K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

14 tháng 9, 2013

K6 THÂN YÊU CỦA TÔI


Nguyễn Văn Thị - K6MA

            Tháng 8/1969, tôi nhận được giấy báo nhập học lớp Dự bị Đại học Cơ điện Bắc thái. Trước đó khoảng đầu năm 1969, sau một thời gian giặc Mỹ ngừng ném bom lần thứ nhất, lúc này toàn đơn vị chúng tôi đã chuyển từ Quân đội sang nghành GTVT (Các đơn vị Công binh vượt sông từ Nghệ an đến Quảng bình), do có thành tích trong công tác và chiến đấu, tôi được cấp trên xét cho được làm Hồ sơ đi học Dự bị Đại học tại Trường  Kinh tế kế họach Hà nội và Trường Cơ điện Bắc thái.
            Thế là những ngày cuối tháng 8/1969, tôi tất bật đi cắt các giấy tờ để nhập học, thôi thì khá vất vả, các cơ quan đều phải sơ tán các Huyện xa Thành phố, nên phải đi bộ từ Huyện này qua Huyện khác, tuy  tạm thời không còn bom đạn, nhưng các cơ quan vẫn đang ở nơi sơ tán. Mọi việc rồi cũng xong.
             Tôi khoác ba lô lên đường vào dịp cả nước đang chìm trong nước mắt và nhạc buồn của những ngày chịu tang Bác Hồ kính yêu.
             Xuống ga Lưu xá, theo chỉ dẫn trong giấy báo nhập học, lần tìm về đúng "Hợp tác xã Thắng lợi" (Ký hiệu của Trường Đại học Cơ điện trong thời chiến) tại xã Tích lương, huyện Đồng hỷ, tỉnh Bắc thái. Từ ngã ba T Ba nhất trên Quốc lộ 3 vào Trường chừng 5,6 cây số đường mòn len giữa những đồi guột và cây dại...
             Lớp Dự bị của chúng tôi được ở  trong hai dãy nhà tranh lúp xúp giữa lưng chừng hai ngọn đồi thấp đầy guột và sim, mua. Ngọn đòi phía trứơc chúng tôi, cách một ruộng lúa là căn nhà tranh dài của Phòng Tổ chức cán bộ, cách hai dãy đồi phía trước nữa là Hiệu bộ. Nói là Hiệu bộ, nhưng chỉ là ngôi nhà tranh nhỏ giữa đồi bạch đàn, một gian là phòng thầy Phú, Hiệu trưởng ở và làm việc. Phía đầu này là gian thầy Hân, Hiệu phó. Ở giữa là hai gian làm phòng họp.
Lớp có hơn 70 học sinh toàn là công nhân, Thanh niên xung phong đã hoàn thành nghĩa vụ ba năm, bộ đội chuyển ngành phần lớn hết khả năng chiến đấu (Thương, bệnh binh) có trình độ hết cấp hai phổ thông và hơn nửa là học sinh tốt nghiệp phổ thông (Lớp 10/10) là con Liệt sỹ, dân tộc ít người, học sinh miền Nam.
Thế là những tháng ngày học hành vất vả, ăn uống kham khổ đã hành xác chúng tôi. Hệ Dự bị Đại học chỉ học ba môn: Toán, Lý, Hoá chương trình lớp 8,9,10 phổ thông... Toán có ba thầy: thầy Nhu dạy Hình học, thày Huỳnh dạy Đại số, thầy Cự daỵ Lượng giác; Vật lý do thầy Đinh Nho Sinh dạy; còn thầy dạy môn Hoá học nay tôi không nhớ tên nữa. Thầy Nhu (Hà nội) làm Chủ nhiệm.
Lớp học là một căn nhà tre lá rộng, nửa chìm nửa nổi, xung quanh có đắp ụ đất, nằm giữa thung lũng hai quả đồi cách hai dãy nhà chúng tôi ở năm sáu quả đồi, xa chừng sáu bảy trăm mét. Hàng ngày một buổi lên lờp, một buổi tự học ở nhà, có một số ngày học cả hai buổi, chủ nhật đựoc nghỉ.
Một năm học qua đi hết sức chóng vánh, do tập trung học nên tôi cảm giác như sự gắn kết thân tình giữa các học viên không được sâu sắc như sau này khi vào K6, phần vì chênh lệch tuổi tác, phần vì thời gian quá ngắn... Nói vậy song cũng đủ thời gian cho một vài lứa đôi yêu thương nhau và sau đó đi đến hôn nhân như Đỗ Hải Đài (Bộ đội đi học, người Ninh bình) và Cư (học sinh phổ thông người dân tộc Tày - Lạng sơn) rồi  Đậu Khắc Chinh (Công nhân người Ninh bình) cùng Dung (Học sinh phổ thông người Tày Lạng sơn). Còn yêu trong thời gian học Dự bị còn có Nguyên (Hà nội) yêu Chít (Học sinh phổ thông người dân tộc Tày, Lạng sơn), Y Bơn (Người Vân kiều, Quảng trị) yêu Huân (Học sinh phổ thông, con Liệt sỹ, Hà nội) và hình như Huy (Học sinh phổ thông, con Liệt sỹ, quê Vĩnh phú) yêu Diệp (cũng học sinh phổ thông người dân tộc Tày, nhưng ở tỉnh nào tôi không nhớ nữa)…
Gần cuối năm học, một tin bất ngờ từ Giám hiệu báo với lớp chúng tôi là hệ Dự bị năm nay phải dự kỳ thi Quốc gia cùng với học sinh phổ thông do chủ trương nâng cao chất lượng đại học của Nhà nước, không phải như trước đây đã học Dự bị thì đương nhiên là vào Đại học (Ngay cả học sinh phổ thông từ năm 1965 đến nay-1969 cũng  chỉ xét tuyển, không phải thi cử gì)
Thế là chúng tôi phải chạy đua với thời gian, học đêm học ngày. Hè năm đó chúng tôi phải xuống Hà nội để thi Đại học. Hầu hết lớp Dự bị chúng tôi về thi tại Hội đồng thi tại Trường Đại học Thương nghiệp Hà nội, gần nghĩa trang Mai dịch (Nay là Đại học Thương mại). Thi xong, cả lớp được nghỉ hè hơn một tháng.
Cuối tháng 9/1970, chúng tôi lại lên trường tập trung để nghe kết quả. Ngày tập trung tại sân trước Hiệu bộ để nghe công bố kết quả hết sức hồi hôp. Thật quá bất ngờ, số không đậu đại học Cơ điện nhiều quá, cả lớp hơn 70 học viên chỉ đậu có 21 người! Còn lại phải vào học trường Đại học nông nghiệp Việt bắc, trường Trung cấp Kinh tế Hà bắc và trường Trung cấp Kiến trúc Thanh hoá. Tội cho mấy anh ở Nghệ an ra đi học đều không vào được Đại học như anh Xuân (Bí thư chi bộ lớp Dự bị, người Anh sơn, trước đây cùng đơn vị với tôi), Dương (Thanh chương), anh Tý, Hiệp (Nghi lộc), Xuân (Diễn châu), anh Hương (Nam đàn), các anh đều là bộ đội, công nhân đi học. Đậu Đại học, tôi mừng quá, ước nguyện được đi học Đại học ấp ủ trong tôi ngay những ngày đang ngồi trên ghế nhà trường những năm đầu cấp hai. Khi hoc dở lớp 9/10 rồi có lệnh nhập ngũ, tôi đã hết hy vọng, vào giảng đường Đại học là một điều cao xa, không tưởng…Thế mà giờ đây đã thành hiện thực!
Ngay buổi sáng hôm đó, sau khi công bố kết quả cho toàn lớp xong, nhà trường yêu cầu những học sinh thi đỗ ở lại, Thầy Hân, Hiệu phó, Thầy Thơm, Trưởng phòng Giáo vụ, bác Tưòng, trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ chủ trì. Các thầy phân thành ba lớp gồm hai lớp Chế tạo máy và một lớp Điện khí hoá Xí nghiệp cho hơn hai chục anh chị em chúng tôi, đòng thời công bố bộ khung lãnh đạo ba lớp . Tôi được cử làm lớp trưởng lớp K6MA, anh Chí Đông (Bộ đôi đi học, người Thái bình) cũng ở cùng lớp và làm bí thư chi bộ; anh Chinh (Công nhân đi học, quê Hà Nam Ninh) được chỉ định làm lớp trưởng lớp K6MB, anh Đoàn (công nhân đi học, người Hà nội) làm bí thư chi bộ lớp này; còn lớp K6I thì anh Huynh (Bộ đội đi học, người Hà Nam Ninh) làm lớp trưởng, anh Học (Bộ đội đi học, người Quảng nam) làm bí thư chi bộ. Sau đó các thầy giao nhiệm vụ cho mấy  anh em cán bộ lớp chúng tôi sáng ngày 01/10/1970 cùng 2 cán bộ phòng Giáo vụ và Tổ chức cán bộ tiếp nhận những sinh viên mới trên mọi vùng quê về tập trung. Chiều hôm đó chúng tôi sang nhận ba dãy lán bỏ không của khoá 1 Luyện kim để lại hơn năm nay ngay bên cạnh quả đồi của phòng Tỏ chức-Cán bộ. Chiều tối, cùng ăn bữa cơm cuối cùng chia tay những ngưòi phải đi các trường khác vào sáng sớm mai.
Những ngày sau đó, chỉ hai mươi người sống trong hai dãy nhà trống trải. Buồn, trong số không đỗ Đại học, có mấy anh công nhân bậc cao đi học xin ở lại công tác ở Xưởng trường như anh Thiện, anh Vẻ, anh Kỹ cũng ở lại với chúng tôi mấy ngày.


                                                      *
                                                   *     *
 Sáng sớm ngày 01/10/1969, chúng tôi sang phòng Giáo vụ để nhận nhiệm vụ. Tôi nhận danh sách lớp K6MA từ tay thầy Thơm, lướt qua thấy toàn các bạn người Hà nội, một số ở các tỉnh khác, chủ yếu các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và miền núi phía bắc, Nghệ an chỉ độc có bạn Đặng Duy Đông, học sinh phổ thông người Anh sơn, gần quê tôi, sinh 1953, thuộc dạng một trong những sinh viên trẻ nhất, còn nhiều tuôỉ nhât có anh Trịnh Tiến, công nhân Nhà máy cơ khí Vinh, quê Hà Nam Ninh, sinh 1945 (đa số sinh 1952, một số ít sinh trước một vài năm). Tôi và anh Nguyễn Chí Đông sang nhận dãy lán tạm thời mà trường phân cho lớp A. Hai anh em chúng tôi tranh thủ kiểm tra các phòng ở, mỗi phòng đặt bốn giường tầng, phòng Hành chính trường chuẩn bị khá chu đáo, sạch sẽ, giường sơn xanh đang còn nghe mùi sơn. Tôi kiểm lại trong danh sách có bốn nữ, như vậy là đủ chỗ ở cho 63 sinh viên. Tôi cùng anh Đông đến phòng đầu ngồi nghiêm chỉnh để chuẩn bị đón sinh viên, hai anh em phân công: tôi nhận sinh viên theo danh sách, kiểm tra tư trang theo giấy báo (Chăn màn, chiếu, bát đũa…), anh Đông dẫn các bạn về nhận chỗ nghỉ ở cac phòng mà hai anh em chúng tôi đã đánh dấu theo danh sách từng tổ mà chúng tôi đã sắp xếp trước.
Hơn 8 giờ sáng các tân sinh viên lần lượt đến, hầu hết đi bộ, chắc đi tàu xuống ga Lưu xá, một số đèo nhau bằng xe đạp chắc các bạn ở xung quanh đây, từ Thái nguyên xuống, hay Hà bắc, Phú thọ sang. Các sinh viên theo chỉ dẫn vào căn lán có các thầy ở phòng Giáo vụ và phòng Tổ chức ngồi để làm thủ tục nhập học, sau đó về càc lớp đã phân công. Quá nửa sinh viên đến nhập trường đều có phụ huynh đi theo, bạn thì có bố hoặc mẹ, bạn thì có anh chị, người thân. Nhiều bậc phụ huynh báo cơm để ở lại với con em mình, chờ ổn định mới ra về, vì hầu hết các bạn lần đầu tiên xa nhà nên bậc làm cha làm mẹ không khỏi lo lắng, bùi ngùi, hơn nữa nhìn phong cảnh ở đây ai mà cầm lòng được, đồi núi mênh mông, không có dân làng. Tôi còn nhớ bố bạn Thu Hà, ở Hà nội lên, sau khi gặp tôi, biết tôi người Đô lương, Nghệ an cụ mừng lắm, thì ra thời chống Pháp cụ công tác ở công binh xưởng Liên khu Bốn ở ngay quê tôi, cụ xem tôi như đồng hương và sốt sắng nhờ tôi giúp đỡ an ủi "Em nó (Thu Hà), vì lần đầu em xa nhà ..." Đến nay nghĩ lại, thời đó mình chỉ lớn hơn các bạn phổ thông có năm sáu tuổi mà sao có vẻ cứng cáp thế! Chả thế mà gần đây (Hình như mùa hè 2007 thì phải) mười bạn nữ K6 vào Vinh và đến nhà tôi chơi có nói với bà xã đại ý "Trông anh Thị giờ ngang với tụi em, chứ khi mới vào học, thấy anh người lớn lắm"!
Đến chiều tối ngày hôm đó việc tiếp nhận sinh viên hoàn tất. Mọi người nghỉ ngơi tại những căn nhà ở tạm thời của lớp. Sáng hôm sau ba lớp trưởng chúng tôi lên nghe phổ biến kế họach của trường, ngay ngày 05/10 các lớp sẽ đi khai thác gianh và nứa để về tự làm nhà ở và lớp học. Đợt một đi 1/2 sỹ số lên Đồng xiềng, huyện Phú lương, Bắc cạn để cắt gianh, còn nửa còn lại theo chỉ dẫn của Phòng XDCB nhà trường đi san nền ở gần chợ T Ba nhất, sát quốc lộ 3. Khi đoàn cắt gianh về thì số này tiếp tục đi chặt nứa cũng miệt Bắc cạn. Tôi phụ trách một nửa lớp A đi khai thác gianh đợt đầu. Hơn ba chục anh chị em lớp tôi được phân ở trơng một căn nhà sàn của vợ chồng người Dao tại bản Đồng xiềng. Ngày lên đồi cắt gianh, tối tất cả hơn ba mươi sinh viên năm sát nhau trên sạp nứa của ngôi nhà sàn, các bạn nữ và cô Vân, cấp dưỡng do trường cử đi theo nằm về một phía. Do ban ngày lao động mệt nên tối đến mọi người đều ngủ say sưa. Đến nay tôi vẫn nhớ mãi là có một hôm, chúng tôi đang mải miết cắt gianh thì Thuyết (Lạng sơn) đào được con dúi béo mẫm, thế là chiều hôm đó chị cấp dưỡng có thêm tý thịt góp vào bữa ăn. Rồi một buổi tối, ăn cơm xong cả bọn đều lên nằm, phần vì không có đèn đóm gì, phần ngủ sớm để mai còn đi làm, cả bọn ngồi trên sạp nứa nói chuyện, không ai bảo ai đều nhìn vè phía anh chị chủ nhà đang ngồi ăn cơm tối, qua ánh sáng hạt sơn (Một thứ quả trên rừng hạt có chất dầu bà con thừơng đốt thay đèn), trên chiếc mâm gỗ nhỏ chỉ một rổ ốc khe luộc, ngoài ra không hề có hạt cơm hoặc củ sắn, cọng rau nào, nhìn hai anh chị ăn ốc quá điệu nghệ, không dùng gai hoặc kim băng để nhể, hai tay hai con ốc nhỏ đưa lên miệng cắn nút ruột, cứ thế hai tay thoăn thoắt, thoăn thoắt, hết con này đến con khác, âm thanh "lắc cắc" đều đều, chả máy chốc cả rổ ốc hết nhẵn. Thế là xong bữa tối. Thời đó dân ta khổ quá! Sáng hôm sau, trước lúc đi làm tôi dặn chị cấp dưỡng, mỗi bữa ăn chị xới một tô cơm to và một ít thức ăn cho anh chị chủ, cũng chỉ xin anh chị em mỗi người một thìa cơm thôi, chị cấp dưỡng cảm động lắm, nhưng anh chị chủ ngày đầu không chịu nhận, tô cơm và thức ăn vẫn còn nguyên, tối hôm đó tôi cùng chị cấp dưỡng phải nói mãi, những ngày sau đó anh chị chủ nhà mới chịu nhận.
  Gần một tháng trời lao động mệt nhọc, hơn tháng sau mọi việc cũng xong, những dãy nhà tranh đã mọc lên trên mấy quả đòi thấp gần chợ T Ba nhất, cách quốc lộ 3 chừng gần trăm mét, đủ chỗ ở, bếp cùng nhà kho, lớp học cho ba lớp K6MA, K6MB và K6I.
Do được ở tập trung nên rất vui, những đêm , sau khi học bài, anh chị em thường giao lưu giữa   Thỉnh thoảng vào buổi chiều anh Học, anh Chí Đông thường cùng tôi ra ngồi uống trà tại quán này. Chị Thuỷ tuy khiếm thị nhưng giỏi nhận biết người, cứ bước vào quán là chị nhận ra ngay. Rồi những ngày chủ nhật mùa đông, các ban nam lại rủ nhau ra lò cao của khu gang thép Thái nguyên cách khoảng 5,6 km để tắm nước nóng. Cũng có những đêm rủ nhau đi xuống cây số 12 hoặc trên Gia sàng cách trường đến 7,8 km để xem chiếu bóng hay có những chiều đi xem bóng đá tại sân vân động Thái nguyên xa hơn mười cây số mà thời dó chỉ cuốc bộ, làm gí có xe đạp. Sang năm thứ hai, anh Chí Đông, Bí thư chi bộ phải xuống học lớp dưới và không may cho anh, một thời gian ngắn sau đó anh bị bệnh ung thư gan, anh phải về điều trị ở Hà nội, rồi qua đời. Hôm anh đang nằm Viện ở Hà nội, tôi có xuống thăm và gặp vợ anh từ Thái bình về chăm anh, chị tên Gấm. Thương tiếc cho anh ra đi mới ba mươi tuổi!…
Minh họa: Trần Minh Hải - K6I
Lớp này lớp khác, buổi chiều thường tổ chức đá cầu, đá bóng, hoặc kéo nhau ra quán chị Thuỷ ở T Ba nhất uống chè Thái, ăn kẹo dồi, hút thuốc lá cuộn Lạng sơn, sang hơn thì thuốc Tam thanh, Nhị thanh.
Ba năm đầu, lớp học như một Đại đội độc lập trong quân đội, tự quản là chính. Nhà trường phân cho mỗi lớp một bà cấp dưỡng, còn thủ kho kiêm quỹ lớp tự cử sinh viên đảm nhận, vài tuần lớp lại phân công sinh viên vào phòng Quản trị của trường để nhận gạo, thực phẩm. Thời đó mỗi sinh viên được hưởng học bổng 18 đồng, còn cán bộ bộ đội đi học có trên 5 năm công tác thì hưởng 75% lương, còn dưới 5 năm thì hưởng phụ cấp đồng đều là 30 đồng/tháng. Nói chung học sinh phổ thông vừa đủ tiền ăn, còn tiêu vặt phải cậy gia đình. Do vậy mà các bạn thi thoảng phải về nhà đẻ xin "viện trợ". Đi đâu có chuyện riêng hoặc về nhà đều phải xin phép qua lớp trưởng. Giáo viên chủ nhiệm đều thông qua cán bộ lớp để nắm tình hình, lớp chúng tôi giai đoạn học cơ bản do cô giáo Căn (Dạy toán) làm chủ nhiệm. Sau này từ năm thứ ba do thầy Thái (Dạy công nghệ) chủ nhiệm. Chuẩn bị vào học năm thứ hai thì chúng tôi phải đi lao động nạo vét cống Xuân quan ở Văn giang (Hải hưng). Học dở học kỳ hai năm thứ hai thì cả lớp dắt díu nhau vào sơ tán tại vùng chè Bình định, Tân cương (Xã Bình sơn, huyện Đồng hỷ) cách trường gần 15 km qua con sông Công. Rồi những ngày vào lấy củi trong rừng, lội qua sông Công về trường gánh gạo vào cho lớp… Thời đang sơ tán ở Bình định tôi còn nhớ một kỷ niệm: lớp học của chúng tôi lúc đó nằm phía trong cùng của xóm, cách một khe cạn là nhà cụ Tình, có cô giáo Tình, dạy cấp một, là nhà mà bạn Thư và bạn Hà, người Hà nội ở trọ. Sáng hôm đó cả lớp đang tập trung nghe thầy Đính giảng môn "Kim loại học" thì bỗng có tiếng kêu thất thanh của cô giáo Tình: "Các anh ơi cứu Bu em với!". Thế là cả lớp hốt hoảng chạy ra, tôi vọt qua khe cạn chạy sang thì thấy cụ bà Tình đang nằm sóng xoài giữa vườn chè, nhà chỉ một mình cô giáo ở nhà, nhà lại ở trên quả đồi đơn độc phía trong cùng, xung quanh không có nhà nào, tôi bèn bế thốc bà cụ vào giường làm hô hấp nhân tạo, nhưng cụ đã tắt thở, chắc đã lâu cô giáo mới phát hiện. Tôi cùng các bạn chờ một lúc cho đến khi người thân, hàng xóm mà cô Tình đi gọi đến đông, bọn tôi mới sang lớp học, tiết học đó thầy Đính cũng cho lớp nghỉ luôn.
 Tôi và Duy Đông ở nhà của bà Hinh, vì con trai đầu đi bộ đội, nhà chỉ hai mẹ con, cậu con trai tên Thắng ít tuổi hơn tôi, nhưng nhiều tuổi hơn Đông, bà cụ thì khó tính nhưng Thắng vui vẻ và thân tình. Hàng ngày lúc rảnh rỗi ba anh em lại ra vừờn hái chè rồi cùng sao chè. Những ngày ở nơi sơ tán tuy hẻo lánh nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy vui và hay đến nhà nhau chơi (nhà dân nơi sinh viên ở). Có những hôm rủ nhau đi bộ ra Phổ yên hoặc Gò đầm cách đó hơn 10 cây số đường rừng để xem chiếu bóng, chúng tôi phải đi từ gần năm giờ chiều. Hết năm thứ ba thì lớp lại rời nơi sơ tán về trường.
Sang năm thứ tư thì mấy lớp K6 lại được ở trong khu nhà xây ba tầng gần T Ba nhất, gần khu nhà cũ chúng tôi ở (Nay đã là Xưởng trường). Bếp ăn của trường là khu nhà lá bên cạnh nhà ăn cho K5, K6. K7, K8 và một số giáo viên, đến bữa chúng tôi mang bát đũa xuống nhà ăn nộp phiếu ăn để ăn cơm. Thế là chế độ tự quản chấm dứt, bản thân tôi như trút được gánh nặng. Thời gian cứ trôi, chả mấy chốc đã đến thời kỳ làm Đồ án tốt nghiệp. Hết đợt nghỉ Tết Nguyên đán Ất mão (1975) tôi về thực tập tốt nghiệp tại Nhà máy xe đạp Thống nhất (Đống đa, Hà nội). Thực tập xong thì vừa đúng dịp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những ngày đó không khí ăn mừng chiến thắng tại Hà nội thật đáng nhớ. Tôi về trường hoán tất Đồ án và bảo vệ tốt nghiệp. Thế là tôi hoàn thành khoá học khá suôn sẻ, tuy khá vất vả. Tháng 10/1975 tôi nhận Quyết định phân công công tác của trường về Nghệ an.

                                                     *
                                                   *    *
Hơn bốn mươi năm đã qua, nay nhớ lại như mới hôm qua, hôm kia. Bao nhiêu biến động: từ giữa năm 1971 rồi sang năm 1972, hơn phân nửa sinh viênnam K6 phải nhập ngũ vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Năm thứ nhất và năm thứ hai, số sinh viên K5 rớt xuống rất đông, đến nỗi trường phải thêm một lớp máy C (K6MC) nữa. Dù đang học dở, vào bộ đội sau đó hết chiến tranh, về học những khoá sau, hoặc ở lại quân đội, rồi những sinh viên không tiếp tục ở K6 mà phải rớt xuống khoá dưới và một ít người do lý do này hoặc lý do khác phải rẽ ngang giữa chừng… Nhưng theo quy ước, cứ dến Chủ nhật gần ngày 01/10 hàng năm là gặp mặt nhau (Ngày 01/10/1970 là ngày tựu trường của khoá 6). Truyền thống này đã được duy trì vài mươi năm nay, còn trước đó, trong thời bao cấp, anh chị em ra công tác, phần lớn đang khó khăn vất vả, đang lo bươn chải vì cuộc sống thường nhật, nên việc tổ chức họp mặt khó khăn, và cũng ít người nghĩ đến, nên bẵng đi một thời gian dài, gần hai mươi năm, sau đó mới tổ chức gặp mặt... Gặp mặt hàng năm thường được tổ chức mỗi năm tại một địa phương, nhưng vẫn được duy trì đều đặn, năm nào cũng khá đông, thật ý nghĩa và xúc động. Duy trì được như vậy là nhờ sự nhiệt tình của những bạn K6 Hà nội, mà đặc biệt là mấy bạn trong Ban liên lạc: bạn Nguyễn Doãn Thọ (K6MB), Hồ Lê Thanh (K6MA), Đào Việt Dũng (K6I). Tuy đã gần cái tuổi "Xưa nay hiếm"nhưng cứ gần đến ngay 01/10 là mọi người lại háo hức. Mà kể cũng lạ, găp nhau không ai bảo ai, dù đã lên ông lên bà, vẫn xưng hô như tự thuở nào, vẫn: "bạn", "Tớ" thậm chí còn: "Mày", "Tao"… mà năm nào cũng gặp, thế mà không khi nào hết chuyện…
Dù biết rằng: "Sinh, lão, bệnh, tử"  lẽ thường tình, nhưng sự ra đi của anh Chí Đông(Thái bình), anh Cương (Hà nọi), anh An (Lạng sơn), trẻ hơn như Trần Hùng (Nghệ An), Cảm, Quang (Hà Nội), rồi  mấy bạn hy sinh ở chiến trường (Thu, Liêu…). Vẫn làm mọi người ngậm ngùi mỗi lần gặp nhau.
Lại chuẩn bị đến ngày gặp nhau nhân kỷ niệm lần thứ 43 ngày tựu trường !. . .

                                                                                                      Tháng 9/2013

15 nhận xét:

  1. Anh Thị ơi! Anh có biết Dũng chit sung sướng thế nào không khi nghe tin anh gửi bài đăng blog? Mặc dù hơi vất vả để gửi thành công nhưng thật xứng đáng để ngay khi về đến nhà sau một chuyến đi xa vì tình nghĩa là Dũng chit lao ngay vào tìm thư anh và đưa bài lên khuôn. Loay hoay mât 1 tiếng đồng hồ mới chỉnh sửa xong và thay đổi hẳn đầu đề bài viết (anh đồng ý chứ?), Tâm sự của anh đã đến với anh em bạn bè K6 ngay cuối ngày hôm qua (21h48). Dũng chit tin rằng mọi người sẽ rất nhiều cảm xúc khi đọc bài viết và sẽ nhiều "nhận xét". Và đặc biệt là sẽ "noi gương" người lớp trưởng xưa, mạnh dạn và tâm huyết công hiến, đóng góp cho BLOG K6 thật là một nơi mỗi ngày phải vào thăm ba bốn bận và là trang "home" của tất cả hội K6 chúng ta! Xin cảm ơn anh rất nhiều và chúc anh luôn khỏe!

    Trả lờiXóa
  2. Xin cảm ơn bạn Trần Minh Hải đã gửi cho blog một tấm họa tuyệt vời. Bạn làm cho chúng tôi càng thấy nhớ những nơi đầu tiên, những ngày đầu tiên trong đời sinh viên của mình. Khi gọi bạn để báo chương trình đi Quảng Bình thì biết tin bạn đang nằm viện (tuy không nguy kịch đến tính mạng), mình rất tiếc. Mong bạn chóng khỏi và ra viện sớm để kịp thời tham gia chuyến đi chắc là bạn cũng đang mong lắm!

    Trả lờiXóa
  3. Trời ạ ,Tôi không ngờ rằng anh Thị của chúng ta lại có một kho tư liệu và tình cảm quý giá đến vậy.Cảm ơn anh Thị nhiều lắm,có ai K6 mà quên được một người anh thấp đậm thậm chí còn đen ròn nữa chưa (lính hải quân mà ) nhưng rất yêu qúy đàn em và rất tận tình với Mọi người.Giờ cũng vậy quên sao lần vào dự hội K6 ở Vinh mà anh dành tâm huyết tổ chức rất hoành tráng nhưng đầm ấm vô cùng ,đầy tình cơ Điện thể hiện ở sự giao lưu với các thầy và anh -chị khóa 4-5 ở Nghệ an -Hà Tĩnh.Chúc anh chị manh khỏe ,viết nhiều hơn và cho anh em K6 vào Vinh vui cùng anh chị dịp sắp tới.

    [img]http://1.bp.blogspot.com/-eaKkKgl8dF0/UiQEvM29EsI/AAAAAAAAIdU/UenDQPZWZIw/s400/IMG_0024.JPG[/img]



    [img]http://3.bp.blogspot.com/-Zr5qfi1aG5w/UiQE1UzaaoI/AAAAAAAAIdc/XjVUroh562Q/s400/IMG_0025.JPG[/img]



    [img]http://4.bp.blogspot.com/-fkdw6qi8Ejs/UiQFIM64F8I/AAAAAAAAIdk/340unzyE8U4/s400/IMG_0026.JPG[/img]



    [img]http://3.bp.blogspot.com/-mZcIsHaGIaM/UiQFra9UT3I/AAAAAAAAId8/egpbrHBkcqc/s400/IMG_0030.JPG[/img]



    [img]http://4.bp.blogspot.com/-ZZHj1BHPTa0/UiQGoMyz0fI/AAAAAAAAIec/7Hv-_VhAfH0/s400/IMG_0032.JPG/img]



    Trả lờiXóa
  4. Những hình ảnh để mọi người nhớ đến thời Sim-Mua còn đâyy là snh Thị trong buổi tối giao lưu giữa đoàn CCB Cơ Điện đi Xuyên Việt tháng 10-2012 với Cơ Điện Nghệ An tại Cửa Lò

    [img]http://2.bp.blogspot.com/-7Dz1IFo9RSU/UPup66NOveI/AAAAAAAACXY/57oRoozw5F0/s320/IMG_5270.jpg[/img]


    [img]http://4.bp.blogspot.com/-aOaY3MxTj0s/UPup7gJu6yI/AAAAAAAACXc/-NWSzXLlw98/s320/IMG_5271.jpg[/img]


    [img]http://4.bp.blogspot.com/-qaZWZImAxYg/UPup9e0wy5I/AAAAAAAACX4/Exp9K_4_KBA/s320/IMG_5275.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
  5. Kính gửi anh Thị
    Đọc bài này thấy như đc gặp Anh, như ngay từ ngày đầu anh dẫn bọn đàn em lớp A đi cắt gianh( chi tiết Thuyết bắt con dúi thì nhiều người nhớ, nhưng dành chút cơm biếu anh chị chủ nhà thì quả thật, hôm nay mới đc biết) rất cảm động và sung sướng.
    Bài viết như 1 lời tâm sự cá nhân, nhưng lại như một trang biên niên sử ghi lại khá nhiều kỷ niệm của cả K nhưng nhiều hơn tất cả là lớp A.
    Em là một trong những bạn đi lính tháng 5/72, nên qua bài này biết thêm đc nhiều những hoạt động của các bạn mình những năm sau đó, cũng rất vất vả, sơ tán lung tung, sinh hoạt thiếu thốn, đường xá xa xôi...Nhưng bằng tình người, tình bạn, sức trẻ dã vượt qua tất cả.
    Anh Thị ơi, dù sau này đã về học K10, nhưng tất cả bọn em , những người ko ra ở K6 đều giống nhau là luôn dành rất nhiều tình cảm cho cái " Thủa ban đầu lưu luyến ấy", luôn nhớ thời sinh viên trong sáng , vô tư .. Đăc biệt, nhớ các anh lớn tuổi, như anh Nguyễn Chí Đông, anh Trịnh Tiến, Đỗ Hải Đài, Hoàng anh Thơ,Trịnh Bảo, Vũ An.. nhất là anh Thị, người lớp trưởng, học khá, vẽ dẹp( nhất là cô gái mặc áo dài , tóc dài, ngực tròn căng, đội nón, mắt mơ màng..), lại hay đi đá bóng với bon trẻ chúng em, việc chi cũng dành hết phần nặng về mình...
    Cảm ơn anh đã dành thời gian , ghi lại những kỷ niệm của những ngày xa xa ấy
    Thế giới tinh thần của anh hãy còn mênh mông lắm đấy.
    Yêu anh nhiều và mong anh cùng đại gia đình luôn hạnh phúc. Kính

    TB : Dũng chít có cái bức ảnh vẽ minh họa k6 hay quá nhỉ, Tài thật, bạn Hải vẽ " ngon " quá.

    Trả lờiXóa
  6. Mặc dù đã được nghe kể nhiều lần nhưng mỗi lần đọc lại ký ức xưa về những ngày đầu bước chân lên trường cơ điện mà vẫn thấy nao lòng, cảm ơn anh Thị nhiều về bài viết của anh.

    Trả lờiXóa
  7. Ôi lớp trưởng tôi, vẫn có trí nhớ tuyệt vời. Ngày đấy anh Thị rất yêu quý các em gái k6, nhất là bốn em lớp A và bây giờ vẫn thế.

    Trả lờiXóa
  8. Có một đoạn này anh Thị nhớ sai: "Đợt một đi 1/2 sỹ số lên Đồng xiềng, huyện Phú lương, Bắc cạn để cắt gianh, còn nửa còn lại theo chỉ dẫn của Phòng XDCB nhà trường đi san nền ở gần chợ T Ba nhất, sát quốc lộ 3. Khi đoàn cắt gianh về thì số này tiếp tục đi chặt nứa cũng miệt Bắc cạn."
    Thực ra hồi đó một nửa còn lại cũng đi chặt nứa ngay sau đoàn cắt gianh có 5 ngày thôi. Nhưng đi sâu vào rừng hơn, khoảng 3-4km gì đó. Trong lúc cắt tranh nứa thì hai nửa còn tổ chức giao lưu đá cầu chinh với nhau... Và đặc biệt tôi thấy cánh con trai còn tranh luận xem con gái cắt tranh xinh hơn hay chặt nứa xinh hơn.
    Hồi đó lớp Điện đi nứa có 2 nữ là Toàn và Thoa, còn gianh là Hiền và Cúc. Riêng tôi thì thấy con gái cắt gianh xinh hơn. Ngay hôm đầu tiên khi đi qua khu cắt gianh để vào khu chặt nứa, thấy 2 bạn gái giơ tay vẫy vẫy khi xe tải chở mình chạy qua chân đồi, mình đã thấy như bị "sét đánh" rồi! Hì...hì....

    Trả lờiXóa
  9. Có lẽ cho đến bây giờ, trong dân CƠ ĐIỆN nhà mình chưa từng có ai viết nên một trang hồi ký chân thực, chi tiêt, sâu sắc và tình cảm đến như vậy. Các sự kiện xẩy ra liên tiếp trong 6 năm (từ 1969 đến 1975), cách đây 38 năm mà anh Nguyễn Văn Thị, lớp trưởng K6MA kể lại như vừa mới xẩy ra hôm nào! Anh có một trí nhớ tuyệt vời, nhưng cao hơn cả là tình yêu CƠ ĐIỆN, tình cảm bạn bè đồng môn đã gắn quyện với nhau từ những ngày gian khổ nhất, điều đó thật sự đã kết nối quá khứ với hiện tại và có lẽ sẽ đi theo suốt cuộc đời này. Thế hệ đàn em vô cùng cảm ơn anh về bài viết này đã cho chúng em biết rõ hơn những gì xẩy ra trước 24.10.1974 đối với các anh chị khóa trước. Nhưng điều lớn lao hơn là tình người CƠ ĐIỆN, có lẽ chỉ riêng có với thế hệ anh em mình mà thôi. Một lần nữa xin cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa
  10. Đọc song hồi ký của bác Thị mình cũng có một kỹ ức nhỏ để mọi người cang hiểu sinh viên cơ điện hơn nôi dung tự sự như sau ''Suốt buổi chieeufcuws đi ra đi vào mong sao cho nhanh tối.Một cuộc hẹn v0wis một bạn khác giới .Mong chờ thằng em con bà chủ đi làm veeddeer có thể mượn được chiếc xe đạp chả là người bạn ở mãi tận trường văn hoá dân tộc cách lưu xá chừng 15 km.Rồi 17h đã đến chú em đi làm về thế là vội vã hỏi mượn xe.Thằng em không nói gì cứ lùi lũi đi tắm ,rồi đi ăn cơm tối định xoay phương án khác thì đột nhiên nó đến bên nói anh chuẩn bị song chưa chưa kip trả lời thì nó nói luôn em cung đi lên thành phố hai anh em mình cùng đi không biết nó lên thành phố làm gì . Mình đi gập bạn gái mà nó đi cùng thì...rồi bảo nó chờ ở đâu .Thôi thì cứ đi đại rồi sử lý sawu vậy.Thế là hai thằng đàn ông trên chiếc xe phượng hoàng cùng thay nhawu đap tiến về thành phố. vừa đi vừa gạ hỏi xem nó đến chỗ nào.Chưa kịp nói gì nó chủ động anh cho em xuống trường sư phạm hoá ra cả một duộc với nhau mình nghĩ thầm và mừng quá rồi hẹn nhawu 23h là về nhé thế là thoáng nghĩ làm gì thì làm cho nhanh kẻo lỡ .vèo cái đã đến trường văn háo.đến đây thì chẳng còn gi mà nói vèo cái đã 23h phải chia tay bạn về đón thằng em thôi .Trên đường về đường tối đen thui lác đác vài ngonl đèn của nhà dân hắt ra đường.Chú em khoẻ nó đèo mình ngồi sau . qua dốc viên lao đến gần đốc 19/5 một oto có đèn đi phía sau soi rõ hai thằng đực đèo nhawunhowf ánh sáng của otoo đi nhanh được chút ít oto qua nhanh mải nghĩ về cuộc gâp vừa rồi thì bỗng nhiên nghe tiếng kêu 'Cứu em với các anh ơi 'vỗ vai thằng em nói mày có nghe thây gì không nó trả lời có nhưng không rõ còn nữa

    Trả lờiXóa
  11. Rồi lại có một chiếc ôt phía sawu chiếu pha mình nhìn rõ có hai người trên quả đồi 19/5.Hai anh em dừng xe nhìn lên và quyết định lên đồi. .Lên gần nơi thì thấy một bóng người chạy xuống về phía kia của quả đồi .Rồi một bóng nửa chạy về phía hai anh em . Theo phản xạ hai anh em dừng lại bóng den đó đến gần và nói C Ư U E M VƠI .Ôi hoá ra là một cô gái trên tay lại có cả túi du lịch nửa Em tiến lai om chầm lấy tôi ôi tự nhiên mình lại sợ định bỏ chạy thì thằng em lên tiếng nó quát CÔ LAM GI Ơ ĐÂY BỊ CƯỚP À .Hổn hển không ra lời cô gái nói em BI LỪA Mình bình tĩnh lai và nói en có sao không ,Rồi cả ba người cùng đi bộ xuống chân đồi nơi để chiếc xe đạp rồi cùng ngồi nghỉ trên phiến đá gần cổng 19/5

    Trả lờiXóa
  12. Bình tĩnh lại cô gái bắt đầu kể lại sự tình .EM quê ở Bắc ninh có người nhà làm ở xí nghiệp 19/5 công ty gang thép thái nguyên .Em đi tầu hà nội thái nguyên và xuống ga lưu xá tầu dừng lai ở ga lúc 19h nhìn ra cửa thấy ghi ga lưu xá em xuống ga em đâu có biết có ga lưu xá B Vừa xuống sân ga thì gập một người mặc chiếc áo ba đờ suy ,loai áo mưa của cn đường sắt. Người ấy chủ động đến hỏi vé em , em đưa vé tầu và hỏi thăm đường về xn 19/5 ôi may quá anh soát vé nói nhà tôi cũng gần đó cô chờ tôi về cùng em mừng quá đứng chờ anh ấy một lúc sawu anh ấy đến và hỏi cô gì đi 19/5 đâu rồi em nhanh nhẩu nói em đây . thế là hai người dung dăng dung dẻ đi bộ từ lưu xá B về 19/5 vừa đi vừa nói chyện khi đến quả đồi này anh ấy nói ngồi nghỉ và anh ấy giở trò sàm sỡ sau đó còn đoi quan hệ với em .May nếu không nhìn thấy hai anh qua ánh đèn ôt thì không hiểu giờ này em ra sao .Em cám ơn hai anh nhiêu lắm. Mình nghĩ ngay là đã làm mất cơ hội của gã dê cụ ấy rồi chắc nó mà biết thì cay mình lắm đấy.

    Trả lờiXóa
  13. Thôi muộn rồi con em đây là xn 19/5 gã ấy đã đưa em về đúng địa chỉ rồi đấy , em vào chỗ đèn sáng và hỏi bảo vệ.Người nhà em ở tập thể hay nhà riêng em nói cũng không hỏi kyxrooif từ từ em đi về phía cổng công ty 19/5 .Hai anh em chờ khi bảo vệ gọi người nhà ra thấy có người đón thì hai anh em lên xe về TBA NHẤT

    Đến nhà mới biết đã gần 2h sáng rồi mệt rồi mình leo lên giường ngủ.Đang mơ màng về buổi gập ban gái ,cũng như cô ban gập giữa đường thì thấy gường mình rung lên .Mở mắt ra thì thấy ông bạn nằm ở gường dưới đã về Thấy mình trở mình biết mình còn thức .Ông bạn chủ động nói .Mày chưa ngủ à ừ tao khó ngủ quá .Thế là ông ban cùng gường chaaml rãi kể lại sự tình câu chuyện ra ga đón khách của mình

    Còn nữa

    Trả lờiXóa
  14. Mở đầu ông bạn nói tao cay hai thằng đi đường quá chớ không hôm nay vớ được món quá bở đang định hành đô ngj thì bọn nó tới thế là mình phải chuồn .Vờ như không hiểu gi mình hỏi món gì vậy tao đang đói đây .Hắn rành rọt kể tỉ mỉ từng chi tiết rằng gập được một cô gái bò lạc tân bắc ninh xuống thật là xinh ,trẻ đep lại là sinh viên .Trời hắn tặc lưỡi và nhắc đi nhắc lại những việc hắn ta đã làm với cô bé .Còn nó làm cái gì thì khỏi kẻ . Nó còn tiếc là chưa làm được việc lớn với cô bé như dự kiến của nó .Và nó không quên nhắc đến 2 thằng đi dường phá đám .Nàm ở tầng trên mà suýt bật cười .hắn hỏi tiếp mày đã nghủ chưa

    Nếu lộ ra chắc nó đập mình chết. Nhớ lại lúc hắn từ k5 nhảy dù xuống bố hắn từ hải phòng lên thăm ,nao có được gập nó đâu ,ông than vãn với mình .Tôi chỉ mong nghửi cái mùi mồ hôi của nó mà không được ,chờ mãi 2 ngày mà không thấy nó về .Biết nó đi đâu mà chỉ cho ông áy cơ chứ.Rồi ông quyết định ra về và gửi lại cho tôi 30 đồng ‘’ngày xưa 10 đồng cụ mượt là to lắm’’bát phở bà H CÓ 3 HÀO .Ong nói với tôi mỗi tháng cháu giúp bác đưa cho nó 10 đồng rồi ông mới ra tầu được vài giờ quỷ tha ma đưa thế nào nó lại về .Mình nói ông bố vừa ra tầu ,nó đâu có quan tâmvà chỉ hỏi có gửi tiền cho tao không .Mình đành nói có 10 đồng đây nó không tin và nói phải nhiều hơn ,mình nói có thế thôi .Nó cũng không vừa quyết tâm đòi bằng được đủ 30 dồngđấy nó hiểu bố nó như vậy .C ó hôm mình ra nhà người quen ở cây số 8 chơi vừa vao thi bà chủ có cô con gái thật xinh chả là bà cụ cũng thich mình làm rể bà nói bạn con vừa ở đây an mít nó nói rủ con đi cùng con không đi
    Rồi ngày thàng năm trôi đi hết năm thứ 3 thì nó ra trường sớm không hiểu giờ nó ở đâu đọc mấy dòng này chắc nó nhớ tói người banl cùng giường với nó .Và 2 thằng không cho nó hại cô gái chính là thằng nằm gường trên cùng nó đấy

    HÊT
    Mở đầu ông bạn nói tao cay hai thằng đi đường quá chớ không hôm nay vớ được món quá bở đang định hành đô ngj thì bọn nó tới thế là mình phải chuồn .Vờ như không hiểu gi mình hỏi món gì vậy tao đang đói đây .Hắn rành rọt kể tỉ mỉ từng chi tiết rằng gập được một cô gái bò lạc tân bắc ninh xuống thật là xinh ,trẻ đep lại là sinh viên .Trời hắn tặc lưỡi và nhắc đi nhắc lại những việc hắn ta đã làm với cô bé .Còn nó làm cái gì thì khỏi kẻ . Nó còn tiếc là chưa làm được việc lớn với cô bé như dự kiến của nó .Và nó không quên nhắc đến 2 thằng đi dường phá đám .Nàm ở tầng trên mà suýt bật cười .hắn hỏi tiếp mày đã nghủ chưa

    Nếu lộ ra chắc nó đập mình chết. Nhớ lại lúc hắn từ k5 nhảy dù xuống bố hắn từ hải phòng lên thăm ,nao có được gập nó đâu ,ông than vãn với mình .Tôi chỉ mong nghửi cái mùi mồ hôi của nó mà không được ,chờ mãi 2 ngày mà không thấy nó về .Biết nó đi đâu mà chỉ cho ông áy cơ chứ.Rồi ông quyết định ra về và gửi lại cho tôi 30 đồng ‘’ngày xưa 10 đồng cụ mượt là to lắm’’bát phở bà H CÓ 3 HÀO .Ong nói với tôi mỗi tháng cháu giúp bác đưa cho nó 10 đồng rồi ông mới ra tầu được vài giờ quỷ tha ma đưa thế nào nó lại về .Mình nói ông bố vừa ra tầu ,nó đâu có quan tâmvà chỉ hỏi có gửi tiền cho tao không .Mình đành nói có 10 đồng đây nó không tin và nói phải nhiều hơn ,mình nói có thế thôi .Nó cũng không vừa quyết tâm đòi bằng được đủ 30 dồngđấy nó hiểu bố nó như vậy .C ó hôm mình ra nhà người quen ở cây số 8 chơi vừa vao thi bà chủ có cô con gái thật xinh chả là bà cụ cũng thich mình làm rể bà nói bạn con vừa ở đây an mít nó nói rủ con đi cùng con không đi
    Rồi ngày thàng năm trôi đi hết năm thứ 3 thì nó ra trường sớm không hiểu giờ nó ở đâu đọc mấy dòng này chắc nó nhớ tói người banl cùng giường với nó .Và 2 thằng không cho nó hại cô gái chính là thằng nằm gường trên cùng nó đấy

    HÊT

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]