Tháng 6
năm 1967, tôi có lệnh điều động đi huấn luyện ở Câu lạc bộ Hàng hải Trung ương
tại Thuỷ nguyên, Hải phòng, Hôm đưa Công lệnh cho tôi, Đại đội trưởng nói, đại ý
:" Hôm lên Quân khu nhận Công lệnh, mình rất ngạc nhiên, tại sao toàn Quân
khu rộng lớn là vậy, có hàng chục vạn quân, mà chỉ điều đông một mình cậu, hay
cậu có quen biết Thủ trưởng nào trên đó?". Tôi nói với Đại đội trưởng, tôi
không hề quen biết ai và cũng chưa bao giờ lên đó. Thế là ngay ngày hôm sau, nhận
các giấy tờ từ câu liên lạc (Đại đội trưởng đã giao cho cậu liên lạc làm các thủ
tục cho tôi, vì đêm hôm trước tôi còn tác nghiệp). Thế là tôi không có thời
gian để về thăm gia đình.
Chiều tối hôm đó tôi ra bến xe để đi Hà nội, vì tàu hoả hai năm nay không còn hoạt động do các cầu đường sắt bị đánh phá liên tục. Bến xe Vinh- Hà nội lúc đó là sân nhà thờ Công giáo Cầu rầm, môt nhà thờ đẹp nổi tiếng của Giáo phận Vinh-Thanh (Một thời gian ngắn sau đó thì nhà thờ bị máy bay Mỹ đánh sập, chỉ còn trơ nền).
Chiều tối hôm đó tôi ra bến xe để đi Hà nội, vì tàu hoả hai năm nay không còn hoạt động do các cầu đường sắt bị đánh phá liên tục. Bến xe Vinh- Hà nội lúc đó là sân nhà thờ Công giáo Cầu rầm, môt nhà thờ đẹp nổi tiếng của Giáo phận Vinh-Thanh (Một thời gian ngắn sau đó thì nhà thờ bị máy bay Mỹ đánh sập, chỉ còn trơ nền).
Chừng 20 giờ xe chạy. Hồi đó xe chạy
Vinh-Hà nội phải mất ba ngày, đêm đi ngày nghỉ. Đêm đầu tiên đi từ Vinh lên Nghĩa
đàn, gần sáng đến Thị trấn Thái hoà của huyện Nghĩa đàn. Hành khách tản vào rừng
cao su để nghỉ cho qua ngày, may chiều qua trước lúc chào anh chị chủ nhà để đi
Hà nội, chị chủ nhà đưa cho tôi một gói
xôi lạc cùng gói muối vừng và hai quả trứng gà luộc, để chú ăn đường. Cảm động
quá. Chiều, đúng 17giờ 30, theo hẹn, toàn bộ hành khách lên xe, vì thời chiến, đi
Hà nội chủ yếu là bộ đội, cán bộ đi công tác, một số ít sinh viên, cán bộ công
tác phía Bắc về nghỉ phép, nên khẩn trương và nghiêm túc. Đêm đó xe chạy theo đường
Bò lăn, sáng hôm sau đến Thiệu hoá (Thanh hoá), sáng đó tự đi tìm nhà dân để
xin nghỉ. cũng chập tối tiếp tục lên xe đi một mạch ra Hà nội. Lần đầu tiên
trong đời được biết Hà nội, tôi không khỏi bồi hồi, ấn tương nhất là được đi lại
ban ngày, rồi ánh đèn điện ban đêm sáng trưng, điều mà trơng vùng Nghệ an và toàn
khu Bốn những năm chiến tranh là trong mơ.
Xe đổ chúng tôi ở bến xe Kim liên, ăn
sáng xong, tôi hỏi thăm mọi người đường đến vườn hoa Pasto (theo chỉ dẫn trong
Công lệnh của Quân khu là bến xe Hà nội-Hải phòng), vì lần đầu ra Hà nội, nên
tôi khoác ba lô cứ thế, vừa đi vừa hỏi đường, rồi cũng đến được vườn hoa đồng
thời là bến xe. Là lính, tôi thích nghi
ngay, lấy ny long trải giữa bãi cỏ, đang tuổi ăn tuổi ngủ, đánh một giấc, chờ tối
mua vé đi Hải phòng. Chừng gần trưa, đang trong giấc nồng, tôi cảm giác như có
ai đó lay mình dậy. Choàng tỉnh giấc, thì nghe ai đó như reo lên: "Thị ! mày
đi đâu đây, dậy", đang mơ màng, tôi nhận ra anh Đồng, con bác ruột tôi,
anh đang học năm thứ năm Đại học Dược. " Sao anh biết em mà gọi, anh đi mô
đây". Anh cười ra vẻ mừng rỡ: "Trường anh ngay đây, ngày nào học xong
anh cũng ra bến xe để tìm xem có ai ở trong quê ra để hỏi về tình hình bom đạn
trong nớ. May mà trưa nay lại gặp em ở đây, rứa Thị đã vô o Xuân chưa" (O
tiếng Nghệ là Cô). Chị Xuân là chị ruột tôi, đang làm cửa hàng trưởng cửa hàng
lương thực Kim liên, chồng chị đang đi nghiên cứu sinh ở Liên xô, ở nhà chỉ ba
mẹ con, một đứa đang học lớp hai, một đứa đang gửi trẻ. Quả thực, một phần vì
thời gian tập trung quá gấp, mai đã phải có mặt ròi, phần vì khi đến Hà nội sáng
nay tôi cũng không có ý đinh vào thăm chị và hai cháu, vì lần đầu tiên đặt chân
đến Hà nội, cũng hơi ngại, tuy đã 6,7 năm chưa gặp chị, do bom đạn, con còn nhỏ
anh lại đi xa, chị không về quê được, định bụng, huấn luyện xong có điều kiện sẽ
về thăm chị. Tôi phân bua với anh:" Vì thời gian gấp quá, em định hôm nào ổn
định lại đến thăm.". " Chiến tranh phải tranh thủ thôi em ạ! Biết đâu
em lại được điều động vào chiến trường luôn thì khi nào mà gặp lại. Hơn nữa tối
mới có xe đi Hải phòng, thôi em dậy gấp nylong, hai anh em mình đến thăm chú
Trang rồi lại o Xuân, cũng gần thôi". Chú Trang là chú ruột tôi, chú là Việt
kiều ở Pháp về năm 1958, chú về được nhà nước phân vào dạy trường Bưu điện
Trung ương, sau này là Dại học Thông tin-Liên lạc. Năm 1959 thì chú lây mợ là bác
sỹ bệnh viện Bạch mai, mợ quê Vĩnh bảo, Hải phòng, năm 1960 thì sinh được em
trai, 1961 mợ sinh tiếp em trai nữa, nay một chú tốt nghiệp đại học Thông tin-
Liên lạc, hai vợ chồng cùng công tác ở VINAPHON, còn chú em học Đại học Kiến trúc
hiện đang công tác ở Tp Hồ Chí Minh. Thế là tôi mang ba lô, anh xách hộ tôi túi
vải đựng các thứ linh tinh, đến nay tôi cũng không nhớ hành trình anh đưa tôi
qua những phố nào, chỉ biết trước tiên anh đưa tôi vào cửa hàng ăn uống Mậu dịch
để ăn cơm trưa, phải nộp tem gạo. Ăn trưa xong, anh đưa tôi đi tàu điện vào nhà
chú tôi tước, ngôi nhà chú hai tầng đồ sộ, nằm gần gò Đống đa. Hôm đó chắc là
chủ nhật, cả chú mợ và hai em đều ở nhà, cả nhà thấy tôi đèu mừng rỡ, hỏi thăm
tíu tít, tôi đã gặp chú hai lần, lần thứ nhất là khi chú vừa về nước, chú tặng
nhiều quà lắm, nhiều nhất là áo len và đồng hồ, những cháu của ông nội tôi trên
15 tuổi ( phải đến trên hai mươi người,
vì ông bà nội tôi có tám người con) là được
tặng đồng hồ, đồng hồ cứ để giữa phản gỗ, ai nhặt trúng đồng hồ nào thì lấy cái
đó, anh thứ tư tôi gặp may lại nhặt đúng chiếc OMEGA mạ vàng, còn anh trai thứ
ba (nói về con trai là thứ nhất), anh hôm đó nhanh tay hơn lấy ngay chiếc đồng
hồ Vile vỏ bằng thuỷ tinh trong suốt, trông thì rất đẹp, lại thấy rõ mồn một các
bánh xe đang chuyển động bên trong, nhưng chắc không được bền lắm. Tôi được cho
chiếc máy xem chiếu phim Pháp, khá hiện đại, cùng hộp phim 30 tấm, mỗi tấm có bề
ngang rộng 6 phân, dài 30 phân, lăp tấm phim này vào khe phía trên của may, rồi
bấm nút, mỗi lần ấn nút là xem được một hình ảnh, màu sắc sống động lắm, nhưng
rồi cũng ba bảy hai mốt, do đem khoe với chúng bạn chăn trâu, bạn bè trong xóm,
trong lớp học, có khi máy lấm lem bùn đất, mấy tháng sau không thể xem được nữa.
Lần thừ hai là khi chú mới cưới, cả hai vợ chồng cùng về quê, còn hai em thì
nay tôi mới gặp. Chú đã hơn 50 nhưng trông vẫn phong độ. cả nhà nói chuyện rôm
rả, chú mợ hỏi nhiều về tình hình trong quê, một lúc sau, chú gọi tôi vào phong
trong, mắt chú ngấn nước, ướt nhoè cả cặp kính cận dày cộp, chú đặt tay lên vai
tôi ngắm nghía:" Trông cháu vất vả quá, gian khổ lắm phải không cháu"
rồi chú rút từ túi ngực ra một xấp tiền:" Cháu cầm thêm một ít tiền để bồi
dưỡng", :"Cháu làm gì cần đến tiền đâu chú, cháu xin cảm ơn chú, cháu
không biết có được ở miền Bắc mấy ngày nữa, cháu không nhận đâu, nếu sau này cháu
cần cháu sẽ xin chú", cũng phải nói mấy lần chú mới đồng ý, chú mới chịu cất
tiền lại vào túi ngực. Vào chơi nhà chú chừng hơn tiếng đồng hồ, tôi cùng anh Đồng
xin phép chú mợ đến nhà chị, chú bảo anh Đồng lấy xe đạp của chú đèo tôi đi chơi
cả buổi chiều hôm đó.
Từ nhà chú sang khu tập thể Kim liên cũng
khá gần. Đến cửa hàng lương thực, nơi chị tôi làm việc vừa đầu giờ làm việc buổi
chiều. Khi anh Đồng vào cửa hàng báo với chị, chị mừng quá, chạy ồ ra đón tôi,
cùng chạy ra với chị có mấy cô mậu dịch viên. Chắc biết thằng em của chị từ tuyến
lửa ra, lại là đứa em mà bà chị đã xa nó hơn 7 năm, lại nữa, các cô chắc tò mò
trước một chú lính mình đầy bụi bặm, rắn rỏi, đen bóng vì mưa gió, mang ba lô lỉnh
kỉnh, nào bát sắt Tàu, túi đựng bàn chải, thuốc đánh răng, que rút dép bằng thép
lá, lược chải đầu làm bằng vỏ máy bay, lại còn quấn quanh ba lô cái chăn bộ đội…
Tôi đứng trân, có cảm giác như các cô đang ngắm tôi như người ngoài hành tinh vậy.
Chị tôi thì cầm tay tôi vừa khóc thành tiếng…Một lúc sau, chị trao đổi với một
chị đứng tuổi và nói với mọi người trực hộ buổi chiều đẻ chị về với hai cậu. Vì
của hàng lương thực dến nhà chị chỉ cách một quãng ngắn. Gia đình chị ở tầng 3
nhà C6, căn phòng chỉ rộng chưa đến hai mươi mét vuông, căn bếp và khu vệ sinh ở
phía trước dùng chung cho bốn hộ gia đình, quá ngột ngạt. Sau này khi tôi học Đại
học, tôi thỉnh thoảng chủ nhật vẫn về thăm anh chị và các cháu tại căn hộ này,
một thời gian sau tôi mới biết, nhà C6 chủ yếu là phân cho các gia đình cán bộ
công chức Bộ Văn hoá ở, chỉ riêng anh chị tôi là ngoại đạo. Bên cạnh căn hộ chị
tôi ở là căn hộ của đạo diễn điện ảnh Lý Thái Bảo, bên này là cua hoạ sỹ Nguyễn
Hậu, bên kia nữa là của nhà quay phim Lưu Xuân Thư, tiếp đến là nhà cụ Thuận ở
Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh, có bạn là cụ Võ An Ninh, thỉnh thoảng tôi vẫn gặp cụ
Ninh, râu tóc bạc phơ, đi khập khiểng leo lên gác ba để đến với bạn già, chiếc
xe đạp cà tàng của cụ đã được khoá bằng xích ở gốc cây trước nhà, căn phòng
ngay trên phòng anh chị tôi ở là của vợ chồng nhạc sỹ Hoàng Hiệp. Anh chị ở đó
cho đến năm 78,79 gì đó, sau đó do tiêu chuẩn của anh rể, mới được chuyển về
khu tập thể Bộ Nội thương ở gần cống Mọc, nhà anh chị được ở hai căn hộ nhà cấp
bốn, mà trước Bộ phân cho hai gia đình, khá rộng rãi còn xây được chuồng lợn, mỗi
năm cũng xuất được vài lứa lợn để cải thiện. Những năm tám mươi tôi học Trường
Nguyễn Ái Quốc, tôi vấn đi về với anh chị ơ đây.
Chiều đó, chị tôi làm một bữa cơm thịnh soạn,
hai đứa cháu lần đầu tiên mới gặp cậu, ban đầu còn e dè, một lúc sau chắc tháy
mẹ nói chuyện nhiều và thân mật với cậu, các cháu trở nên thân thiện hơn với tôi, cháu gái mới hai tuổi còn trèo lên
ngồi trong lòng cậu. Mới đó mà mau thật, thằng anh nay công tác tại Trường nghiệp
vụ Ngân hàng BIDV, đã làm ông ngoại rồi. còn con em. sau khi học ở Liên xô về,
một thời gian sau khi về nước cháu đi học thêm văn bằng hai ở Đại học Ngoại thương,
học xong chàu làm việc tại Trung tâm phát triển Cộng hoà Anh, nay cháu sắp có rể
rồi... Khoảng năm giờ chiều, hai anh em tôi tạm biệt chị cùng hai cháu ra bến
xe để kịp mua vé, khi đi chị và hại cháu bin rịn. Đến vườn hoa thì cả phố đã lên
đèn, tôi chạy ào vào ốt bán vé để mua vé đi Hải phòng, khách cũng không đông lắm,
cầm vé trên tay, tôi trở ra nơi anh Đồng đứng, tôi nói với anh:
- Thôi anh về trương đi, tối nay còn phải học
nữa, anh đã giành cho em cả ngày rồi còn gì. Cảm ơn anh quá, may có anh mà em được
gặp chú, gặp được chị Xuân và các cháu.
- Em không phải lo cho anh, anh đã kết thúc
khoá học rồi, đang làm luận văn tốt nghiệp, luận văn cũng sắp xong rồi, đứng đây
với em một lúc nữa rồi anh về ký túc.
Thế là anh em lại tiếp tục trò chuyện
cho tới lúc nhà xe mời hành khách lên xe. Anh vẫn đứng đó cho tới luc chuyển bánh.
Anh Đồng tốt nghiệp năm 1968, được giữ
lại trường giảng day, năm 1971, anh được điều đi B và công tác ở Trung ương cục
miền Nam, đóng tại tỉnh Phước long, 1976 anh ra Băc trở lại làm cán bộ giảng dạy
Đại học Dược. Cuối nhưng năm 70, anh được cử đi nghiên cứư sinh ở Hung, mấy năm
sau về nước anh tiếp tục công tác ở trường Dược cho đến khi nghỉ hưu. Nhanh thật,
lúc đó, anh mới là sinh viên mà nay đã nghỉ hưu gần chục năm rồi.
*
* *
Xe khởi hành khoảng hơn 9 giờ tối, do
cầu Long biên hỏng nên phải đi theo hướng phà Khuyến lương. Trời tối om, thỉnh
thoảng mới có ánh đèn điện vàng nhoè. Từ khi lên xe, tôi đã biết mình ngồi bên
một phụ nữ, do trời tối nên tôi cũng không rõ chị già hay trẻ, xe cứ thế lầm lũi
trong đêm mà chạy. Chừng bốn năm mươi phút sau thì xe dừng lại.
- Mời hành khách xuống xe để qua phà - Bác
tài dõng dạc.
Chúng tôi luc đục xuống. Do ánh đèn ôtô
bật lên để hành khách xuống, tôi kịp nhìn thấy người phụ nữ bên cạnh khá trẻ,
chỉ chừng đôi mươi. Chúng tôi theo sau ô tô xuống phà. Sang bờ bắc lại lên xe,
lần này do ánh đèn hắt ra chính diện nên tôi nhìn được rõ hơn khuôn mặt cô gái,
chác cô là học sinh phổ thông. Khi hành khách đã ổn định, xe tiếp tục chạy,
nghe bác tài lúc nãy có nói là đi theo đường Phả lại, chứ đường 5 không đi được,
đối với tôi đường nào cũng được miễn là về tới Hải phòng, mà cả đời tôi có biết
vung ngoài này đâu, tôi định bụng sẽ ngủ một giấc cho đến Hải phòng. Xe vẫn lầm
lũi trong đêm, đường quá xấu, người cứ lắc lư, có khi nhảy chồm lên.
- Anh bộ đội ơi! Anh về đâu đấy?
- Tôi xuống Hải phòng chị ạ!
- Ấy chết em còn ít tuổi, gọi vậy em già
mất.
Khi gọi em là "chị", tôi cũng
thấy ngượng, nhưng vì xưng hô với người lạ tôi đành phải thế.
- Anh xuống Phòng còn đi đâu nữa không
anh?
- À,
mình xuống Hải phòng sau đó sang huyện Thuỷ nguyên, xã Minh tân.
- Nếu anh sang bên Thuỷ nguyên, thì anh
phải qua phà Bính, đến núi Đèo, anh rẽ về cầu Giá, rẽ phải đi dọc theo bờ sông
Giá chừng một cây số thì đó là xã Minh tân anh ạ! Ở trong đó nhiều bộ đội lắm, đặc
biệt là các chú hải quân.
- Sao bạn có vẻ tường tận vùng đó thế,
hay bạn quê ở đó à? - Tôi ngạc nhiên hỏi lại.
- Không, em quê ở Kiến an, ở phía bên này
Hải phòng cơ, nhưng máy năm học cấp hai và cấp ba, hè năm nào em cũng sang tập
bơi ở bên đó, vì trung tâm huấn luyện bơi lội của Thành phố sơ tán ở Minh tân,
chỉ hai năm vừa rồi em không đươc đi tập bơi, vì năm ngoái bận làm thủ tục đi học,
năm nay nghỉ hè hơi muộn không kịp tập trung theo đợt huấn luyện. Cho nên em khá
tường tận ở bên đó.
- Cảm ơn bạn.
Em nói một mạch, mình cũng không hiểu Thuỷ
nguyên ở phía nào, Hải phòng ở phía nào và cả Kiến an của em ở góc nào, nghe là
nghe vậy, nhưng ít ra mình cũng hình dung được, tôi phải qua phà Bính rồi đi nữa,
quả thực mình phải cảm ơn cô bé đã cho mình biết qua về hành trình đến nơi tập
trung.
- Anh là người miền Trung à? Anh đóng quân
ở ngoài này phải không?
- Mình là người Nghệ an, mình cũng đóng quân
ở Nghệ an luôn.
- Ở trong tuyến lửa ác liệt lắm anh nhỉ?
- Cũng tàm tạm, không khi nào ngớt tiếng
may bay gầm rú và tiếng bom, chố anh đóng quân và tác nghiệp còn có cả pháo kích
từ biển vào, nhưng mọi việc vẫn diễn ra bình thường, vẫn xem chiếu phim, văn công
đều đều.
- Thú vị quá nhỉ, ngoài này bọn em cứ nghĩ
ở tuyến lửa như các anh, suốt ngày phải ở trong hầm!
Hai anh em mải nói chuyện, xe đã gần đến
Hải phòng, hành khach nhốn nháo thu dọn hành lý.
- Đến
càu Hạ lý rồi. Thế này anh nhé, anh vào tam nhà cô ruột em, cô em công tác ở Thành
uỷ, biết anh là bộ đội tuyến lửa ra thì cô mừng lắm, sáng mai, ăn sáng xong, em
lấy xe đạp của cô, chở anh lên tận nơi tập trung, vì lên đó cũng khá xa, đi bộ
vất vả lắm.
Tôi bèn từ chối, tính tôi là vậy, rất ngại
làm phiền
- Cảm ơn em lắm! Nhưng vào buổi này làm
phiền mọi người đâng giở giấc, thôi chỉ cần em chỉ đường ra bến phà, anh đi bộ
quen rồi, vài ba chục cây số chỉ là chuyện thường.
- Anh yên tâm, gia đình cô em rất quý ,
anh lại là bộ đội, chắc chắn cả nhà quý anh lắm.
-Em thông cảm cho anh, anh đã nói không vào là không vào, tính anh là vậy.
Hành khách trên xe đã xuống hết, chỉ còn
hai chúng tôi, tôi khoác ba lô rồi xuống xe, em cũng xuống theo, không quên dành
túi vải từ tay tôi để xách hộ.
Tôi đi về hướng bến phà, theo hướng em chỉ lúc nãy, em cũng đi theo.
- Thôi bạn về nhà đi, mình tự đi được, đường
trên miệng, chứ lo gì phải không bạn
- Anh không chịu nghe em thì em theo anh
vậy, em sẽ cùng anh xuống phà Bính, anh em mình nói chuyện cho vui, sáng mai em
về nhà cô, mượn xe về Kiến an cũng được.
- Ừ mà trời đang còn tối, hay bọn mình cùng xuống bến phà, sáng hẳn bạn lại về.
Thế là hai chúng tôi cùng đi xuống bến
Binh. Đến bến phà mới chưng hơn ba giờ sáng, trời đang còn tối đen, phà cũng chưa
hoạt động. Chúng tôi tìm đến chiếc ghế đá trên bến, tôi và em cùng ngồi xuống.
không gian về sáng khá yên ắng, thỉnh thoảng chỉ nghe tiếng còi tàu hụ lên từ
phía cảng, đêm hè bên dòng sống Cấm thật mát mẻ. Tôi vốn mê bơi lội, sực nhớ câu
chuyện của em hồi hôm, tôi lên tiếng:
- Khi tối em bảo là hè nào em cũng đi tập
bơi, chắc giờ em bơi giỏi lăm nhỉ?
- Cũng biết bơi sơ sơ, chỉ hơn người bình
thường một chút thôi anh ạ!.
- Chắc phải hơn nhiều chứ, sở trưởng của em là bơi trườn
sấp, ngửa, ếch hay bướm?
Tôi tuy bơi khá, nhưng cũng chỉ bơi tự
do, kỹ thuật thì chưa qua lớp huấn luyện nào, nhưng tự nhiên tôi lại bốc lên như
người khá hiểu biết về bơi lội
- Bơi gì em cũng học kỹ, nhưng em vẫn
thiên về bơi ếch.
- Nữ mà bơi ếch thì quá đẹp!- Lại nữa, tôi
hơi bốc lên rồi.
- Em cũng đôi lần dự giải thành phố, giải
thiếu niên và giải học sinh các trường cấp 3 Thành phố, em đều đăng ký bơi ếch.
Chừng bốn giờ rưỡi sáng, phà bắt đầu hoạt
động. Trên bến đã có háng chục chiếc xe tải chờ sang sông. Tôi kéo tay em, ngược
về phía trên bến để tìm nơi ăn sáng. đi dọc bến chỉ toàn các hàng bán xôi, ngoài
ra không có phở, bún hoặc bánh trái gì.
-Thôi anh em mình ăn xôi cũng được anh
ạ!
Thế là hai chúng tôi ngồi xuống hàng xôi
của một bà cụ. Kéo ghế cho hai đứa ngồi, tôi hỏi em:
- Bạn đã qua phà nhiều lần chưa?
- Trước đây, hè đến là em sang tập bơi
bên Thuỷ nguyên, nên em đi lại nhiều lần, em thấy các bác công nhân phà vất vả
lắm.
- Công việc của đơn vị mình trong Nghệ
an cũng như vậy, mình ở phà Bến thuỷ mà.
Em tỏ ra ngạc nhiên
- Em tưởng bến phà do giao thông phụ trách
chứ anh.
- À, trước đây phà Bến thuỷ do giao thông
đảm nhiệm. Nhưng do chiến tranh xẩy ra, trên quyết định chuyển công tác giao thông
khu Bốn sang tình trạng thời chiến nên các bến phà, các cầu lớn trên các quốc lộ
trọng điểm vùng khu Bốn đều chuyển sang quân đội quản lý, cho nen anh đang học
dở cấp ba, nhập ngũ và được biên chế vào Đại đội công binh phà Bến thuỷ.
- À ra thế.
Tôi bảo bà cụ lấy cho hai xuất xôi trứng,
tôi vốn ăn nhanh, chả thế mọi người vẫn bảo tôi ăn như hổ. Lại đói nữa, tôi gọi
thêm một suất xôi giò nữa, trong lúc em chưa hết một nửa. Tôi thoáng thấy em liếc
sang và mỉm cười. Kệ, cứ ăn cái đã.
Chừng như đọc được suy nghĩ của tôi, em
thong thả nói:
- Em cứ trông người con trai nào ăn khoẻ
là em thích.
Có thế chứ, mình cũng đỡ ngượng
Tôi
ăn xong xuất thứ hai, thì em cũng ăn gần xong, em kêu no quá. Uống nước xong, cũng
đã hơn năm giờ, chúng tôi chào bà cụ để sang phà.
Trời đã sáng rõ, tôi trộm nhìn em, quả là
cô gái rất đẹp, người em cao phải gần mét bảy, người tròn lẳn, đúng là dân bơi
lội từ bé. Da em trắng hồng, lại thêm lọn tóc dài và dày. Tôi đâm ra lúng túng,
bước theo em, mà không nói thêm lời nào.
Đến chiếc ghế đá hồi nãy mà hai chúng tôi
vừa ngồi, em đặt túi du lịch của em và túi vải của tôi xuống ghế. Em quay sang
bảo tôi:
- Anh ngồi đây đợi em một lát nhé!
- Em cứ đi đi, anh trông đồ cho.
Nói rồi em chạy về phía ba ri e bến phà.
Thú thực lúc đó tôi nghĩ em tìm chỗ để đi
vệ sinh, cũng là chuyện thường tình.
Chừng mươi phút sau, em quay lại, với vẻ
mặt hớn hở:
- Tốt rồi! Em đã gửi anh cho một bác xe
tải chở về Núi Đèo rồi, sang đây anh.
Thế rồi em cầm tay tôi, vội vàng xách đồ
đạc, kéo tôi chạy về phía đầu dốc bến phà.
Đến bên chiêc xe Praga đậu thứ hai đang
nổ máy, một bác lái xe chừng gần năm mươi, đang đứng trước ca bin đợi chúng tôi.
- Chú bộ đội đây hả cháu?
- Dạ anh ấy đay ạ! Nhờ bác cho anh cháu
về Núi Đèo, cháu xin cảm ơn bác.
- Không sao, bác có trách nhiệm phục vụ,
bộ đội từ tuyến lửa ra mà lại, cháu yên tâm, cứ về nhà đi.
Nói rồi bác bỏ ba lô và túi của tôi lên
ca bin.
- Chú lên ca bin ngồi với mình, hai anh
em cùng nói chuyện cho vui
- Dạ.
Vì phà đang giữa sông, chưa cặp bến, em liền
kéo tôi sang bên kia đường.
Em lại ngồi xuống ghế đá lúc nãy, em cúi
xuống, kéo khoá túi du lịch, một lúc, lấy ra chiếc bút và cuốn sổ tay. Em lật sổ
tay và hý hoáy viét. Xong em đưa tờ giấy cho tôi và nói:
- Đây là địa chỉ của em bên Kiến an, nếu
hôm nào được nghỉ anh đến nhà em chơi, em đang còn nghỉ hè đến hết tháng bảy mới
lên tập trung, em còn vẽ cá sơ đồ nhà em để anh dễ tìm. Còn phía dưới là địa chỉ
của em ở trường sư phạm, nhớ viết thư cho em anh nhé.
- Cảm ơn em nhiều lắm, thôi em về đi kẻo
mọi người mong. Anh đi nhé
Nói xong câu đó, tôi chạy vội sang chỗ xe
đang đậu. Phà đã cập bến, tiếng xích sắt loảng xoảng. Tôi sang bên kia ca bin,
mở cửa trèo lên. Tôi ngoái lại nhìn sang, em vẫn đứng đó, bất động, dường như nét
mặt em chùng xuống. Bất giác lòng tôi cảm thấy nao nao.
- Em gái hay bạn gái chú đó.
- Dạ không phải em gái cũng chẳng là bạm
gái. Bọn cháu chỉ mới quen nhau trên chuyến xe Hà nội- Hải phòng đêm qua thôi bác
ạ!
- Ừ cũng phải, chú là người miền Trung cơ
mà. Thế mà hỗi nãy, khi xin cho chú đi, cháu gái lại bảo là em họ của chú. Cháu
bé cũng nhiệt tình thật.
- Vâng ạ!.
Xe bắt đầu xuống phà, vì xe tải, hơn nữa
trên ca bin chỉ một mình tôi, nên nhà phà không bắt tôi phải xuống.
Suốt thời gian phà qua sông, thỉnh thoảng
tôi ngoái nhìn lên bờ, em vẫn đứng đó.
Phà
cặp bến, xe rú ga leo lên dốc. đến đoạn đường bằng, bác lái xe bắt đầu lên tiếng,
bac cũng là người hay chuỵện, thì ra bác lái xe cho nhà máy đóng tàu, hôm nay bác
đi chở thép tấm ở cảng về. Tuy bác nói chuyện liên tục, nhưng tôi nghe câu được
câu mất, vì tôi đang mải nghĩ về em, chắc bac tài cũng không để ý.
Chững gần một tiếng đồng hồ sau, nhìn thấy
quả núi trước mặt , xe đến chân ngọn núi, bác tài nói:
- Đay là núi Đèo, chú xuống đây rồi còn đi
đâu nữa không?
- Dạ cháu về tập trung tại xã Minh tân ạ!
- Thế là phải qua cầu Giá, nếu vậy để mình
cho chú đến cầu Giá, cũng gần thôi, sau đó mình quay xe lại cũng được.
- Cảm ơn bác nhiều lắm! Lại làm phiền bác
nữa rồi.
Thế là bác chở tôi đi thêm mấy cây số nữa.
Đến cầu Giá, hai bác cháu chia tay, trước khi xe quay đầu, bác lái xe còn chỉ
cho tôi vào xã Minh tân. Tôi khoác ba lô, cảm ơn bác rối rít rồi bước theo lối
bác chỉ.
Hỏi thăm người dân, ba mươi phút sau tôi
có mặt ở địa điểm đón tiếp. Một căn nhà ngói khá cổ, với sân gach và tường xây
thấp bao quanh sân, tất cả đã ngả màu rêu, cách biệt với vườn na, ổi. Tôi bước
vào trong nhà cũng lát bằng gạch Bát tràng. Tôi bước đến bàn có ông thiếu tá hải
quân ngồi, khoảng gàn bốn mươi, tráng kiện, với nước da đen dòn.
- Chào thủ trưởng ạ!- Tôi chào lễ phép
rồi rón rén chìa các giấy tờ xuống bàn.
- Chào đồng chí! Ở quân khu Bốn ra à, vất
vả quá đồng chí nhỉ- vừa cầm máy tờ giấy của tôi đưa, ông vừa chào tôi, rồi ông
quay sang bàn bên cạnh, một trung uý trẻ đang ngồi, ông chìa mấy tờ giấy, vùa nói
với anh trung uý:
- Thực, cậu vào sổ và làm các thủ tục
cho đồng chí này.
Nói
rồi, ong quay sang làm việc với tôi.
Ông làm việc với tôi chừng một tiếng, đại
khái câu lạc bộ hàng hải chẳng qua là mật danh của lớp đào tạo lặn sâu bằng khí
tài không khí nén, mà mọi người vẫn gọi bằng cái tên dân giã " người nhái",
có vũ trang. Đào tạo sáu tháng, hết năm là xong, kết thúc có thể vào chiến trường
ngay. Phải tập luyện rất căng, tập từ thấp lên cao, ban đầu tập nín hơi tại chỗ
ở độ sâu một mét, xuống dần cho đến khi xuống đến mười mét, tập bơi đúng kỹ thuật
bốn kiểu bơi: trườn sấp, ngửa, ếch, bướm rồi lặn vo, thời gian ngày càng tăng
thêm, tiếp đến học lặn khí tài không khí nén, học dán mìn vào vật thể khác ở dưới
nươc. Học chuyên môn một buổi hai tiéng, ngày hai buổi. Tuần có hai ngày tập quân
sự, tập đội ngũ, bắn súng, chủ yếu súng ngắn, tập võ thuật, học chính trị. Cuối cùng ông cảnh
báo: rất mệtđấy, máu tai, máu cam thời gian đầu chảy thường xuyên, vì lặn sâu
chịu sức ép nặng. Cho nên phải thật khoẻ mới chịu đựng được, cuối cùng ông bảo
tôi:
- Chiều nay, hai giờ đống chí qua các phòng
khám sức khoẻ, đạt mới được nhận chính thức, hai ngày nay đã loại mất bảy đồng
chí trả về đơn vị. Bây giờ đồng chí theo đồng chí Thực đi nhận chỗ ở, trưa mười
một rưỡi ăn cơm, đồng chí Thực sẽ báo cơm cho đồng chí, thôi đồng chí đi di, ngày
mai gặp lại.
Tôi chào ông và mang đồ đạc bước ra,
anh Thực đã đứng bên cạnh chờ tôi từ lúc nãy.
Tôi cùng anh Thực đi ra khỏi nhà chỉ
huy, anh đưa tôi đi sâu vào trong xóm, chừng gần một cây, đến dãy núi đá vôi trước
mặt, anh chỉ tay về phía trước mặt, anh nói:
-
Đó là thao trường, sát vơi hang đá
là nơi anh em mình hội họp, còn ăn uống cho toàn trung tâm là cái lán tranh bên
cạnh, trưa nay cậu đến đó ăn cơm. ăn ở đay tiêu chuẩn cao lắm đó, hơn cả phi công
mà, năm đồng bảy một ngày, hơn phụ cấp một tháng của binh nhất.
Ừ đúng rồi, phụ cấp binh nhất như tôi
chỉ năm đồng một tháng, đây năm đồng bảy một ngày kia mà!
Nói xong anh lại dẫn tôi trở lại quãng đường
vừa đi, qua ngõ vào nhà chỉ huy, đi chừng hai mươi mét thì đến căn nhà ngói khá
lớn, nhưng cũ kỹ, anh dẫn tôi vào, bước vào trong nhà, cả nhà đi vắng, anh bảo tôi đặt ba lô lên tấm ván kê trên mấy
cái chum đại, và chỉ cho tôi chiếc giường đặt sát cửa sổ.
- Đồng chí nghỉ ở nhà này, chủ nhà là bác
Mận. Nhà chắc đi làm cả, chúng tôi đã trao đổi với gia đình hôm qua, gia đình bác
gồm sáu người con, bốn gái, hai trai, hai thằng con trai sau đang đi học, còn mấy
cô con gái đi làm hợp tác xã cùng hai bác, à co con gái đầu đã về nhà chồng năm
ngoái, khi bọn mình hỏi mượn nhà cho cậu, các bác vui lắm. Tập quán ở đây là ngày
chỉ ăn có hai bữa, sáng phải tám chín giờ mới ăn sáng, kiêm thêm bữa trưa, tối
cũng phải bay tám giờ tối mới ăn. Dân ở đây đi làm là quấn vải kín tay chân, và
mặt mũi, chỉ chừa mắt thôi. Cậu cứ tự nhiên, không ngại gì đâu. Có lẽ ở đây cả
năm, có khi cậu không biết mặt hết người trong nhà. Thôi mình đi nhá, nhớ mười
một giờ ra nhà ăn nhé.
Chiều hôm đó, cũng được anh Thực dắt đi
khám ở sáu nơi, cũng thuộc sáu nhà dân. Đúng là họ khám rất kỹ và chi tiết, còn
kỹ và chặt hơn hồi năm lớp tám, nam cả trường tôi đi khám phi công, đợt đó khám
gần một ngàn học sinh, mà chỉ được ba người trúng tuyển. Đến năm giờ chiều tôi
khám xong, cùng khám với tôi có hơn mười đồng chí nữa.
Sáng hôm sau, tôi được triệu tập lên
sở chỉ huy, tại ngôi nhà dân hôm qua tôi làm thủ tục. Cùng tập trung với tôi còn
hơn mười đồng chí, tôi đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để vào huấn luyện, trong hơn mười người tập trung đợt này có bốn đồng
chí phải trả về đơn vị, tôi được anh Thực cho biết, đợt huấn luyện này có mười
chín đồng chí
Thế là bắt đầu ngày hôm sau, tôi chính
thức bước vào huấn luyện. Thôi thì cường độ tập luyện nhiều khi tôi cảm thấy có
lẽ mình không chịu nổi, nhiều học viên cùng tôi cũng cùng cảm nghĩ như tôi. cứ
một vòng quay đều đều diễn ra hàng ngày: cứ năm giờ sáng dậy, tập mấy chục động
tac võ tay không, vệ sinh cá nhân, đi ăn
sáng, bảy giờ có mặt tại hiện trường để tập dưới nước, còn ngày học quân sự thì
có mặt ở thao trường, tập dưới nước thì chín giờ, lên bờ thư giãn, đấm bóp cho
nhau, mười một rưỡi ăn cơm buổi chiều, mười ba giờ rưỡi lại có mặt hiện trường,
tập quân sự thì ngày tám tiếng, mùa đông,
mùa hè đều vậy. thời gian đầu, kể từ giai đoạn lặn sâu, chúng tôi đều chảy máu
tai, vài tháng sau, thích nghi dần, mới cảm thấy bình thường.
Do tập luyện căng thẳng, lại không được
ra khỏi khu vưc đóng quân, nên tuy có nhớ đến em, nhưng không đành chịu. cho đến
tháng rưỡi sau, theo em nói thì em đã lên Hà nội rồi, cầm địa chỉ ở trường Sư
phạm của em, nhiều khi tôi định viết thư, nấn ná mãi, sau tôi lại thôi, vì nghĩ
em đang là sinh viên, đang bận học hành, hơn nữa mình chỉ là anh lính trơn, đi vào
chiến trường khi nào không hay, vả lại tôi không muốn lợi dụng lòng tốt của em
gái ngây thơ trong một chuyến xe đêm… Nên tôi quýet định không viết thư cho em
mà ghi dấu một kỷ niệm đẹp của em gái mà tôi tiếp xúc đầu tiên trên đất Bắc.
Rồi
đến tháng mười hai năm đó, khoá huấn luyện của chúng tôi kết thúc. Tôi đạt
loại giỏi. Tuy cực kỳ vất vả, cực nhọc, nhưng suôt sáu tháng, tôi không hề bị ốm
còn lên được bảy cân, và cũng suốt thời gian đó chúng tôi không được bước ra khỏi
địa phận xóm đơn vị đóng quân.
Một tin bất ngờ và cũng làm chúng tôi
hụt hẫng là ngày tổng kết khoá huấn luyện, chúng tôi được thủ trương Bộ tư lệnh
về thông báo, tạm thời trả chúng tôi về đơn vị. Khi nào có lệnh, sẵn sàng lên đường,
tất cả mười chín đồng chí đều trở về đơn vị cũ. Thế là tôi lại khoác ba lô trở
về đơn vị cũ ở Nghệ an.
*
* *
Đầu tháng 10 năm 1970. Sau khi đậu vào
khoá 6 Đại học Cơ điện Bắc thái, vì là học sinh lớp Dự bị của trường thi vào nên
tôi được Ban Giám hiệu chỉ định làm lớp trưởng lớp máy A và trực tiếp đón các bạn
tân sinh viên từ khắp nơi về tựu trường vào ngày 01/10. Trong danh sách lớp A,
tôi chú ý có bạn Đào Phan, học sinh phổ thông vào, Phan quê ở Kiến an. Kỷ niệm
hơn ba năm trước trỗi dậy.
Tối hôm đó, ăn cơm chiều xong, trong
lúc các bạn đang vui chơi ở mấy căn nhà tạm, tôi và anh Chí Đông cùng đi các phòng
nghỉ để thăm hỏi mọi người. Tôi đến căn phong hồi sáng chúng tôi phân cho Phan
vào ở thì thấy các bạn đang túm tụm ở tâng một gường sắt để đánh bài, tôi lên
tiếng:
- Chào các bạn, ở đay có bạn Đào Phan
quê Kiến an phải không?
- Chào anh ạ!- Tất cả đều đồng thanh.
- Dạ em là Phan đây ạ! Em đúng người
Kién an, có việc gì không anh - Một cậu to khoẻ lên tiếng.
- Không có việc gì cả, mình chỉ sang
chơi, làm quen với mọi người thôi, đều là học sinh cùng lớp với nhau, phải làm
quen dần chứ. Phan cho mình hỏi thăm một tý.
Nói rồi tôi sang giờng bên cạnh ngồi,
Phan cũng bỏ dở ván bài sang ngồi với tôi.
- Các bạn cứ chơi tiếp đi, để mặc hai
đứa mình- tôi ngoái sang giường bên nói với hội chơi bài.
- Phan này, cậu ở Thị xã Kiến an, có
biết chị Hoà, học trên cậu bốn năm lớp gì đó, sau học Đại học Sư phạm Hà nội không?
- Hoà nào nhỉ, ở thị xã nơi em ở nhiều
Hoà lắm.
- Em thử nhớ xem, chị Hoà mà nghe nói
trước đây hay đi tập bơi, mà cả nhiều lần đi thi bơi nữa.
- A, chị Hoà "bơi' thì em nhớ ra
rồi - Phan reo lên - Chị ở cùng phố với em, thị xã em, nữ cũng chỉ có chị Hoà và
chị Hiền hay đi bơi, riêng chị Hoà bơi giỏi lắm, hay được giải. Chị học trên em
nhiều lớp, em vào cấp ba thì chị đã vào đại
học được một năm rồi. Nhưng sao anh biết chị ấy.
- À cũng tình cờ quen chị, cách đây hơn
ba năm, trên chuyến xe mình đi xuống Hải phòng huấn luyện, còn chị Hoà về nghỉ
hè.
- Thế từ đó đến nay hai người không có
tin tức gì à.
Tôi cũng ừ à trong cổ họng.
-
Nếu anh cần lấy địa chỉ của chị để dịp nào em về, em xuống gặp bác gái em lấy
cho, còn bác trai công tác trên thành phố, ít khi về lắm, mà biết đâu gặp dịp
chị cùng về thì càng thuận lợi.
Mấy tháng sau, Phan về Kiến an, không
hiểu dịp nào đó. Khi lên trường, Phan thông báo với tôi ngay:
- Em đến nhà chị Hoà, gặp bác gái, nhưng
bác bảo hình như chị đi thực tập tốt nghiệp rồi thì phải, mà bac cũng không có địa
chỉ chị ở trường. Có thông tin gì của chị và của nhà đều do "bố con nó liên
lạc thư từ với nhau"
Nghe Phan nói rất nhiệt tình, tôi cũng chỉ biết
vậy.
Bẵng đi một thgời gian. Dịp nghỉ Tết lên,
Phan lại hăm hở đến nói chuyện về chị Hoà:
- Lúc chuẩn bị về trừơng, em đã đến
nhà chị Hoà nhưng không gặp, chị cũng về nghỉ Tết, nhưng bữa em đến nhà, thì chị
cùng các bạn của chị sang thành phố đi chơi rồi, nghe nói chị về dạy ở bên Tràng
kênh anh ạ.
- Thế à! Cảm ơn Phan nhé. Thôi Phan
ạ, biết như vậy là được rồi, em không phải mất công nữa đâu.
Tuy tôi nói vậy, song Phan vẫn để tâm đến viẹc
hỏi thăm cho tôi về em
Chắc vì về Kiến an cũng hơi trái nẻo,
không thuận lợi như các bạn ở Hà nội nên Phan cũng ít về.
Gần hết năm thứ nhất, không hiểu trong
dịp nghỉ nào đó, Phan về Kiến an lên, thông báo với tôi ngay là chị Hoà đã cưới
chồng, anh là kỹ sư hàng hải, quê gốc ở Hồng bàng, Hải phòng.
Sang năm thứ hai thì Phan đi bộ đội.
Từ đó, tôi cũng bặt luôn tin em. Sau này, khoá 6 hàng năm họp mặt. Tôi cũng hay
tham gia, nhưng một số bạn cùng lớp, cùng khoá, tôi chưa gặp lần nào như Dụ (Hà
nội), Kiên (Vĩnh phú), Thuộm ( Cùng học dự bị với tôi ) rồi cả Phan nữa, nghe nói
Phan sau về học lại khoá sau theo các bạn nhập ngũ 1971,1972, cũng dự một vài lần
hội khoá, nhưng chắc những lần đó tôi không dự, do đó mà tôi chưa gặp lại lần nào.
Nếu gặp chắc Phan sẽ thông báo cho tôi về em.
Nhiều năm tôi vẫn phân vân, mình xử sự
như vậy có đạo lý không. Tuy chỉ làm quen với thời gian rất ngắn, nhưng một em
gái, có lẽ chừng mười tám, trẻ trung trong trắng, tốt bụng và nhiệt tình như vậy,
mà minh đã gặp rồi chia tay và chia tay luôn, bặt vô âm tín…Nhiều khi tôi tự an
ủi, do chiến tranh ác liệt, ai có điều kiện an bình, thì hãy để khoảng không
cho họ, chiến tranh mà, mình lại là lính, sống chết không chừng.
Tháng Giêng, Giáp Ngọ
tiếc quá vì hội k6 chưa được tổ chức ở Hải phòng lần nào..Có lẽ năm nay về HP hôi k6 là đingx nhất .Phan ơi cố lên nhé mọi người sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Trả lờiXóaTrơi ông anh của chúng tôi vậy mà cũng đa tình đa cảm quá nhỉ suốt bao nhiêu năm mà nhớ như in những kỷ niệm chỉ tiếc một điều nhớ trong lòng mà không một lần gập lại . Để đến bây giờ ôm hận tuổi già Chúc anh sẽ có dịp tái hồi kim trọng
Trả lờiXóaHoan hô anh Thị, em đánh 1 dấu khen hay đầu tiên vào cuối bài của anh đấy! Còn lời bình để tối mai em vào nói chuyện với anh, anh nhé! Chúc anh ngủ ngon!
Trả lờiXóaKỷ niệm cách đây hơn 40 năm mà anh Thị vẫn nhớ như in, tài thật. Bài viết rất hay nhưng đọc mỏi cả mắt, xứng đáng là một truyện ngắn hay đấy A Thị ạ. Về cách xử sự với cô gái ấy, cứ như anh tự an ủi là được rồi, còn nếu anh muốn tìm thêm "fan" ủng hộ thì anh cứ kể với chị nhà ấy, chị nhà sẽ đồng tình với anh ngay, vì nếu không như thế thì...đâu đến lượt chị ấy.
Trả lờiXóaHồi ức của bác Thi đã tái hiện sống động một thời Trai tráng : Mộc mạc , chân thành và vô cùng trong sáng .
Trả lờiXóaNơi anh đến ngày xưa là một trung tâm đào tạo đặc công nước khá nổi tiếng của Bắc Việt Nam
Ngày xưa người dân với bộ đội là như vậy : " Quân với Dân như Cá với Nước " , ai cũng yêu quí và kính trọng các anh bộ đội . Đặc biệt là các thanh nữ Hải Phòng , chẳng riêng gì bác Thi ,thập niên 60 &70 của thế kỷ trước bất kể anh bội đội nào đi bộ trên đất Hải Phòng cũng được các cô gái Đất Cảng mời lên xe đạp cùng đi cho đỡ mỏi chân một cách chân thành và vô tư . Nên đừng ngộ nhận người ta có tình cảm riêng với mình mà thất vọng bác Thi ơi !
Chúc mừng cây bút trẻ K6 !