cụ ngồi dậy chào đón chúng tôi. Họ tranh thủ hỏi thăm sức khỏe, chúc cụ sống lâu, rồi mau mắn đi theo chú em trai Thu lên tầng 4, nơi có bàn thờ Thu trên đó. Tới nơi thì trên ban thờ đã đầy đủ mâm ngũ quả và các đồ lễ rồi. Họ đặt đồ lễ lên bàn thờ, thắp hương và khấn vái anh linh của bạn về ăn tết với tổ tiên, gia đình và với bè bạn. Phút tưởng niệm ngắn ngủi nhưng cũng làm cho căn phòng thờ trở nên ấm cúng với mùi hường trầm nhè nhẹ, và đôi mắt liệt sĩ như đang nhìn họ nói lời cảm kích. Vi thời gian có hạn, vả lại ngày tết nhà nào cũng bận, không thể ngồi lại trò chuyện, họ xin phép ra về. Tiễn họ xuống cầu thang, cậu em trai Thu cứ xuýt xoa, “cảm ơn các anh, các anh chu đáo quá, Tết đến nơi rồi mà các anh vẫn không quên anh của chúng em”
Hai chiếc xe máy lại tiếp tục bon đi, qua phố Nguyễn Thái Học, vòng sang Trần Phú rồi đi vào khu quân đội, từ đó vòng sang Lý Nam Đế, đến ngõ 235 thì dừng lại đi vào. Đây là nhà của gia đình liệt sĩ đồng đội Lê Thanh Hưng. Nghe tiếng chó sủa, vợ Hưng chạy xuống đon đả “Em chào các anh, mời các anh lên nhà”. Căn nhà nhỏ 3 tầng, tầng một phòng ngoài cho thuê làm văn phòng du lịch, còn lại là nơi tá túc của ba mẹ con, những người thân yêu của Hưng. Phòng thờ Hưng được dành hẳn một phòng trên tầng hai, nơi đó có ban thờ và di ảnh Hưng. Nhìn ảnh bạn vẫn tươi trẻ như ngày nào, vẫn tuổi 40 diện quân phục đầy sức sống mà lòng họ nao nao. Trong khói hương mờ ảo, ba con người thì thầm những lời nguyện ước, cầu mong cho người đã khuất được yên nghỉ nơi cực lạc, có dịp quay về phù hộ cho vợ con và bạn bè.
Vợ Hưng khẩn khoản mời họ ngồi lại uống chén rượu cho ấm bụng nhưng họ cảm ơn, xin cáo từ vì còn vài đồng đội liệt sĩ nữa đang chờ họ. Người phụ nữ, chắc giờ đã khô nước mắt khóc chồng, tiễn họ về mà vẫn áy náy : “Các anh chu đáo quá, tết nào cũng nhớ đến anh nhà em. Thôi thì bây giờ bận, còn Tết nhất, có dịp nào đi chơi qua đây nhớ vào uống nước với mẹ con em nhé”.
Rời nhà Hưng, họ lại tiếp tục lên đường với những túi quà tình nghĩa. Họ còn phải đi, đi về với các đồng đội, đi theo ký ức như theo đoàn quân ra trận ngày nào. Họ còn phải đi, đi như những tháng năm theo những đoàn người tìm mộ các anh ở chân trời góc bể hay trên những nẻo đường Trường Sơn heo hút năm xưa.
Chiều 29 tết năm Nhâm Thìn
TVL
Từ Lạng Sơn, Dũng chit xin gửi lời cảm ơn đến Thọ mom và Vũ Liệu không quên các bạn đã không còn được dự những cái Tết ấm áp tình người trên dương gian. Mong rằng dưới ấy các bạn hẳn sẽ ấm lòng với những tình cảm mà chúng tôi vẫn dành cho các bạn!
Trả lờiXóaNhớ K6 quá nên phải mua một USB 3G và dọc đường dõi theo những bước đi của blog K6 thân yêu!
Thật vui và tự hào-Cám ơn Mom và Liệu đã thay mặt anh em làm được những việc hết sức ý nghĩa!.Tôi đang ở Cao Bằng đang, cùng chia sẻ với anh em Công Nhân vào thời khắc đặc biệt này.Thật ấm lòng khi biết vẫn còn có những thằng bạn đang đến chia sẻ và thắp hương cho những thằng bạn xấu số.
Trả lờiXóaChúc các bạn cùng gia đình:Một năm mới an khang, thịnh vượng và nhiều may mắn!.
cám ơn hai Bạn quá . Tuyệt . tuyệt
XóaTôi đề nghị hội K6 ta nên dành mỗi năm 1 ngày cho các liệt sỹ vào dịp 27-7, còn ngày Tết nếu được thì nên dành cho các bạn còn sống hoặc gia đình các bạn đã khuất mà cuộc sống quá khó khăn, hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo.
Trả lờiXóa