K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

23 tháng 10, 2014

"Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này"

(LĐ) - Số 248 LÊ THANH PHONG - 6:41 AM, 23/10/2014


Đó là phát biểu của đại biểu Trần Du Lịch tại diễn đàn quốc hội, khi bàn về việc tăng lương cho cán bộ công chức. Bởi vì, để cải cách tiền lương theo đúng lộ trình, cần phải có 40.000 tỉ đồng. Vác cuốc đào đâu ra bây giờ?

Vì không biết vác cuốc đào đâu ra tiền, nên trước đó, báo cáo trước Uỷ ban Thường vụ sáng 9.10 về tình hình thực hiện thu - chi ngân sách nhà nước và tình hình kinh tế, xã hội năm 2014 và năm 2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay: Do ngân sách năm 2015 còn nhiều khó khăn, bội chi lớn, chi trả nợ tăng cao, chưa bố trí được nguồn để điều chỉnh tiền lương cơ sở.

Lương phải tăng nhưng tiền không có. Vậy đâu là giải pháp?
Theo đại biểu Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN - cần giảm cán bộ công chức để tăng tiền lương; quan trọng là khắc phục tham nhũng và giảm đội ngũ công chức có tiền lương cao nhưng làm việc kém hiệu quả.
Từ trước đến nay, nhiều người cho rằng tăng lương mới công bằng vì đời sống của cán bộ công chức còn thấp. Tuy nhiên, ít ai thấy sự bất công nếu tăng lương. Một bộ máy cồng kềnh, trong đó có 30% vác ô mà đòi tăng lương sao đặng. Dân è cổ đóng thuế để trả lương cho một đống người ăn không ngồi rồi chưa kể còn phá hoại đó hay sao.
Dứt khoát không thể tăng lương khi còn để nguyên bộ máy này. Thực tế cũng cho thấy không có đủ lực để cải cách tiền lương theo đúng lộ trình. Chỉ còn cách làm như đại biểu Trần Thanh Hải đề xuất, giảm cán bộ công chức, phòng, chống tham nhũng hiệu quả.

Hai việc giảm biên chế và phòng, chống tham nhũng tưởng rằng xa lạ nhưng thực ra có mối quan hệ rất chặt chẽ. Giảm được 30% số công chức vác ô, trong đó có quan chức vác ghế, thì không những giảm quỹ lương rất lớn, mà còn hạn chế được tình trạng tham nhũng. Chính cái đám quan tham, thầy dùi, thợ đục này mới nguy hiểm, không tham nhũng lớn thì cũng ăn vặt.

Và một mối quan hệ nữa, đó là giảm biên chế sẽ tiết kiệm chi tiêu. Ngoài quỹ lương phải trả cho đám vác ô, vác ghế. Nếu cho họ nghỉ, Nhà nước sẽ tiết kiệm được nguồn ngân sách không nhỏ phải chi cho họ. Điện, nước, điện thoại, tiệc tùng, hội nghị, hội thảo, xăng xe, tàu bay, khách sạn và đủ thứ linh tinh cho cả vạn người vác ô mỗi tháng là con số không hề nhỏ.

Một bộ máy chính quyền tinh gọn, lành mạnh, lương cao thì mới làm việc có chất lượng và hiệu quả. Còn với tình trạng hiện nay, có nhiều người không sống bằng lương mà bằng thu nhập không lương thiện. Dân lại phải còng lưng nuôi cả những kẻ tham nhũng trên đầu.

Xin nhắc lại một lần nữa câu nói của đại biểu Trần Du Lịch: “Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này”.

·                                  

2 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Khả năng trả nợ bắt đầu khó khăn"

    Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội (QH) ngày 22/10, ông Phùng Quốc Hiển cho rằng, khả năng trả nợ của Việt Nam bắt đầu có khó khăn do nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh qua các năm.
    Ông đánh giá như thế nào về cơ cấu chi ngân sách hiện nay?
    Chúng ta chi thường xuyên lớn, tăng nhanh trong vài năm qua và hiện chiếm tới gần 70% tổngchi. Khả năng trả nợ của chúng ta bắt đầu có khó khăn. Khoản trả nợ chiếm khá lớn trong tổng thu ngân sách.
    Trong chiến lược nợ không, khoản trả nợ không được vượt quá 25% tổng thu ngân sách nhưng ngay năm 2014 giới hạn này đã bị vượt rồi. Năm 2014 dự kiến dành 26% thu ngân sách để trả nợ và năm 2015 con số này dự kiến còn tăng lên hơn 30%.
    Trong bối cảnh này, chính sách giãn, giảm thuế tương đối nhanh đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Trong dài hạn chính sách giảm thuế chưa nuôi dưỡng được nguồn thu tăng, ngắn hạn rất khó khăn. Gánh nặng thuế giảm có tác dụng trong dài hạn nhưng nếu giảm quá mức thì mất đi công cụ đòn bẩy, công cụ quản lý doanh nghiệp.
    Nhưng chúng ta vẫn có thể tiết kiệm 10% để lấy nguồn tăng lương như các năm trước đã thực hiện?
    Tiết kiệm cũng đến giới hạn nào đó thôi. Nếu tiết kiệm 10% chi thường xuyên thì cũng chỉ được 6.000 tỷ đồng, trong khi muốn tăng lương cơ bản thêm 100 nghìn đồng thì cần 40.000 tỷ đồng.
    Không có tiền tăng lương nhưng tình trạng lãng phí, chi vượt dự toán vẫn xảy ra ở nhiều nơi cho thấy kỷ luật ngân sách không nghiêm, thưa ông?
    Đúng vậy! Chúng ta vẫn chưa siết chặt được kỷ luật tài chính. Chúng tôi đang kiến nghị, không được một khoản chi nào ra khỏi kho bạc nếu không có dự toán. Ngay trong Quốc hội, từ đầu năm các khoản chi đều phải có dự toán. Ủy ban Thường vụ quyết định kế hoạch và các ủy ban phải thực hiện nghiêm kế hoạch theo dự toán đã duyệt.
    Trong điều kiện căng thẳng ngân sách như hiện nay thì đề xuất lấy ngân sách để xử lý nợ xấu có hợp lý không, thưa ông?
    Theo tôi phải cân nhắc kỹ. Ở một số nước khi ngân hàng khó khăn Chính phủ cũng hỗ trợ mua lại nợ xấu, nhưng đối với Việt Nam cần xem xét thận trọng.
    Cảm ơn ông!

    [img]http://24h-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-10-23/medium/1414035833-thumbnail.jpg[/img]

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]