K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

18 tháng 4, 2014

NHẬT KÝ HÀNH QUÂN CHINH PHỤC A PA CHẢI ( NGÀY THỨ 3 ) 11/4/2014

Tờ mờ sáng ngày 11/4/2014 ngày thứ 3 của cuộc hành quân chinh phục A Pa Chải của đoàn CCBSV ĐHCĐ. Chúng tôi dậy tập thể dục, gấp màn quần áo và nhanh chóng làm vệ sinh cá nhân. Tất cả chỉ 15 phút. Đúng là những quân nhân Cách mạng, những người lính năm xưa. Các anh vẫn giữ nguyên tác phong quân đội. Các bà vợ và người thân đi cùng cũng trở nên nhanh nhẹn không kém. Sau khi chia tay với Đồn BP Thanh Luông Bộ chỉ huy Biên Phòng tỉnh Điện Biên cử một nam Bác sĩ đi theo Đoàn, chăm lo sức khỏe cho mọi người. Thật cảm động tình quân dân như cá với nước.

Trong đêm chiếc xe vẫn vun vút lao về phía trước, theo con đường núi ngoằn ngoèo, lượn sóng , càng chạy đường như càng nhỏ hơn. Lúc này xe phải chạy chậm lại . Đây là lần thứ hai tôi đi với chú Quang lái xe chuyến đi này. Lần thứ nhất hồi tháng 4 năm ngoái.Đi các tỉnh vùng biên giới phía Bắc từ Cao nguyên đá Đồng Văn đến Lũng Cú, sang Cao Bằng đến thác Bản Giốc hàng trăm km đường hiểm trở Quang đã tỏ ra là một tay lái có nghề. Chính vì vậy Đoàn trưởng Thanh tiếp tục tín nhiệm gọi đi chuyến này.
      Ra khỏi TP Điện Biên Phủ xe tiếp tục tiến về phía Bắc. Đến thị trấn huyện Mường Chà nghỉ chân ăn sáng. Lúc này là 6h30 sáng Từ Điện Biên tới đây là 80km. Đây là một thị trấn nhỏ với vài khu nhà cao tầng là các cơ quan của huyện và nhà khách UB huyện. Các thị trấn trên này có một đặc điểm giống nhau là vắng lặng nhỏ và nằm ven sườn núi. Các khoảng đất bằng là quá hẹp. Dọc con đường lưa thưa vài nhà dân bụi bám đầy. Để kiếm một chỗ ăn sáng cho 30 người không phải là dễ . Ăn sáng xong chúng tôi tranh thủ lên đường . Từ đây lên A pa chải gần 200km nữa đường khó đi hơn trước
Các cháu học sinh đi học
.
Nhà Khách 
Trung tâm thị trấn 
Tranh thủ 
Đi nương 
Đúng 7h xe lăn bánh bỏ thị trấn Mường Chà yên tĩnh lại phía sau Đoạn đường đẹp dài khoảng 30km. Sau đó đường khó đi hơn xe cũng vì thế mà chạy chậm lại lắc lư theo mặt đường. Dọc đường thỉnh thoảng gặp chiếc xe tải chạy ngược lại hai xe tránh nhau vừa khít con đường.Ở vùng này phổ biến là loại xe tải ĐONG FONG của Trung Quốc nhỏ gọn, phù hợp với vùng núi. Đúng 9h đến ngã ba rẽ về hai huyện Mường Nhé và Nậm Pồ đoàn nghỉ giải lao. Mọi người tản ra đi lại cho đỡ mỏi và một số thì chụp ảnh . Nhìn xa xa phía dưới dốc có một phụ nữ mặc váy , đầu đội mũ bảo hiểm ngồi bên vệ đường Tôi tiến tới thì ra là một cháu gái nhỏ tuổi thiếu niên.
Thiếu nữ Hơ Mông 16 tuổi 
     
Chờ đấy anh đi mua xăng 
Ngóng trông 
_Cháu người dân tộc nào .
      _Hơ Mông
      _Bao nhiêu tuổi rồi
      _ Mười sáu
      _ Ngồi làm gì đấy
      _ Chờ chồng cháu
    Tôi ngạc nhiên, tưởng là trẻ con hóa ra đã có chồng .
       _Chồng cháu đi đâu
       _ Đi mua xăng . Và cô bé chỉ lên phía con dốc mà chúng tôi vừa đi qua . Ở đây các trạm đổ xăng cách nhau vài chục km .Tôi hỏi tiếp :
       _Xong hai vợ chồng đi đâu .
       _Về quê.
       _Quê ai
       _ Quê chồng
       _ À chồng cháu bao nhiêu tuổi rồi .
       _ Mười tám
    Hay, đôi vợ chồng trẻ như hai đứa trẻ con . Không hiểu cuộc sống sẽ ra sao khi chúng chưa kịp lớn để làm chủ gia đình làm chủ số phận, Trông gầy gò ốm yếu không biết có đi nương đi rẫy được không . Khi đã ngồi trên xe tự nhiên bao nhiêu câu hỏi về đôi vợ chồng cứ lởn vởn trong đầu. Xe tiếp tục chạy về phía Mường Nhé. Đến 10h 30 chúng tôi đến đồn BP NẬM KÈ và ăn trưa tại đây. Đã dược lệnh từ trước nên BCH Đồn dẫn chúng tôi đi tham quan cơ sở vật chất đồn. Đúng 11h bắt đầu liên hoan. Chỉ huy đồn chúc Đoàn có một chuyến đi thắng lợi
Tư lệnh hành quân và Đoàn trưởng 
Đồn trưởng 
Hội ý 
Món ăn vùng cao Tây Bắc 
Chúc mừng 
Nâng cốc
Tạm biệt Đồn BP NẬM KÈ 
. Đúng 12h30 xe chúng tôi tiếp tục lên đường về phía tây . A PA CHẢI sắp tới rồi Tự nhiên hồi hộp và thoáng chút tự hào . Mình đã đặt chân đến miền đất phiá cực Tây của Tổ Quốc . Có thể leo lên cột mốc Số O hoặc không leo được thì đây cũng là một kỉ niệm lịch sử của những người tham gia chuyến đi này !
   

7 nhận xét:

  1. Hô hào các CCB phải mang 1 bộ quân phục để giao lưu với các đơn vị quân đội nhưng thấy đoàn chỉ có vài người mang trang phục QĐ. Vậy mà vẫn được tiếp đón và chăm sóc chu đáo quá nhỉ? Chúc mừng đoàn!

    Trả lờiXóa
  2. Quân phục không có thì phải có huy hiệu CCB . Đeo huy hiệu vào trông cũng oách lắm và ai cũng hiểu tay này là CCB rồi. Vì vây đến đâu cũng được đón nhiệt tình và thân thiện

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta lại có thêm những phóng sự tuyệt vời với những cú nhấn rất tình đời của Nam

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là một chuyên gia hay nói cách khác là một nhà phê bình văn học có ý kiến ,thật tuyệt Cảm ơn Thọ Mom Heee !

    Trả lờiXóa
  5. Nhật ký hành quân của Nam viết hay quá như ký sự của các nhà văn chuyên nghiệp. hoan hô một cây bút U7O há.ok

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viết ra chỉ mong mọi người xem nhất là những ai không đi được chuyến này, cho nên người viết kể ra càng chi tiết càng tốt làm cho người chưa đi cũng có cảm giác như đang hành quân cùng đồng đội ...

      Xóa
  6. Điên Biên có lực lượng Biên Phòng, hỗ trợ là Dân quân tự vệ[img]http://3.bp.blogspot.com/_lWK1qHBdBZw/TJ_qWdW0GOI/AAAAAAAAAgI/oBkDm2sZ1Zo/s1600/0-khoi+nu+dan+quan+tu+ve.jpg[/img]

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]