K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

26 tháng 8, 2015

NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN

Ngày 6/12 là ngày thành lập Trường Đại học Cơ Điện.
                  Hàng năm vào ngày 6/12 Trường Đại học Cơ Điện tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Trường. Việc làm này của nhà trường đã trở thành truyền thống. Cho nên gọi tắt là ngày truyền thống. Còn bây giờ (2015) Thầy Phạm Quang Thế không tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Trường vào ngày 6/12 nữa thì có nghĩa là không còn truyền thống nữa. Ví dụ truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, có nghĩa từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam luôn luôn có lòng yêu nước. Còn bây giờ (nói ví dụ thôi) dân tộc Việt Nam không có lòng yêu nước nữa thì truyền thống đó đã bị phá bỏ.

                  Bởi vậy nói ngày thành lập Trường là 19/8, ngày truyền thống của Trường  là 6/12 thì hoàn toàn sai. Mà ngày 6/12 nhà trường tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Trường Đại học Cơ Điện đã trở thành truyền thống. Năm nay (2015) Thầy Phạm Quang Thế không tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Trường Đại học Cơ Điện vào ngày 6/12 nữa thì truyền thống đó đã bị phá bỏ.
                  Không ai bắt được ai phải có lòng yêu nước dù rằng lòng yêu nước đã trở thành tuyền thống; cũng như không ai bắt buộc ai phải kỷ niệm ngày thành lập Trường Đại học Cơ Điện vào ngày 6/12 dù rằng kỷ niệm ngày 6/12 là ngày thành lập Trường đã trở thành truyền thống.
                  Vậy muốn ngày 6/12 là ngày truyền thống của Trường Đại học Cơ Điện  thì năm nào Nhà trường cũng phải tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Trường Đại học Cơ Điện vào ngày 6/12.
                  Tôi hoàn toàn không đề cập đến vấn đề cá nhân, và càng không đề cập đến vấn đề phe nọ phái kia. Mà tôi chỉ đề cập đến vấn đề ngày thành lập Trường Đại học Cơ Điện là ngày 6/12 là đúng còn ngày 19/8 là sai.

Thật vậy:
                  Một quyết định phải thấu tình, đạt lý mới trở thành hiện thực, mới đi vào lòng dân. Một quyết định mà chỉ thấu tình thì chỉ là phù phiếm, một quyết định chỉ đạt lý thì như một hòn đá nặng đè lên đầu dân. Dân Cơ Điện với một quyết định thấu tình không thôi thì dân Cơ Điện không khỏi như một loài phù du. Còn dân Cơ Điện với một quyết định đạt lý không thôi thì dân Cơ Điện không khỏi như một nô lệ mà quyết định đó như một hòn đá tảng nặng trĩu đè lên tâm hồn của mọi người dân Cơ Điện.
                  50 năm qua, ngày 6/12 là ngày thành lập trường Đại học Cơ Điện đã đi vào tiềm thức của mọi người dân Cơ Điện. Nhớ lại ngày 6/12 là mọi người dân Cơ Điện nhớ đến những ngày gian khó nhưng vô cùng tự hào của mình. Tựu trường nhưng không có nhà ở, không có lớp học! Dân Cơ Điện đã tự dựng lên nhà ở, tự dựng lên lớp học. Bằng cách nào? Bằng cách thầy trò cùng lên rừng khai thác tre nứa để mang về làm nhà ở, làm lớp học trên một triền đồi mênh mông sim và mua, nắng hanh và rét buốt. Song vào học vẫn với một lòng hiếu học. Hiếu học phải nói đã trở thành truyền thống của Trường Đại học Cơ Điện. Những kỳ ôn thi đói và rét; song hàng loạt sinh viên leo lên đồi sim, đồi mua để ôn thi cho tĩnh lặng. Luôn phấn đấu để được bằng người, và sự thực đã bằng người. Trong gian khó nên tình yêu thương nhau dễ nảy sinh và trở nên thấm đượm. Khi các bạn lên đường nhập ngũ đã có bao nước mắt, bao lời nói không nên lời (hồi đó ai cũng nghĩ rằng đi bộ đội là chết, không ai nghĩ đến ngày trở về). Vì một tình cảm sâu sắc nên K1 các bác cứ nghĩ rằng nếu thành lập trường vào ngày 6/12/1966 thì mình không phải là dân Cơ Điện nữa. Không phải thế, Thầy Đỗ Hữu Phú đã chọn ngày 6/12/1966 là ngày thành lập trường nhưng các bác vẫn được gọi là khóa 1; vì năm đó các bác mới học năm thứ 2 nên vẫn được ở lại trường để học chứ không phải về trường Bách Khoa học. Và Thầy Đỗ Hữu Phú vẫn lấy năm các bác K1 nhập học là năm thứ nhất. Đó là tình cảm của Thầy Phú đối với học sinh của mình. Nhưng thầy Thế lại lấy điều này để lý luận rằng nếu tính các bác học chuyên tu là khóa 1 thì thành lập trường phải là năm 1965. Mà đã thừa nhận điều này thì ngày thành lập trường phải là 19/8. Thầy Phú không nỡ gạt 2 lớp chuyên tu ra khỏi trường nên mới đặt tên là khóa 1; chứ không phải để sau này Thầy Thế lấy việc này để làm việc thay đổi ngày thành lập trường.
                  Đồng chí Phó Thủ Tướng Nguyễn Duy Trinh đã chỉ rõ cho lãnh đạo và thần dân Cơ Điện được rõ trong điều 2 ở quyết định ký ngày 18/9 là: Phân hiệu đại học bách khoa tại khu gang thép Thái Nguyên là phân hiệu của đại học Bách Khoa (nguyên văn: " đồng thời phải có những sự chuẩn bị cần thiết để khi có điều kiện thì sẽ thành lập trường đại học của địa phương, tách khỏi trường đại học Bách Khoa"). Vậy Thầy Phú không lấy ngày thành lập phân hiệu đại học Bách Khoa làm ngày thành lập trường đại học Cơ Điện là đúng (dù rằng thầy vẫn công nhận phân hiệu đại học bách khoa là tiền thân của trường đại học Cơ Điện bằng chứng là vẫn công nhận các bác học lớp chuyên tu là khóa 1). Còn thầy Thế chọn ngày thành lập phân hiệu Bách Khoa là ngày thành lập trường đại học Cơ Điện là sai. Vì thầy Thế chỉ nghĩ đơn thuần là phân hiệu Bách Khoa là tiền thân của trường đại học Cơ Điện nên ngày thành lập của nó phải là ngày thành lập trường đại học Cơ Điện. Trường đại học cơ điện tách ra khỏi trường đại học bách khoa vào ngày 6/12/1966. cũng giống như một số trường khác tách ra khỏi trường đại học Bách Khoa như trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Trường Đại học Xây Dựng, Trường Đại học Giao thông vận tải, … Các trường này họ cũng như Thầy Phú, họ không lấy ngày thành lập tiền thân của mình để làm ngày thành lập trường, mà họ giống như Thầy Phú là lấy ngày tách khỏi trường đại học Bách Khoa làm ngày thành lập trường. Thầy Thế phủ nhận điều này với Thầy Phú (vì Thầy Phú đã về với Tổ Tiên), nhưng không thể phủ nhận điều này với các thầy hiệu trưởng ở các trường đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Xây Dựng, đại học Giao thông Vận tải, …
                  Như vậy về lý mà nói, Thầy Thế phủ nhận Thầy Phú chọn ngày 6/12 là ngày thành lập trường là không có lý. Căn cứ vào điều 2 ký ngày 19/8/1965 Thầy Phú không chọn ngày 19/8 là ngày thành lập trường là đúng. Thầy Thế chọn ngày 19/8 là ngày thành lập trường hoàn toàn sai.

Hơn nữa:
                  Thầy Thế dựa vào hai chữ "đổi tên" ở quyết định ký ngày 6/12/1966 để khẳng định ngày 6/12 không phải là ngày thành lập trường, mà ngày thành lập tiền thân của nó mới là ngày thành lập trường. Mới đầu tôi cũng nghĩ là Thầy Thế có lý, nhưng đọc hết quyết định ký ngày 6/12/1966 và đọc lại quyết định ký ngày 19/8/1965 mới thấy rằng: Thầy Thế khẳng định như vậy là hoàn toàn vô lý. Bởi vì: Phân hiệu đại học tại khu gang thép Thái Nguyên thuộc đại học Bách Khoa (như điều 2 ở quyết định ký ngày 19/8 đã khẳng định), phân hiệu Cơ Điện thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Như vậy ngày 6/12 phân hiệu đại học Bách Khoa tại khu gang thép Thái Nguyên tách khỏi Trường Đại học Bách Khoa trở thành phân hiệu Cơ Điện trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Về lý mà nói ngày tách ra khỏi trường đại học Bách Khoa mới là ngày thành lập trường ( như bao trường khác tách khỏi trường đại học Bách khoa người ta cũng lấy ngày tách ra ấy làm ngày thành lập trường-ví như đại học Kinh Tế Quốc dân, Đại học Xây Dựng, Đại học Giao thông Vận tải, …). Và cũng về lý mà nói thì tính từ khi tách khỏi đại học Bách Khoa là phân hiệu Cơ Điện, phân hiệu Cơ Điện là tiền thân của đại học Cơ Điện Bắc Thái, đại học Cơ Điện BắcThái là tiền thân của đại học kỹ thuật Việt Bắc, đại học kỹ thuật Việt Bắc là tiền thân của đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.

Như vậy:
- Ngày đầu tiên phân hiệu đại học Bách Khoa tại khu gang thép Thái Nguyên, trực thuộc đại học Bách  Khoa có ở trên đời này là ngày 19/8/1965.
- Ngày đầu tiên phân hiệu đại học Bách Khoa tại khu gang thép Thái Nguyên, trực thuộc đại học Bách  Khoa đổi tên thành phân hiệu Cơ Điện (tiền thân của đại học Cơ Điện) tách khỏi đại học Bách Khoa, trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp là ngày 6/12/1966.
Qua đó ta thấy Thầy Phú chọn ngày 6/12/1966 là ngày thành lập trường là có lý. Thầy Phú chọn 2 lớp chuyên tu là K1 của trường là có tình. Thần dân Cơ Điện thấy rằng Thầy Phú có lý có tình khi chọn ngày 6/12 là ngày thành lập trường. Còn Thầy Thế chọn ngày 19/8 là ngày thành lập trường là không những không có lý như tôi đã trình bày ở trên; mà còn làm tổn hại đến tâm tư tình cảm của thần dân Cơ Điện. Mong rằng Thầy Thế đừng vì một lý do gì mà duy trì quyết định thay đổi ngày thành lập trường của mình. "Nhân vô thập toàn", "Lấy dân làm gốc", "Thấu lý đạt tình", "Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín" đó là những lời khuyên của các bậc thánh nhân. Kính mong Thầy Thế xem xét và thực hiện.
Nếu được vậy, xin chân thành cảm ơn Thầy Thế.
                                                                               TRỊNH XUYỀN – K6MA- Thần dân Cơ Điện.
   

9 nhận xét:

  1. Đất Kinh Bắc là đất Văn Hiến
    Kẻ sĩ Kinh Bắc lên tiếng thì khỏi phải chê.
    Mình nói vậy là để đùa vui với Xuyền - Chứ mình hoàn toàn đồng cảm, đồng tình với Xuyền về bài viết này.

    Trả lờiXóa
  2. Anh Trịnh Xuyền phân tích rất hay ,xin anh lưu tâm thêm :1- thầy Phú chọn ngày tháng 6/12 là đúng rồi ,nhưng sao không phải là năm 1966 mà lại là năm 1965.? 2-Từ "đổi tên" trong QĐ 204-CP về bản chất không giống như các lần đổi ,cải sửa tên sau này của trường. 3- từ "tiền thân" là từ Hán nghĩa là thân trước .Trong kinh Phật thì tiền thân là thân của kiếp trước ,vì có luân hồi nên có thân ở kiếp sau .Chẳng ai lại di tổ chức sinh nhật cho kiếp này lại lấy ngày sinh tháng đẻ của kiếp trước. Sau khi phân hiệu Đại học Cơ điện được ra đời, là trường độc lập của địa phương Thái nguyên đến nay chưa giải tán ,chưa sát nhập với trường nào ,chỉ có mở rộng ,thêm khoa ,thêm ngành nên đổi tên ,hoặc cải sửa tên gọi cho phù hợp ,chứ chưa tử để tái sinh lại ,nên không phải tiền thân của hậu thân .

    Trả lờiXóa
  3. TRẢ LỜI BẠN VAKHIMICK9MA
    1/ TIỀN THÂN:
    Tiền thân, theo nghĩa Hán Việt, tiền là trước, thân là bản thân. Theo quan niệm của Đạo Phật trong vũ trụ này có tồn tại thuyết Luân hồi. Ví như con người chết đi thì qua 9 kiếp 10 đời sẽ trở lại kiếp người. Tại sao có 9 kiếp mà những 10 đời? đây chẳng qua là phép đếm mà thôi. Giống như bài toán trồng cây ở trên một đoạn đường mà hồi bé chúng ta đã học. Nhưng đây tiền thân là đối với sự vật sự việc nào đó. Còn tiền thân tôi nói ở trên là của một tổ chức trong mối quan hệ phát triển. Một tổ chức mà giải thể (chết) thì không thể luân hồi như một sự vật sự việc được. Một tổ chức thay đổi về chất và lượng trong mối quan hệ phát triển thì tổ chức trước khi có sự thay đổi đó gọi là tiền thân (lẽ tất nhiên tổ chức đã được thay đổi gọi là hậu thân). Trường Đại học Cơ Điện Bắc Thái là tiền thân của Trường Đại học Kỹ thuật Việt Bắc. Từ Đại học Cơ Điện đổi tên sang Đại học Kỹ thuật Việt Bắc trong mối quan hệ phát triển. Nên Trường Đại học Cơ Điện là tiền thân của Trường Đại học Kỹ thuật Việt Bắc. Sự đổi tên này khác hẳn sự đổi tên từ Phân hiệu Bách Khoa sang Phân hiệu Cơ Điện. Đại học Cơ Điện và Đại học Kỹ thuật Việt Bắc vẫn cùng chung một chủ thể (không thay đổi chủ thể - đó là Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp). Còn Phân hiệu Bách Khoa chủ thể là Trường Đại học Bách Khoa (như điều 2 của quyết định ký ngày 19/8/1965), Phân hiệu Cơ Điện chủ thể là Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (như Tiêu đề và Điều 1 của quyết định ký ngày 6/12/1966). Hai bản thể (Trường Đại học Cơ Điện Bắc Thái và Trường Đại học Kỹ thuật Việt Bắc) trong cùng một chủ thể (Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp) khác xa với hai bản thể (Phân hiệu Bách Khoa và Phân hiệu Cơ Điện) của hai chủ thể khác nhau (Trường Đại học Bách Khoa và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp). Cho nên tuy rằng đổi tên nhưng thực chất là Phân hiệu Bách khoa tách khỏi Trường Đại học Bách Khoa thành Phân hiệu Cơ Điện (thực tế là như vậy, và căn cứ vào 2 quyết định ký ngày 19/8/1965 và ngày 6/12/1966 cũng là như vậy).

    2/ TÍNH TỪ 1965:
    Thầy Hiệu trưởng Đỗ Hữu Phú quyết định lấy ngày 6/12/1966 là ngày thành lập trường là theo Pháp lý (gọi tắt là theo lý) như tôi đã phân tích 2 quyết định ký ngày 19/8/1965 và quyết định ký ngày 6/12/1966). Như vậy là đạt lý. Nhưng đã thấu tình chưa nếu tính từ năm 1966 là K1? Thực chất Thầy Phú tính K1 từ năm 1965 chứ không phải năm 1966 là thấu tình. Vì tình cảm đối với học sinh của mình (2 lớp chuyên tu là học sinh của Phân hiệu Cơ Điện) mà Thầy Phú không gạt bỏ 2 lớp chuyên tu ra khỏi Phân hiệu Cơ Điện. Hơn nữa 2 lớp chuyên tu đến năm 1966 vẫn còn đang học. Nên Thầy Phú lấy 2 lớp chuyên tu là K1 quả là một quyết định thấu tình. Đã lấy 2 lớp chuyên tu là K1 thì đương nhiên phải tính năm 1965 là năm thứ nhất. Ngày xưa trong gian khó tình cảm giữa con người và con người thấm đượm lắm (bây giờ có khác một chút) nên bị người sau lợi dụng là cũng dễ hiểu thôi. Thầy Phú quyết định lấy ngày thành lập trường là 6/12 nhưng lại tính K1 từ năm 1965 là một quyết định thấu tình đạt lý, mọi thần dân Cơ Điện đều vì nể và kính phục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau Đặng Hưng là đến Trịnh Xuyền những con người nhìn nhận vấn đề " Đổi ngày thành lập Trường " một cách nghiêm túc. Đã có những nghiên cứu văn bản và phân tích sâu sắc cả về tình và lí, đúng với tính cách truyền thống của người Việt. Khác hẳn với những phân tích hời hợt hời hợt a dua theo kiểu đổi mới không lí không tình. Tất nhiên chỉ những người ủng hộ ngày 6/12 mới nhìn ra sự nghiêm túc này của hai bạn và họ sẽ ủng hộ bằng cả hai tay. Còn những người 19/8 thì sao nhỉ? Cũng nên có những nghiên cứu và lí luận theo kiểu có lí có tình để nếu đúng thì mọi người tâm phục khẩu phục, còn sai thì mọi người cũng có thể cảm thông cho !

      Xóa
  4. Phân tích của Tr Xuyền thấu tình đạt lý lắm.Nhưng người Cơ Điện muốn giữ ngày 6-12 rất sướng tai mà thán phục lập luận này .còn những người Cơ Điện ủng hộ ngày 19-8 nghĩ sao và trả lời sao nhỉ?

    Trả lờiXóa
  5. Không ngờ Trịnh Xuyền phân tích hay thế chứ không phải là ghép lại mấy bài của LT Sơn K9. Mình thì vẫn nghi là ngày 6-12-1965 là ngày công bố QĐ164 19-8-1965 và khai giảng năm học đầu tiên và từ đấy được lấy làm ngày TT. Tiếc rằng hệ thống lưu trữ của trường quá kém để không còn một bằng chứng nào. Toàn bộ danh sách và lưu trữ của K6 cũng không còn ở trường nữa là K1, K2...

    Trả lờiXóa
  6. Mr. X:
    không bao giờ. nhưng tụi nó cú em lắm. thầy thế mất cả đảng ủy ĐHTN ,và cấp ủy tại ĐHCĐ nữa .mất chức hiệu trưởng đến nơi rồi. còn sinh bệnh trọng nữa đấy

    Mr. X:
    Động chạm vào niềm tin của đông người (tâm linh ) nên báo ứng xấu ngay

    Rõ ràng là Tay hiệu trưởng làm bậy nên trời trả báo, bố láo, bố lếu đáng đời

    Trả lờiXóa
  7. Thực ra cái ngày kỷ niệm nó có quan trọng gì đâu (nếu là áp đặt ban đầu). Ngày xưa Ngày Kỷ niệm Đảng là 6/1 sau đổi là 3/2 giải thích là âm--> Dương. Nay có người tự ý đổi lại một cách lật đổ (Mất dạy) như thế ai mà chả cú.
    Tôi ít hay về trường vì điều kiện nhưng trong lòng tôi vẫn hướng về trường, đặc biệt là ngày 6/12. Nay họ đổi một cách đột ngột chẳng khác gì họ ném cứt vào mặt mình:
    Hãy xem lại comment của tôi trước khi hội trường đểu (19/8)
    Tôi nói:
    Hội hè là phải dựa vào : Thiên thời, địa lợi, Nhân hòa
    Phải chọn vào mùa ấm áp, hay mát mẻ, vì hội hè nóng nực khó chơi, 19/8 là mùa hè nóng nực, mưa gió tơi bời ngày Khỏi nghĩa 19/8 đã đành còn ngày thành lập trường lại chon ngày này(sao ngu thế) !
    Hơn nữa mới nghe qua đã có 2/3 Cự sinh viên là khong tán thành, chỉ có một số con lừa là ca ngợi nên đó là Nhân Không Hòa....
    Hai điều bại trong 3 điều là bại cả...
    TÔI NHẬN ĐINH HOÀN TOÀN CHÍNH XÁC..
    âu cũng là bài học nhớ đời cho bọn coi thường dư luận, coi thương nhân tâm...

    Trả lờiXóa
  8. Chắc các bạn còn nhớ câu nói : " Kẻ nào bắn vào lịch sử bằng súng lục thì sẽ nhận được sự đáp trả bằng đại bác ". Ấy vậy mà vẫn có người ( dân dã người ta gọi là bọn nhiều chữ, bọn có học ) lại không hiểu điều này !?

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]