K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

13 tháng 4, 2013

CHUYỆN VỀ ANH THƯƠNG BINH NẶNG

      Khi mới lên xe ở Hà Đông cô chích bông Xuanv338 đã nói nhỏ tôi "em có đề nghị mới với các anh'
Xuanv338 là nickname của cô CCB F338 Trần thị xuân Vui quê Thái Bình trên mạng QSVN. Cô nhập ngũ tình nguyện cuối năm 1971 khi chưa đủ 16 tuôi làm nhiệm vụ nấu cơm cho C2-E262 -F338 tại Hà Vân -Hà Trung -Thanh hóa. Đây chính là đại đội lính Thanh Oai nhập ngũ 4-1-1972 sau này bổ sung vào E88-F308 tháng 8 -1972 cùng đợt với C3-D54-F304B của tôi. Vui chính là người đã vào trang Quân Tiên Phong để giới thiệu các lính Thanh Oai với tôi bắt liên lạc với nhau. Ngày 4-1 -2013 Khi vào Kim Bài giao lưu với CCB E88 Thanh Oai tôi đã gặp và trò chuyện với cô vui rất vui tính và có tài viết chuyện về thời quân ngũ của mình trên mạng QSVN... Các bạn vào Máu và hoa rồi đọc topic "có một cuộc đời và một tinfh yêu như thế "
       Điều tôi muốn nói tới là đây: cô Vui nói "Em mới tìm được một anh thương binh nặng đã hơn 40 năm chưa gặp hiện đang sống tại Đồng Hới nếu đi qua cho em xin 5-10 phút tại ngã ba sân bay để gặp nhau...". Tôi nghĩ lại xem chương trình đi vào theo đường nào để lựa cách trao đổi với anh Lê xuân Thu trưởng đoàn tạo điều kiện. Rất may là chương trình ngày về thăm Phong nha -Kẻ Bàng xong vẫn quay về Đồng hới nghỉ lại. Thế là yên tâm.
Lại nói về anh Thương binh nặng đó theo lời kể lại của cô Vui như sau; Sau khi tiễn các anh linh thanh Oai đi chiến trường cô Vui được chuyển đi học y tá và về trạm điều dương thương binh nặng 285 Nam Hà. Tại đây cô được giao chăm sóc anh thương binh đa thương tật: sọ não, liệt 2 chân, tâm thần... tên Hột. Một cô gái tre hàng ngày bón ăn bế đi vệ sinh, tắm giạt... cho anh thương binh làm cô rất cảm động nhưng cũng bỡ ngỡ ban dầu. Quen dần cô cũng mến anh và anh thương binh tên Hột cũng vậy, nhưng một thời gian sau thì cô lại được điều về Viện 5 của Quân Khu và không quay lại nên bặt tin từ đó. Gần đây cô Vui có nhờ người quen cũ vốn là Trai trưởng điều dưỡng cũ hỏi Sở LĐ-TB-XH Quảng Bình về anh Hột "tìm hộ anh thương binh năng đó nếu mất rồi thì xem bên liệt sỹ". Trước hôm đi cùng đoàn cô nhận được tin anh Hột còn sống và họ đã liên lạc với nhau để hẹn gặp nhau dịp này.
      Suốt 2 ngày đầu anh Hột liên tục liên lạc với cô Vui đẻ mong được nhau sớm làm tôi phaỉ dặn cô nói với anh Hột yên tâm là tối 9-4 đoàn sẽ nghỉ ở Đồng Hới và sẽ mời anh ra gặp Đoàn cùng giao lưu. Chẳng biết nghe thế nào mà chiều tối 8-4 khi đoàn sang Bản Đông -Lào thăm quan và ở Lao Bảo mà anh cứ ngóng ở ngoài biển Nhật Lệ và có đến hơn 30 cuộc gọi nhỡ.
      Sau khi thăm Phong Nha -Kẻ Bàng quay về Đồng Hới cô Vui giữ lời hứa kể lại toàn bộ câu chuyện trên cho mọi người nghe. Ai cũng cảm động và kinh ngạc hơn nữa khi biết anh Hột có tỷ lệ thương tật 95% nhưng đã khỏe hơn. Anh đã có vợ với ba con đang sống ổn định tại Đồng Hới. Được sự nhất trí của Đoàn tôi gọi điện mời anh ra khách sạn Phú Quý bên bờ biên để giao lưu với Đoàn. Gần 4g30 xe về khách sạn có đi qua cả khách sạn 30-4 của tỉnh đội QB nơi chúng tôi đã có 3 lần nghỉ tại đó. Khi nhận phòng xong, tôi cùng mấy người tranh thủ đi tắm biển. Trỏ về đã thấy anh Hột tới chơi, Chúng toi cùng anh trò chuyện ngay tại sảnh lớn của khách sạn. Anh cảm động lắm về sự ân cần và đồng cảm của mọi người trong Đoàn
      Tuy người nhỏ con nhưng rất rắn rỏi, anh đi xe mô tô 3 bánh tự mua khá tốt để đi lại. Nhưng khi xuống xe đi bộ thì lên bậc vẫ phải có người đỡ, dĩ nhiên chúng toi dành cho cô Vui việc đó mà chỉ hỗ trỡ thôi (tạm dừng)

2 nhận xét:

  1. [img]http://4.bp.blogspot.com/-ZmZfVZnVRWw/UWkUHheQa_I/AAAAAAAADdw/Jysf_5QrSHo/s400/IMG_6631.JPG[/img]
    Cô Chích bông với bà xã Quy

    [img]http://4.bp.blogspot.com/-jZmWZU1hJ8o/UWkbKWOtSSI/AAAAAAAADr0/mpxSAeJ6PJw/s400/IMG_6755.JPG[/img]
    Cô Chích bông và người lính nhờ gửi quân phục về cho gia đình


    [img]http://3.bp.blogspot.com/-t3fUoDHTa7s/UWkaBG1JWFI/AAAAAAAADk4/l6daSGmHoF8/s400/IMG_6693.JPG[/img]
    Một anh đeo bộ loa cơ động như máy 2W phục vụ lễ tưởng niệm

    Trả lờiXóa
  2. Chúc mừng CCB. Hôm nay mới biết C3-D54-F304B bổ sung về E88-F308 tháng 8-1972. Còn Tôi về d17CB f308 (14.8.1972 ở Đông Do), hiện chỉ biết còn 1 ở Biên Hòa, năm ngoái tìm được 2 Liệt sĩ hy sinh ở bến Đá Đứng, Quảng Trị. Còn lại không biết đồng đội C4-D54-F304B ở đâu.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]