K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

18 tháng 6, 2016

Có chuyện tướng thì lĩnh, lính thì tráng vậy?

MẠNH K8

Tao Vo Van
22 hrs ·
Nỗi buồn Trường Sa
Mình vừa nghe kể những chuyện thật bất ngờ và quá buồn từ bộ đội hải quân đặc công nước thuộc Quân chủng Hải quân, sắp ra Trường Sa theo lệnh điều động, tâm sự.
Theo đó, các sĩ quan được điều động ra Trường Sa trấn giữ có thời hạn đều được hưởng chế độ tăng gấp đôi thu nhập so với ở đất liền.


Trước khi ra, họ phải qua 3 tháng tập huấn tại Vùng 4 Hải quân (bán đảo Cam Ranh). Nghĩ đồng đội sắp "có tiền", bộ phận (khung) tập huấn tranh thủ "chặt chém", "ngắt ngọn".
Học viên tập huấn phải bỏ tiền mua mọi thứ, kể cả chiếu nằm, bia tập bắn... cơm nhà bếp nấu cực kỳ dở, nhiều bữa sống, khê, ăn mỡ heo trường kỳ. Học viên không ăn nổi, đói bụng, rủ nhau xuống cantin thì 5 tô mì tôm (có thêm quả trứng), tổng cộng phải trả 180.000 đ (36.000đ/tô). Cantin đều do người nhà cán bộ Vùng 4 quán xuyến. Phản ánh cơm dở thì nhà bếp "trừng phạt" bằng cho ăn tệ hơn. Đi chơi ngoài doanh trại thì nộp 200.000đ. Qua đêm 500.000đ. Thắc mắc thì khỏi đi luôn.
Khám sức khỏe mà không lót tay quân y thì tim mạch "có vấn đề" ngay (không được ra Trường Sa nữa). Lỡ bị ghi phiếu khám "có vấn đề", "nôn ra" một chút thì quân y xé liền, lập phiếu mới tắp lự, lại "khỏe như vâm"...
Mấy năm trước, khi đi mua yến sào giúp bạn bè ở Hà Nội, chủ sạp bán yến kể: sĩ quan Vùng 4 hải quân rất hay mua để biếu cấp trên, "chạy một suất" đi Trường Sa, mình đã thấy kỳ quặc và buồn.
Năm nọ, có vụ tai nạn giao thông thảm khốc tại QL1 qua Cam Ranh. Bốn cơ sở tại địa bàn tham gia cấp cứu, chữa trị thì 3 cơ sở y tế dân sự của tỉnh đều không thu tiền (quy định của nhà nước), chỉ có Bệnh xá Vùng 4 là thu tiền, bị báo chí phản ánh và cấp trên đã phải xử lý lãnh đạo bệnh xá, buộc trả lại tiền.
Trong khi cả nước hướng về Trường Sa, hỗ trợ tinh thần và vật chất dồi dào thì có những cán bộ Vùng 4 Hải quân lại quá tiêu cực.
Có lẽ mình già rồi, lạc hậu rồi, nên suy nghĩ của mình không theo kịp "thời đại"?
Từng tham gia quân ngũ trước 1975, mình rất buồn và thật sự lo lắng. Mình không tin sức mạnh chiến đấu của một đội quân nỡ "ăn thịt" đồng đội. Thế hệ lính tráng thời mình chịu mọi gian khổ hy sinh, chứ chẳng cam chịu bị bóc lột, đè nén, áp bức.


Dong Hoang - Cho cái đám "bộ phận" ấy ra trước, rồi thay hết "bộ phận" ấy bằng những cb, chiến sỹ đã đi Trường Sa về!
Vùng 4 có thêm việc làm rồi đây, bác Lê Mạnh Lê Sỹ nhỉ. Em có lẽ cũng lạc hậu vì chỉ đc biết các anh đến cuộc chiến biên giới kết thúc :(!
Unlike · Reply · 2 · 2 hrs · Edited
Đào Việt Dũng Tôi biết các chiến sĩ ra Trường Sa cũng phải "như thế nào" từ lâu rồi.... ha...ha... cho nên thật sự lòng rất muốn ủng hộ nhưng lý trí lại mách bảo sẽ làm hư chiến sỹ...


1 nhận xét:

  1. Ở quân chủng Bộ binh, trước khi lâm trận, Ban tham mưu xây dựng một số biện pháp Dự phòng theo chiều hướng xấu.

    Nếu đại đội trưởng hy sinh thì đại đội phó (tác chiến) lên thay. Trường hợp cả ban chỉ huy đại đội gồm đại đội trưởng, đại đội phó, chính trị viên hy sinh hết thì trung đội trưởng trung đội nào lên thay v.v…

    Chính vì được chuẩn bị tốt như vậy, nên khi bị tổn thất, họ vẫn chiến đấu và nhiều khi, vẫn chiến thắng. Nếu tinh thần này được duy trì, ví dụ như khi chiếc máy bay SU 30 vừa rơi, mất liên lạc thì lập tực máy bay ứng cứu bay đến ngay vùng vừa rơi (Trường hợp máy may ứng cứu CASA cũng vậy) Nếu trong 20 phút, đã tiếp cận được vùng máy bay gặp nạn, thì tổn thất có thể được hạn chế.

    Hồi máy bay Mỹ oanh tạc miền bắc, người ta đã Dự phòng cho phi công của họ cả một lá cờ Mỹ có in dòng chữ bằng tiếng Việt có nội dung đại thể: “Xin hãy cứu giúp tôi, chính phủ Mỹ sẽ đền đáp CÔNG ơn của bạn”.

    Không những vậy, công việc chuẩn bị cho THẤT BẠI của họ còn chu đáo hơn nhiều. Mời các bạn nghe câu chuyện nhỏ dưới đây.

    Một máy bay F4H của Hải quân Mỹ bị bắn rơi ở Phú Thọ năm 1967 khoảng hơn 5 giờ chiều. Phi công nhảy dù xuống vùng ven sông Đà. Nhưng, máy bay ứng cứu tập trung oanh tạc ở mạn Tam Nông giáp Thanh Sơn, xa mục tiêu thật chừng 40 km. Các lực lượng tìm kiếm của ta bị hút theo vào vùng này. Tối hôm đó, viên phi công đã tiến từ rừng ra bờ sông Đà, đi giật lùi, vừa đi vừa ném những miếng vải, miếng khăn xé ra sau khi lau máu ở vết thương.

    Buổi sáng hôm sau, các lực lượng tìm kiếm của ta (Thời Đại tá Lê Tu làm Tỉnh đội trưởng) tiến theo dấu vết này, đi vào rừng để tìm kiếm. Súng phòng không hạng nhẹ cũng được kéo vào cánh rừng nghi là nơi ẩn nấp của viên phi công chờ bắn những máy bay đến cứu.

    Bất ngờ, khoảng 8 giờ sáng, khi hầu như toàn bộ lực lượng tìm kiếm đang xoắn vào mục tiêu trong rừng thì máy bay trực thăng bay ra ven sông, kéo viên phi công lên máy bay, trốn thoát.

    Có thể nói, phía Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ cho những phương án thất bại, kể cả tình huống này và họ đã thành công.

    Công cuộc tìm kiếm máy bay SU 30 và CASA của ta gặp nạn, có thể còn rất vất vả, rất tốn kém có lẽ vì một nguyên nhân: Hình như ta không chuẩn bị cho những phương án Dự phòng. Đến đâu, tính đến đó.

    Cái giá phải trả cực kỳ đắt!

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]