Tôi muốn kể câu chuyện sau đây với
các bạn K6, những người chưa từng khoác áo Lính Chiến. Để các bạn hiểu thêm về
chiến tranh và chiến trường. Và tôi có lí do không đăng bên Blog CCB.
Thống nhất đất nước không phải là
phép cộng của những chiến thắng Vinh quang, nó còn có những góc khuất, mà chỉ những người trong cuộc mới có thể “sờ” được
vào nó. Câu chuyện tôi kể là một góc như vậy.
Triệu Bình
Nhật
kí ngày 29/7/1974 của tôi có ghi lại:
“Hắn
là một gã trẻ tuổi -21- đẹp trai, dáng người cao cân đối, đôi mắt màu tro lấm
lét sợ sệt…Với bộ mặt non choẹt ấy, bộ mặt mà người ta tưởng rằng hắn chưa đủ để
suy nghĩ về cuộc đời và về con đường mà hắn đang đi.”
Chúng
tôi đón anh tại một Trạm đóng quân đã bị bỏ hoang lâu ngày, dưới chân đèo Ăm pun - lính ta thường gọi như vậy. Đèo nằm trên trục đường ô tô quan trọng dọc
Trường Sơn trên vùng đất Tây Nguyên bộ đội ta dùng để vận chuyển vũ khí, khí
tài, trang bị hậu cần cho chiến trường, ngày ấy gọi là Mặt trận B3.
Con đèo này đã từng bị máy bay đánh phá ác liệt,
xung quanh nó cánh rừng nguyên sinh rậm rạp với những thân cây cao vút đã được
thay thế bằng cánh rừng tái sinh cao độ chừng vài ba mét, mặc dù mới chỉ vài ba
năm thôi nhưng đã rất rậm rạp được nuôi dưỡng bởi sự màu mỡ của vùng đất Ba zan
nơi đây.
Anh
khập khiễng bước tới chỉ một mình, thay vì là “hai tên” như chúng tôi được
thông báo. Hai bên phía sau anh là hai bộ đội địa phương, một người khoác AK47
còn người kia là khẩu CKC. Ba người đi về phía chúng tôi trên con đường đầy bụi
đất đỏ trong mùa khô, xuyên giữa những bụi Le ngổn ngang thân khô do bị đốt
cháy bởi những trận bom hồi nào.
Tôi
chợt thấy se lòng vì trước mặt tôi là người lính phía bên kia, anh còn trẻ lắm
chỉ trạc tuổi tôi. Nhìn anh thì thấy rõ anh là dân thị thành như tôi, anh cao
dong dỏng nước da trắng trẻo, vẫn mặc nguyên bộ đồ rằn ri, giày bố, đầu trần để
lộ bộ tóc mỏng nếu được chải chuốt chắc nó sẽ khá đẹp. Đầu anh cúi thấp, khuôn
mặt sợ sệt giấu trong đó chắc chắn là những suy tư ghê gớm. Lúc ấy anh đã nghĩ
những gì sẽ mãi mãi là bí ẩn với tôi. Anh ngước mắt nhìn chúng tôi, cũng một
cái nhìn không biểu cảm, đôi mắt màu tro trông như lai, rất đẹp hẳn đã làm xiêu
lòng nhiều cô gái đô thành.
Tôi se lòng vì cảm thấy hình như anh có cái gì
đó giông giống tôi, và chỉ lát nữa thôi tôi sẽ phải quyết định số phận của anh,
một quyết định nghiệt ngã ở chiến trường trong chiến tranh.
Ngày
ấy tôi được bổ sung vào Tiểu đội “Vệ binh đặc biệt” thuộc Ban bảo vệ Phòng
Chính trị Mặt trận B3. Bộ đội ta thường có câu “Lính đoàn hơn quan Mặt trận”,
nghĩa là oai lắm nhất lại là Vệ binh đặc biệt, đến lũ lính tiểu đoàn vệ binh B3
nhìn chúng tôi còn phải nể.
Chúng
tôi có một tiểu đội, gọi là tiểu đội nhưng chúng tôi thường xuyên chỉ có chừng
tám người, trực tiếp do Ban bảo vệ phòng Chính trị B3 quản lí. Nhiệm vụ của
chúng tôi là quản lí các trường hợp “đặc biệt” của bộ đội ta chờ ra Tòa án
binh. Một vài trong số đó sẽ phải chịu hình thức xử lí cao nhất: Tước Quân tịch,
loại bỏ khỏi đội ngũ. Không hiểu sao trong thời gian này tôi rất hay được giao
thực hiện những nhiệm vụ “đặc biệt”- Tham gia đội thi hành án.
Lần
ấy không biết có phải cấp trên định “thử thách” tôi không, tôi được phân công
tham gia Tổ thi hành án của mặt trận: loại bỏ một đồng đội bị xử trước Tòa án
binh với mức cao nhất. Tôi được biết trước nhiệm vụ này chừng bốn, năm ngày gì
đó.
Tôi vốn là một tay súng khá và khéo léo, tôi
đã từng bắn hạ một con khỉ đầu đàn ngồi tít trên cây cao cảnh giới cho bầy đàn
sau hàng giờ tiếp cận nó; và rồi tôi đã không nuốt nổi bát cháo do đồng đội nấu
từ chính con khỉ mà tôi đã hạ nó buổi sáng. Ngày nhỏ cứ vào sáng 30 tết mẹ tôi
thường bắt tôi cầm chân gà cho bà cắt tiết để làm cơm cúng, thường tôi phải
quay mặt đi để khỏi phải nhìn cảnh lưỡi dao cứa vào cổ nó. Vì thế khi nghĩ đến
cảnh phải cầm súng bắn vào chính người đã từng là đồng đội của mình, dù là phạm
tội gì đi chăng nữa cũng làm cho tôi cảm thây gai gẩm.
Suốt mấy ngày tôi ăn không cảm thấy ngon miệng,
giấc ngủ chập chà chập chờn. Thế rồi đúng đến trước ngày phải “làm nhiệm vụ đặc
biệt” tôi lăn ra ốm, tôi ốm thật sự “ông thần “ sốt rét thương tôi nên quật
cho tôi một trận. Tôi ốm run bần bật nhưng trong lòng lại thấy nhẹ nhõm, vì
mình có lí do chính đáng để không phải thực hiện “cái nhiệm vụ” oái oăm kia.
Cái
thằng Trân được thay tôi đi, khi về nó kể lại cho anh em tiểu đội cảnh thực hiện
nhiệm vụ, như mô tả một cuốn phim làm cho tôi cảm thấy ớn cho cái lí trí ghê gớm
của nó.
Rồi
một hôm, buổi chiều mùa khô 1974 hai sĩ
quan cán bộ trong Ban ra làm việc với tiểu đội chúng tôi nằm cách Bộ chỉ huy Mặt
trận chừng 3 giờ hành quân (hồi ấy chúng tôi đo khoảng cách bằng thời gian hành
quân). Ăn cơm trưa xong chúng tôi được hai sĩ quan thông báo: “Chiều nay đồng
chí Sơn (tiểu đội trưởng của chúng tôi khi đó), đồng chí Bình chuẩn bị quân tư
trang, thực phẩm và xẻng công binh sáng mai đi công tác trong vòng một tuần
cùng chúng tôi, không ai được hỏi và cũng không cần biết đi đâu làm gì. Chúng
tôi sẽ phổ biến sau”.
Lại
là “nhiệm vụ đặc biệt rồi” tôi thầm nghĩ và có đôi chút tự hào vì được cấp trên
vẫn tin cậy.
Sáng
hôm sau chúng tôi ăn cơm sớm và lãnh mỗi người một nắm cơm to hơn suất ăn thường
lệ. Suốt dọc đường hành quân cán bộ và chiến sĩ chỉ miệt mài hành quân, khi nghỉ
chân chỉ nói ba cái chuyện tầm phào tiếu lâm của lính.
Sau
nhiều giờ hành quân mệt nhoài và đói, mãi xế chiều khi chúng tôi đến một trạm
đóng quân bị bỏ hoang đã lâu. Chúng tôi được lệnh của trưởng nhóm, một sĩ quan
cấp hàm thượng úy cho dừng tại đây nghỉ chân qua đêm. Sau đó mọi người đã tìm
chỗ mắc võng chuẩn bị chỗ ngủ qua đêm trong một căn nhà nửa chìm lợp bằng cây lồ
ô chẻ đôi, đã xệ đôi chỗ và mối đã xông đầy nền nhà.
Tôi
được nhóm trưởng giao cho dọn dẹp một cái bàn kê ngoài trời làm bằng những cây
lồ ô chôn chặt dưới đất, cùng với những dãy ghế hai bên cũng vậy. Xong xuôi ông
ta gọi tất cả ngồi vào bàn, bằng vẻ mặt rất nghiêm trọng ông ta phổ biến một
quyết định do Tư lệnh Mặt trận trực tiếp kí giao nhiệm vụ đặc biệt cho 4 đồng
chí có tên trong quyết định, trong đó có tên tôi là chiến sĩ binh nhất - tổ
viên. Nhiệm vụ được giao là tuyệt mật, nếu sự vụ bị lộ thông tin ra ngoài thì
chúng tôi phải chịu trách nhiệm trước tòa án binh. Nhiệm vụ được giao là phải
bí mật thủ tiêu hai lính biệt kích Ngụy, đã bị bắt sống sau khi đột nhập sâu
vào vùng giải phóng.
Hồi đó chúng ta đang ráo riết chuẩn bị cho một
chiến dịch lớn, mở màn là trận đánh vào Playku bắt đầu cho chiến dịch Hồ chí Minh
sau này. Bí mật là yếu tố sống còn cho chiến dịch vì thế chúng ta đã làm tất cả
cho chiến thắng.
Chúng
tôi được chia làm hai tốp, mỗi tốp có một sĩ quan phụ trách. Ngày hôm sau chúng
tôi chia làm hai hướng đi sâu vào rừng hai bên đường ước chừng độ 100m, chúng
tôi dọn dẹp cây rừng rồi hì hục đào một cái huyệt dài chừng 2m, rộng chừng 50
cm, sâu chừng như vậy. Đất rừng mùa khô rất cứng chúng tôi làm xong việc thì trời
cũng đã quá trưa rồi.
Đêm
ấy lại một đêm thao thức trong tôi, mai tôi sẽ phải giết người dù đó là người
lính ở phía bên kia và đó là kẻ đã thua trận. Tôi đã được hướng dẫn cách thức
thi hành nhiệm vụ như thế nào.
Sáng
hôm đó chúng tôi ngồi chờ đợi cho đến khi mặt trời đã lên cao, người tôi đã tóa
mồ hôi vì nóng, bóng anh đi tới cùng hai bộ đội địa phương áp giải phía sau thấp
thoáng trong bụi đường không làm cho
tôi vui hơn.
Hai
nhóm trưởng gặp nhau và việc bàn giao rất nhanh chóng, tôi được biết người lính
biệt kích còn lại đã chết do bị thương quá nặng. Còn anh, anh tên là Hợp - thật
kì lạ sau này con tôi cũng có tên như vậy rất vô tình do cô y tá đặt tên, mà
còn đòi:” sau này xin được làm “thông gia” với anh nhé!”. Trông anh rất thư
sinh và hiền lành, tôi không tin người như thế mà có thể lại là “ác ôn” được.
Anh sinh ra ở Hà nội theo bố mẹ di cư vào nam năm 54, anh mới hăm mốt nghĩa là
khi đó anh mới có một tuổi. Anh đã tốt nghiệp tú tài xung lính và đã qua trường
sĩ quan đeo lon thiếu úy, còn tôi hơn anh về học vấn chả gì cũng đã năm thứ hai
đại học XHCN,và tôi hơn anh một tuổi nhưng tôi chỉ đeo lon binh nhất. Gia đình
anh đang sống tại Sài gòn, trong hồ sơ của anh có cả địa chỉ số nhà và phố anh ở.
Tôi
là chiến sĩ có cấp bậc nhỏ nhất,vì thế đương nhiên tôi phải làm nhiệm vụ áp giải
anh đi đến cái nơi số phận của anh được quyết định. Nơi đó cách chỗ chúng tôi
tiếp nhận anh chừng “nửa giờ”, nghĩa là anh chỉ còn được tồn tại trên đời này
chỉ chừng ấy thời gian thôi. Mà anh đâu có biết!.
Khi giục anh lên đường tôi thấy ánh mắt mầu
tro nhạt của anh nhìn tôi với một cảm giác gì đó thật khó tả, mà tôi không thể
quên được trong suốt cuộc đời của mình.
Áp
tải anh đi trước, sau tôi chừng non chục mét là hai sĩ quan và tiểu đội trưởng
của tôi. Đó là đội hình chiến đấu.
Đi sau và buộc phải luôn chĩa khẩu AK vào anh
trong tôi nghập tràn những ý nghĩ: Ôi chiến tranh thật khốc liệt, thật bạo tàn;
con người phía trước tôi kia nếu không phải chết, nếu không có chiến tranh chắc
chắn anh cũng sẽ làm được bao điều có ý nghĩa cho xã hội, cho đất nước Việt
này. Cuộc sống của anh sẽ có ý nghĩa biết bao với những người thân xung quanh,
và một điều quan trọng nữa biết đâu ở quê nhà có một thiếu nữ nào đó đang đợi
chờ anh sống sót trở về để thực hiện những nguyện ước mà họ từng hò hẹn khi anh
đăng lính.
Trong tôi chợt nảy lên ước muốn: Ôi, nếu chỉ
có một mình tôi với anh trong thế giới này chắc chắn tôi sẽ thả anh đi và sẽ nói
với anh rằng :”Anh hãy chạy đi, chạy thật xa nơi này, hãy cởi bỏ bộ quần áo kia
mà về với bố mẹ và người thương đang đợi anh ở nhà. Hãy chạy xa khỏi cái nơi
chiến tranh chết tiệt này đi!”.
Trong
tôi ngổn ngang suy nghĩ, thời gian như trôi nhanh tôi và anh đã đến chỗ rẽ, cái
chỗ mà từ đó sẽ đưa anh về thế giới bên kia với mãi mãi một câu hỏi: Vì sao
?...vì sao?.
Nhóm
trưởng thông báo chúng tôi nghỉ chân, ông nói với người lính biệt kích: “Đến
đây là vào sâu trong vùng căn cứ của chúng tôi, anh phải để chúng tôi bịt mắt
vì lí do đảm bảo bí mật “. Người lính biệt kích ngoan ngoãn gật đầu để tiểu đội
trưởng của tôi bịt mắt bằng một chiếc khăn dù.
Xong
xuôi nhóm trưởng ra hiệu cho chúng tôi lùi xa một đoạn đủ để cho người lính biệt
kích kia không nghe được lời thì thầm của ông.Thật may mắn ông phân công tôi ở
lại ngoài đường làm cảnh giới, còn lại tiểu đội trưởng cùng hai sĩ quan cán bộ
đưa người lính xấu số ấy tới nơi cần phải đến.
Nhìn
bốn bóng người lầm lũi đi vào con đường mới được phát quang, phía tà dương quả
núi nơi nhóm tiểu đội trưởng chuẩn bị hôm trước lòng tôi như se lại. Tôi bồn chồn
thực hiện nhiệm vụ được giao, không gian tĩnh lặng lạ thường, tôi quan sát hai
bên con đường trống vắng, với ý thức của một người lính.
Tôi
thoáng rùng mình khi nghe thấy tiếng “đẹt” khô khốc vang lên phía mọi người đi
vào, rồi một tiếng nữa sau đó – đó là phát súng “ân huệ”, không biết là của ai trong hai sĩ quan kia. Còn phát súng đầu tiên chắc chắn là của Tiểu đội trưởng tôi,
vốn đã được phân công từ hôm trước như thế.
Chỉ
vài phút sau bóng người sĩ quan nhóm trưởng hiện ra, anh thay tôi cảnh giới và
yêu cầu tôi lên làm công việc chôn cất cho người lính ấy.
Tôi
lên đến nơi, anh đã nằm còng queo dưới hố mắt vẫn bịt bằng tấm khăn dù, không
biết lúc đó mắt anh đã nhắm hay vẫn mở. Dù có mở tấm khăn dù chắc chắn tôi sẽ
không dám nhìn vào mắt anh, mặc dù tôi biết nó đã rất đẹp. Tôi cùng tiểu đội
trưởng nhảy xuống hố kéo cho anh nằm ngửa ngay ngắn rồi phủ lên cho anh tấm
chăn dù mà anh mang theo, cùng toàn bộ tư trang anh có. Tôi thầm khấn với anh rằng
chúng ta đều là những người lính, tôi không thể làm gì được cho anh, chỉ vì chiến
tranh chúng ta đã gặp nhau trong một hoàn cảnh thật éo le và khắc nghiệt. Dù
chúng ta ở hai chiến tuyến nhưng tôi sẽ chôn cất anh cẩn thận giống như tôi
chôn cất đồng đội của mình.
Sau
giải phóng chúng tôi về đóng quân ở thị xã Bình Dương, một hôm tiểu đội trưởng
bỗng rủ tôi về thăm gia đình của người lính xấu số nọ. lúc đó chúng tôi vẫn có
địa chỉ thậm chí cả họ tên bố mẹ anh. Tôi gạt đi:”Đến đấy để làm gì hả anh?”.
Tôi không muốn ông bà phải đau đớn khi nghe tin về cái chết của con mình, vả lại
chắc chắn tôi không có đủ tinh thần để kể về câu chuyện đó cho chính người thân
của người lính xấu số nọ. Cứ để ông bà hi vọng: Một lúc nào đó con mình sẽ trở
về.
Ngay trước khi tắt máy thì tôi bỗng thấy bài của Tr.Bình hiện ra. Vậy là tôi phải ngấu nghiến đọc cho xong, nhưng không thể nào nhanh được. Lòng tôi nhiều lúc như quặn lại, sao vết thương chiến tranh đã 38 năm rồi vẫn còn đau như cắt. Tôi hoàn toàn thông cảm với Tr.Bình, một hoàn cảnh làm Bình day dứt suốt mấy chục năm qua. Chiến tranh thật là tàn nhẫn, lúc nào tôi sẽ noi gương Tr.Bình kể lại những điều mắt thấy tai nghe cho mọi người sau. Giá mà dân tộc ta không phải trải qua 45 năm (1946-1989) chiến tranh liên tục như thế, giá mà "lịch sử không chọn ta làm điểm tựa" thì cuộc đời mình đã không phải có những nỗi đau như thế này Bình nhỉ!
Trả lờiXóaTBinh thân mến . Chuyện của bạn cũng giống rất nhiều chuyện của bọn tớ . Khi nổ súng thì không sao chứ khi hết trận rồi hầu như chả thằng nào muố bắn tù binh nữa . Mình đã có lần bắn mãi vẫn ra ngoài mắt thì nhắm tịt lại rồi tha cho tên tù binh đó chạy vào rừng .
Trả lờiXóaChiến tranh bắt ta phải làm việc mà mình đâu muốn,như thọ đấy khi còn một mình thì rút chốt lựu đạn để trên bụng sãn sàng tự sát chứ không chịu bị bắt sống.Vậy mà khi bị thương và lếch thếch trong đoàn thương binh đi bộ về Cam Lộ thì lại sợ chết vô cùng,vì sao ư ?bởi không có súng mà chẳng may gặp địch chết oan thì cay quá,thế đấy.
Trả lờiXóaBắn hay đối xử tệ bạc với tù binh là tội phạm đấy, là vi phạm các công ước quốc tế về chiến tranh đấy các bạn ạ. Đừng vì bất cứ lý do gì để bào chữa. Chính vì vậy ta thường phải giấu nhẹm và Tr,Bình phải day dứt suốt 4 chục năm qua. Đã thoát tòa án binh vì ta là "bên thắng cuộc" nhưng tòa án lương tâm vẫn chưa tha cho Tr,Bình và cả tôi nữa!
Trả lờiXóaĐây không phải là chuyện chính trị mà là lương tâm, con người mà!
Chúc mọi người luôn được thanh thản, sẽ rũ bỏ được hết "trần ai" khi tâm sự vào blog K6 chúng ta!
Vâng bây giờ là thời bình nói công ước này nọ, vậy khi mỹ, ngụy bắt bộ đội ta thì chúng đã làm gì. Có câu này tôi thấy hay khi pháp đánh ta liên hợp quốc lặng im, mỹ đánh ta liên hợp quốc lặng im. Nhưng khi ta cứu người dân campuchia, liên hợp quốc lao vào chỉ trích cấm vận ta. Ai đúng
XóaMong đây là khởi đầu những chuyện các anh sắp kể.
Trả lờiXóaDù có được người đời ngợi ca nhưng đùng để ai đó nghĩ mình là cỗ máy giết người.
Cùng chết trong trận chiến, những anh hùng liệt sĩ được tôn vinh, còn những người lính kia chắc cũng chỉ được người thân âm thầm làm giỗ.
Chiến tranh thật tàn khốc, những nỗi đau mất mát quá lớn...
Không phải phía nam mà phía bắc cũng vậy. Năm 1972 cùng trú lâu dài với tiểu đội CAVT trực đón đánh quân đổ bộ, họ kể khi đi tuần trên vịnh trừ lúc giáp mặt còn thường đánh động để biệt kích chạy. Để cấp trên biết chắc họ phải ra tòa án binh.
PVQ K8MA - Đọc xong bài viết của Triệu Bình, đọc xong các bài bình, tôi ngồi lặng người đi một lúc rồi nghĩ, không biết có nên viết gì vào đây không. Cuối cùng tôi quyết định viết những gì mình đang nghĩ.
Trả lờiXóaTôi cũng từng là bộ đội, cũng đã đeo đến lon trung úy nhưng chưa bao giờ phải cầm súng bắn nhau trên chiến trường. Vì thế bản thân không trực tiếp chứng kiến những việc như anh Triệu Bình kể ở trên. Nhưng không trực tiếp không có nghĩa là không biết, cũng như việc học hành vậy, ta biết qua thày dạy, ta biết qua sách vở, ta biết qua cuộc sống, ta biết do bạn bè ... Và tôi xin kể một vài cái mà tôi biết kiểu như vậy.
Năm 1979 vào bộ đội, được điều vào trường Sĩ quan Pháo binh cơ sở 2 trong Phú Khánh. Lúc ấy tôi mới 24 tuổi, chưa có người yêu. Vào đó tôi quen và thân với một cô gái ngoại ô Nha Trang. Từ cô tôi biết Ông bà nội, ba má, anh, chi, em cô. Họ bình thường như ông bà, cha mẹ và gia đình tôi vậy. Họ đối sử với tôi và đồng chí của tôi thật tốt. Về sau tôi phát hiện ra có một cái khác là anh trai cô đã đi lính phía bên kia và chết trận trước ngày miền Nam giải phóng. Vì thế tôi đồng ý với Triệu Bình việc gọi người tù binh trong bài viết của anh là "anh" Rất may người thua cuộc không phải là chúng ta.
Cũng thời gian đóng quân trong Phú Khánh, tôi có mua một chiếc xe máy HONDA 67 của một bà má bán hàng vặt ngoài chợ Dục Mỹ, sau khi mua xe tôi quen và tự nhiên thành con trong nhà của bà, tôi chơi với con trai bà, cùng trang lứa. Một năm sau tôi được gặp chồng bà, ông là trung tá ngụy đi cải tạo ở ngoài Bắc về, nghĩ mãi tôi quyết định gọi ông bằng chú. Trong những lần hiếm hoi nói chuyện với ông tôi hiểu anh Triệu Bình băn khoăn khi phải thực hiện cái nhiệm vụ bí mật và cao cả của anh là đúng và thế mới là con người. Nói đến đây tôi lại nhớ lại những bài lịch sử mà hồi ấy anh em mình được học. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh mà sách vở vẫn viết là thời kỳ nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn.
Một điều nữa là ngay trong nhà tôi, về phía đằng vợ, anh là tướng tá Cộng sản, em là tướng tá ngụy quân, sau giải phóng, sau cải tạo họ gặp lại nhau, họ vẫn là anh em họ vẫn giúp đỡ nhau và con cái họ vẫn quan hệ họ hàng với nhau rất tốt. Tôi không nhìn thấy cái "ác ôn" trong họ.
Mình hôm nay ko được khỏe, nhưng vẫn vào Blog thấy có bài của Triệu Bình. Cảm nhận đầu tiên của tôi là rất ấn tượng, rất đáng xem.
Trả lờiXóaTôi hứa sẽ cố gắng nhớ lại các kỹ năng thời phổ thông các thầy cô giáo dạy mình triệt để phân tích văn học " tác phẩm' này.
Nếu vậy cần có thời gian.
Cảm ơn Triệu Bình và cũng rất "trách " bạn , bạn làm tôi khó ngủ!
-Câu chuyện của anh Triệu Bình đáng để cho mọi người suy nghĩ về nhiều khía cạnh của chiến tranh.
Trả lờiXóa-Đocj xong, tôi vô cùng xúc động nhưng không muốn bình luận nhiều!..
-Đề cử "Giải thưởng hòa bình" cho tác phẩm văn hoc về đề tài chiến tranh.
Tôi không phải là BBT K6 nên không có nghĩa vụ trả lời bạn Ngọc Hà K8A mà tôi chỉ muốn nói: Hà ơi sao chưa thấy bài viết hay bài bình nào của Hà trên Blog K8 vậy, mặc dù đã đôi lần Hà hỏi tôi về cách vào Blog K8. Nó giống hệt vào Blog K6 thôi, chỉ thay số 6 bằng số 8. Hay bạn thích số 6 hơn số 8. Nếu thế thì éo le quá.
XóaMột kỷ niệm hay về cuộc đời người lính. Và cũng ko đến nỗi bây giờ mới dám kể. Công ước quốc tế về tù binh là vậy nhưng thử hỏi có cuộc chiến nào mà ko có vi phạm. TB cũng ko phải là người trực tiếp thủ tiêu tù binh thì cũng ko cần phải day dứt nhiều. Và cũng đã 40 năm rồi, mọi sự thật đều đã có thể được công bố, kể cả những bí mật về an ninh quốc gia.
Trả lờiXóaNhưng tôi vẫn có cảm giác gờn gợn khi đọc lên đại từ “anh” mà tên tù binh đã được TB ưu ái đặt cho. Liệu hắn có xứng đáng được gọi như thế ko hả các bạn. Liệu hắn có ngang bằng các bạn bè chiến hữu của chúng ta ko, nhất là những người đã phải bỏ mạng vì những viên đạn ở phía “hắn” mà bây giờ mỗi lần nhắc đến các liệt sĩ, ta đều trân trọng gọi là các “anh”. Liệu hắn, nếu ko bị phát hiện và thủ tiêu thì có gọi máy bay hoặc địch đổ bộ đến tiêu diệt bộ đội chúng ta ko…Đã đành là người lính ở cả hai bên thì đều là nạn nhân của chiến tranh, nhưng đã vào cuộc chiến rồi thì phải tuân theo mệnh lệnh và một quy luật nghiệt ngã : phải có kẻ thắng người thua, thậm chí phải tiêu diệt nhau.
Cũng có thể vì hắn là biệt kích, không phải là tù binh bình thường, độ nguy hiểm cao nên cần phải thủ tiêu chăng ?
Cho nên theo thiển ý của tôi thì cứ gọi hắn bằng đại từ “hắn”, như dòng đầu tiên trong nhật ký của TB là hợp lý và công bằng nhất. Những ai đã xem phim “người thứ 41” của Nga ngày xưa chắc hẳn còn nhớ tâm trạng của người nữ chiến sĩ Hồng quân khi buộc phải hạ sát tên tù binh mà cô đã trót yêu trên đường dẫn giải về căn cứ, chỉ vì đến phút cuối tên này đã vẫn muốn quay lại phía bên kia.
Câu chuyện thì không phải là bí mật gì đến nỗi không dám kể như TVL đánh giá. Cái không dám kể ở đây chính là tính nhân văn của tác giả! Nếu bộc lộ sớm quá thì không biết như thế nào đâu. Đến giờ mà vẫn còn sợ, cái "sợ" ở chính trong phe ta với nhau đấy. Còn lâu mới có hòa giải hòa hợp dân tộc thật sự nếu giờ này vẫn còn địch với ta, vẫn còn gọi nhau bằng "ngụy".
XóaAi cũng có cái lý của mình phù hợp với quan điểm của mình cả.Bởi trước đây mà như thế thì là mất bản lĩnh chiến đấu dễ bị tự thua. Còn nay thì được cho là có tính nhân đạo vì chiến tranh chống Mỹ đã qua 40 năm rồi.Nhưng có áp dụng được như thế khi còn kẻ thù luôn rình rập bên ta hiện nay không ?chắc là không.Thế mới là chiến tranh và người lính chỉ biết tuân theo mệnh lệnh và tự giữ mình trước.,muốn vậy phải xiết cò súng thôi.
Trả lờiXóaNếu đơn giản: Là người lính chỉ biết ấn cò súng, thì trong lòng nước Mĩ đã không có cái gọi là"Di chứng chiến tranh" và người phi công nóm quả bom Nguyên Tử xuống Hirosima đã không phải phát điên sau này.
Trả lờiXóaTôi nghĩ thông điệp mà tác giả muốn nói đến đó là: Chiến tranh là Khốc liệt là Tàn nhẫn và mất mát.
Hãy chú ý đến câu kết của Tác giả:"Cứ để ông bà hi vọng:Một lúc nào đó con mình sẽ trở về".
Dù sao câu chuyện của Tr.Bình cũng đáng để chúng ta phải suy nghĩ.
Còn phim NGƯỜI THỨ 41 là Bi kịch của Chiến tranh, bản thân nó cũng đã tốn nhiều giấy mực của các Nhà bình luận XHCN lắm.
Kính gửi các bạn, những người đã đọc câu chuyện trên đây của tôi.
Trả lờiXóaĐó là một câu chuyện có thật đã từng xảy ra, nó cho tôi một cảm giác thật nặng nề mà tôi vẫn thấy như mới xảy ra hôm qua.
Tôi biết sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, đó là một trong những lí do mà tôi "BÂY GIỜ MỚI DÁM KỂ".
Tôi tôn trọng ý kiến của mọi người, nhất là những người đã từng cầm súng. Chính vì vậy tôi mới "Có lí do không đăng bên Blog CCB" như lời dẫn.
Mục đích của tôi như Dũng nói là được "rũ bỏ trần ai".
Dù sao cũng cám ơn các bạn quan tâm và cho ý kiến.
Nếu các anh có em gái là cô gái áp giải tù binh và đã yêu tên đó ( Người thứ 41 ) thì các anh nghĩ sao. Thử đặt mình vào đó mà phân tích cho bớt nặng nề không phải truyện VN.
Trả lờiXóaBăn khoăn day dứt như anh TB mới là con người. Nghĩ cho thân nhân người lính xấu số ấy lại là tầm cao nữa của người lính có tri thức.
Đề nghị BBT xin phép anh TB đăng bài lên các báo xem họ nói sao. Tin rằng sẽ không ít người ủng hộ anh ấy.
K8MA.
Trả lờiXóaĐăng rồi mình xem hệ thống truyền thông nói gì. Có lẽ cũng xóa bớt rác trên các mặt báo. Lâu nay vẫn đang tuyên truyền về cải cách giáo dục và đặt hàng đầu về vấn đề giáo dục nhưng thiết nghĩ học làm người mới là quan trọng bậc nhất.
Các anh chuẩn bị mài bút đi!
Chào Bạn Triệu Bình.
Trả lờiXóaCho mình chia xẻ vơi Bạn chút nhé.
1-Có lẽ không chỉ riêng mình, mà tất cả các thành viên K6, đều thấy ấm lòng khi đọc những trang, dòng viết chân thực của TB.
Cảm động hơn, khi bạn ưu ái, chỉ dành đăng trên Blog K6.
Theo mình hiểu, Bạn đă đặt lòng tin gần như tuyệt đối, tin như chính bản thân mình, vào “ nhà K6”- đó cũng chính là tâm trạng của tôi mỗi khi nghĩ về k6, viết về k6. ( Có thể , tận bây giờ chúng mình vẫn lưu giữ những năm tháng tuổi trẻ sinh viên trong sáng,thuần khiết mà chỉ nhận thấy chỉ có ở k6 mới có, giống như Thế Lữ viết” Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy/ ngàn năm hồ dễ đã ai quên” chăng?)
2- Tôi cứ nghĩ về chữ “ Dám” ngay ở tit bài này.
Nếu là tôi, cũng phải dùng như vậy thôi!
Bởi vì, người viết đã chắt lọc gan ruột , chia sẻ tâm sự cho bạn đọc đều đã ngoại lục tuần , mà ở cái tuổi “ lục thập nhi nhĩ thuận”, nhiều người đã ngại bàn chuyện thế sự.
Bởi vì, câu chuyện bạn kể, nó khá nặng nề, dẫu rằng rất chân thực; dẫu rằng bạn đã khổ sở mạng nặng theo mình vài chục năm qua, nhưng bạn vẫn đắn đo, liệu có nhận được sự cảm thông?
Nhưng quả tình, bạn dùng chữ “dám” , theo tôi ít nhiều bạn đã tạo sức thuyết phục, gây được sự chú ý cho bạn đọc. Cùng với cốt chuyện tương đối “lạ”, bài viết đã khá thành công . Mà điều này , với những người cầm bút rất quan trọng, nó chứng tỏ sự sáng tạo, chịu nghĩ, không lặp lại mình và lặp lại người, tránh được cảm giác nhàm chán…tôi trân trọng yếu tố này
3- Tôi có thể đã cảm nhận được thông điệp của tác giả, là dân tộc chúng ta đã tổn thất rất lớn qua những tháng năm chiến tranh, nó được lột tả qua tâm trạng người lính ở vị trí thi hành án tử hình với kẻ địch trong cuộc chiến và tác giả mong muốn nếu đươc tác phẩm của bạn sẽ góp phần chống chiến tranh, hãy đừng để lặp lại như điều bạn kể.
Trả lờiXóaTôi cũng đã đươc đọc vài tác phẩm có nội dung như vấn đề bạn nêu, thậm chí đã có những tác phẩm văn học đề cập rất sâu đến những câu chuyện rất tang thương , hơn chuyện Bình kể. Chiến tranh được viết ở ngày hôm nay, còn hằn sâu nỗi đau ở cả bình diện Cha- con; mẹ -con; anh –em; bạn thân cùng chăn trâu cắt cỏ khi lớn lại cầm súng ở hai chiến tuyến…
Tuy nhiên, phải nói thật là viết rất khó, như đi trên dây.
Tôi được biết qua những tư liệu. Nhà văn Xô viết Pha đê ep, tác giả cuốn Chiến bại đã được dich qua VN, chủ tịch hôi nhà văn Liên xô, thành công trong văn học, ấy vậy mà lại tự sát ở ngay văn phòng của hội NVXV. Còn ở VN chúng mình, có nhà văn Phù Thăng, có tác phẩm gì đó tôi không nhớ, nhưng cũng bị “đánh” khi ông tuyên bố “ chiến tranh là chiến tranh, chúng ta là người lính”… tôi và Bình cùng nhiều người nữa, đã qua lính, hiểu rằng đã một thời , thậm chí bây giờ đó đây vẫn còn kiểu tư duy lạc lõng như vậy. Vẫn còn người nói : “ lính mà anh, không oong đơ gì hết!”
Tất thảy thiên hạ đều nghĩ chiến tranh là phải bắn giết, chúng mình đi bộ đội là phải bắn súng vào kẻ địch, trở về trong ngày chiến thắng, thế thì chí ít phải bắn hạ được kẻ thù…Ngày trở về , nhiều người ở hậu phương có ý chờ tôi kể những chuyện đại loại như vậy..Biết sao được, chiến tranh tồn tại trong đời sống dân tộc quá lâu, nó làm méo mó phần nào giá trị nhân bản, nhân văn . Thậm chí , ngay trong chúng mình, đến hôm nay còn bị ám ảnh khá nặng của thời ấy. Khi đọc bạn , tôi nhớ những nhân vật của Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh .
4- Tôi đọc nhiều lần bài viết của Bình, về nội dung tôi thấy không , và không được phép lạm bàn.Bởi như vậy tự hạ thấp mình.
Bốn mươi năm rồi, ít gì nữa đâu!
Tuy nhiên, tôi chỉ thấy ở vài chỗ Tác giả hơi bình luận nhiều nên hiệu quả có lẽ chưa được như mong muốn . Cứ để sự việc nó tự phô diễn. như đoạn tôi trích thì thật tình quả là không cần thiết , nó dễ làm người đọc nghĩ tác giả đem ý nghĩ tỉnh táo của ngày hôm nay gán cho thời đó
Đi sau và buộc phải luôn chĩa khẩu AK vào anh trong tôi nghập tràn những ý nghĩ: Ôi chiến tranh thật khốc liệt, thật bạo tàn; con người phía trước tôi kia nếu không phải chết, nếu không có chiến tranh chắc chắn anh cũng sẽ làm được bao điều có ý nghĩa cho xã hội, cho đất nước Việt này. Cuộc sống của anh sẽ có ý nghĩa biết bao với những người thân xung quanh, và một điều quan trọng nữa biết đâu ở quê nhà có một thiếu nữ nào đó đang đợi chờ anh sống sót trở về để thực hiện những nguyện ước mà họ từng hò hẹn khi anh đăng lính.
Trong tôi chợt nảy lên ước muốn: Ôi, nếu chỉ có một mình tôi với anh trong thế giới này chắc chắn tôi sẽ thả anh đi và sẽ nói với anh rằng :”Anh hãy chạy đi, chạy thật xa nơi này, hãy cởi bỏ bộ quần áo kia mà về với bố mẹ và người thương đang đợi anh ở nhà. Hãy chạy xa khỏi cái nơi chiến tranh chết tiệt này đi!”.
Bởi nếu thời đó nghĩ như vậy, chúng ta khó đi qua chiến tranh lắm.
5- Vẫn thấy cần nhắc lại, mình trân trọng tấm lòng của Bình với anh em bè bạn. cảm ơn Bạn cho chúng mình những cảm xúc mới, hiểu và gần nhau hơn. Yêu quý
Quả thật nếu T Bình viết ra để giảm bớt mặc cảm về vụ việc đó với tư cách cá nhân thì đó là điều hiểu được. Nhưng nếu các bạn phân tích theo tư duy của 40 năm sau thì lại sai lầm tai hại khi đặt người lính cộng hòa như người lính Bắc Việt .Tuy cùng là thanh niên Việt nam trong thời chiến cùng vào quân ngũ nhưng mục đích và điều kiên khác nhau của 2 bên đối địch làm cho họ không thể như nhau được.Sự nhiệt huyết lên đường,cuộc gian khổ hy sinh mà các đồng đội chúng ta nếm trải trên đường hành quân đi B.Cái ác liệt,thiếu thốn đủ thứ mà lính ta chịu đựng và vượt qua càng khẳng đình sự khác ấy.Chiến thắng của chúng ta nhờ những cái khác cao cả hơn chứ vụ việc ấy chỉ là thứ yếu tuy cần thiết.
Trả lờiXóaTrong cuộc chiến này đã có ai biết con số lính Công hòa chết nhiều hơn hay ít hơn quân chúng ta ?Bao nhiêu bà mẹ ,người vợ miền Bắc khóc chồng ,con ?Bao nhiêu chiến sỹ tự tay đào mồ chôn đồng đội ? bao nhiêu nghĩa trang liệt sỹ trên đất nước này .Đừng phát xét lịch sử bằng con mắt và cái đầu sau 40 năm, mà hãy rút ra bài học là đừng để chiến tranh xẩy ra thì đúng hơn. Vậy Tr Bình nói ra được điều trăn trở đó là đủ rồi ,chứ đừng đi lệch hướng phê phán như ai đó nghĩ nhé.Nhất là anh bạn nặc danh nòa đó còn định đưa lên báo rộng rãi ư quả là non lắm xanh lắm
Hoan hô THọ . Thọ nói đúng .
XóaTriệu Bình cũng đúng khi đặt bài này khôg phải ở CCB !
"Đừng phát xét lịch sử bằng con mắt và cái đầu sau 40 năm, mà hãy rút ra bài học là đừng để chiến tranh xẩy ra thì đúng hơn..."
XóaThọ nói thế là sai! Càng có độ lùi thời gian thì sự phán xét càng chính xác! Sau 50 năm thì độ phán xét sẽ lại còn chính xác hơn nữa.
Nhưng ta không bàn đến phán xét cái gì, phán xét ra sao mà chỉ như Triệu Bình đã tâm sự thêm trong còm ngày 25-1-2013.
Mà các ông là CCB thì đừng vào còm vì TR.Bình có viết cho các ông đâu. Ngay lời đầu tiên đã nói rõ rồi: dành cho những ai chưa từng khoác áo Lính Chiến cơ mà!
Bài hồi kí của anh Triệu Bình thật ấn tượng , gieo nhiều cung bậc cảm xúc cho các đối tượng khác nhau . Các đại ca CCB đã "bình loạn " nhiều , chỉ tiếc đến giờ này chưa thấy bác " xi vin " K6 nào bày tỏ chứng kiến ?
Trả lờiXóaLà chiến binh đàn em , tham gia cuộc chiến sau này , cũng đã từng chứng kiến những cảnh gần tương tự . Tôi hiểu một phần nào tâm trạng và suy nghĩ của anh Triệu Bình sau 40 năm .
Chúng ta có thể tha thứ , nhưng không thể quên !
Mời các bạn đến thăm bảo tàng " tù Phú quốc" của các tù binh miền bắc bị giam ở Phú Quốc tại một làng ơ Phú xuyên hay Thường tín . Sau khi nghe các cựu tù kể về thời gian tù đày họ chịu đựng cái gì có lẽ các bạn sẽ khác đi chăng.Còn Mõ nói không dành cho CCB tham gia mới là chưa đúng nhé ,các lời còm là của ai., họ đã mặc áo lính chưa .40 năm là để cho người trong cuộc tỉnh táo lại suy nghĩ về mình chứ người ngoài cuộc thì khó lắm không đánh giá được chỉ đồng cảm hay không mà thôi
Trả lờiXóaBác Mom lại phiến diện , kém nhân văn rồi .
Trả lờiXóaAi cũng hiểu đã là chiến tranh thì cả ta và bên đối địch đều dở hết mọi âm ưu , thủ đoạn tàn độc nhằm đạt được mục đích .Việc tra tấn , thủ tiêu đối phương là điều tất yếu không thể tránh khỏi .Theo tôi là chúng ta chia sẻ suy tư của anh Triêu Bình một con người có tâm hồn thánh thiện , bốn mươi năm rồi vẫn còn ám ảnh , day dứt một việc đương nhiên phải xảy ra .Chiến tranh mà anh ,nhân tính con người được thay bằng lưỡi lê họng súng mất rồi !
Ta là bên chiến thắng ,ta bày ra đủ thứ . Chẳng may bên đối phương thắng thế họ cũng bày như chúng ta thôi .
Mấy anh lính k6 thật tình cảm, em đọc các bác thấy trạnh lòng, thấy mình sinh sau đẻ muộn khi lớn lên hết mất "giặc" nên không có được những cảm xúc nhiều như vầy.
Trả lờiXóaCác anh nhớ chuyện chiến trường nhiều quá, còn kéo nhau về đây uýnh nhau, ai là quân đỏ, ai là quân xanh đây/ mà pác TRIỆU Bình thật đáng thương, đồng đội còn vác cả súng liên thanh đuổi theo bắn pác chí chết... nhưng mà vui, có chuyện để xem.
Em kính phục các bác.
( hôm nay lớ xớ , rỗi việc , em chọc ngoáy tý nha)
"Vệ binh đặc biệt",những người lính bảo vệ làm nhiệm vụ đăc biệt-oách thật,thật ra T.Bình đã cảm thấy vinh dự khi được làm những việc tương tự như thế này... lúc bấy giờ, và thậm chí cả bây giờ đối với không ít người ,việc làm ấy là đúng -mệnh lệnh của cấp trên ,cấp trên là đảng -mà đảng thì không thể sai được ,một thời chúng mình được tuyên truyền như thế và làm như thế .
Trả lờiXóacách nghĩ của 40 năm trước,Tôi vẫn thấy nguyên ven của hôm nay ở TVL,DTho và cái hoan hô thọ của Luân -tôi thật ghen tỵ với hạnh phúc của những người có niềm tin tuyệt đối sinh ra trong niềm tin và đi cùng với niềm tin vĩnh hằng ấy...
Sau 40 năm, mà 50 năm càng tốt ,cái độ lùi như ĐVD nói "càng có độ lùi thời gian thì sự phán xét càng chính xác"câu nói đáng để xuy ngẫm.cái vã hội mà chúng ta cố công xây dựng ,kể cả việc giết người -không thể biện minh được cho hành động giết hại tù binh,khi họ đã đầu hàng và hoàn toàn vô hại ,những người giết anh ta thật đang xấu hổ,TBìnhlà người biết xấu hổ dám dũng cảm kể lại ,biết khóc trước tòa án lương tâm... còn có bao nhiêu kẻ như gã tiểu đội trưởng:"một hôm tiểu đội trưởng bỗng rủ Tôi về thăm gia đình của người xấu xố nọ.lúc đó chúng tôi vẫn có địa chỉ ..." đọc đến những câu kết tôi rùng mình:chó má,cái ngu sinh ra ác độc và vô cảm
Tôi nghĩ đã đến lúc phải có thêm những bài viết chân thực như thế này,bởi vì mặt phải của tấm huân chương được nghắm nghía quá đủ rồi...
Cảm ơn bạn lính Sư phạm đã vào "chơi" với lính Cơ Điện chúng tôi! Nhưng hình như bạn cũng có nhiều bức xúc với hiện tình xã hội chúng ta. Kể cũng đau lòng thật khi bao nhiêu xương máu của đồng đội chúng ta đổ ra để rồi 4 chục năm đã qua mà Việt Nam vẫn đứng thứ 7 từ dưới lên về một thứ tự do được nêu trang trọng trong Hiến pháp. Đau lắm! Xin được cùng đau với bạn, chẳng biết có sẻ cho nhau được chút nào không?
XóaHb đã theo dõi bài này từ trước, thấy rất hay, và thấy các anh đưa ra các ý kiến đều đúng với những lý lẽ chắc chắn, mang tính nhân văn, dù nhiều ý kiến đối lập nhau… đáng nhé Hb chỉ xem và suy ngẫm, không dám góp ý gì, nhưng hôm nay, đọc lời bình của bạn Lính SP, Hb xin có ý kiến của mình.
Trả lờiXóaChúng ta đều hiểu Quy luật của chiến tranh là bắn, giết, kẻ phía bên này phải bắn giết kẻ phía bên kia, nếu ta không bắn, giết họ, họ cũng sẽ bắn, giết chúng ta, trong trân đối đầu, ai nhanh tay, nhanh mắt, có vũ khí tốt hơn sẽ sống, chậm hơn, kém hơn …sẽ chết .
Kể cả khi kẻ thù đã trở thành tù binh trong tay chúng ta rồi cũng vậy, thực hiện Công ước quốc tế về tù binh chiến tranh ư…OK, nhưng ngay khi quân ta còn đói, không có cái ăn, thuốc chữa bệnh còn thiếu…phải nhường cho nó ư.
Ngay trong số tù binh đã đầu hàng, ai dám khẳng định kẻ nào là đầu hàng thực sự, kẻ nào là trá hàng, kẻ nào phải đầu hàng vì tình thế và khi có cơ hội sẵn sàng cướp súng của lính áp giải để về với đội ngũ. Và khi họ đã trở về được với đội ngũ, ai là kẻ cảm phục đối phương để giải ngũ, ai là kẻ sẽ chỉ điểm cho máy bay dội bom, cho quân biệt kích đột nhập căn cứ đối phương.
Cả hai bên của cuộc chiến đều hiểu rõ điều này, và một bài học xương máu là: trong khi cuộc chiến còn tiếp diễn, nhân đạo với kẻ thù đôi khi là tự sát, thậm chí lớn hơn tự sát là vô tình làm cho đồng đội, cho cả đơn vị chết oan vì nhân đạo không đúng lúc, đúng chỗ của mình .
Tôi không đồng ý với bạn Lính SP, dù cũng như ĐVD chúng tôi cám ơn vào sân chơi chung, bạn nói: “TBình là người biết xấu hổ dám dũng cảm kể lại ,biết khóc trước tòa án lương tâm... ”. Tôi nghĩ khác, anh TB không có làm gì sai trái với bản thân, với bất cứ ai và với lương tâm mình để mà xấu hổ, để mà khóc trước tòa án lương tâm.
Bài viết hơi dài, gửi đi rồi mà không được, phải viết lại, nên Hb phải cắt ra làm ba đoạn cho chắc, mong các pac chịu khó đọc
XóaTrong cuộc chiến, TB cũng như bạn và tất cả đều là những người phải thi hành nhiệm vụ cấp trên giao, quân lệnh như sơn, bạn không làm thì người khác sẽ phải làm…, và như phần đầu tôi đã nói, ai dám dảm bảo người tù binh này khi được thả ra sẽ về và cảm phục những người đã bắt và đã thả hắn, hay khi về, cấp trên của hắn bắt hắn phải chỉ địa điểm của quân ta cho bonm dội, cho biệt kích đột nhập… Giả sử TB và những người đi cùng thả hắn, rồi quân đối phương sẽ tấn công vào căn cứ, chắc gì TB và đồng đội còn sống mà nghĩ về lòng nhân đạo trong chiến tranh .
Trả lờiXóaTrong các bài còm, có một chiến binh đã kể cũng có lần anh ấy đã thả một tù binh…, có thể anh ấy đã đúng, nhưng anh ấy đã may mắn vì người tù binh ấy không dẫn (hoặc bị dẫn) quân đối phương đến thả bom hủy diệt các anh. Chứ nếu người tù binh ấy dẫn (hoặc bị dẫn) quân đối phươngng đến đánh vào căn cứ quân ta, thì tôi tin rằng, nếu có sống sót qua trận đó, anh ấy sẽ ân hận cả đời. Thực tế hành động nhân đạo của anh, đã gặp cái may mắn trong chiến tranh, để lương tâm anh hoàn toàn thanh thản như hôm nay kể lại .
Sau cuộc chiến, khi một bên đã chiến thắng, thì tù binh phải được đối xử theo Công ước, nếu câu chuyện trên xảy ra sau khi chiến tranh đã chấm dứt, thì câu chuyện lại hoàn toàn khác .
Kể cả đoạn cuối khi, khi bạn lính SP viết: “còn có bao nhiêu kẻ như gã tiểu đội trưởng:"một hôm tiểu đội trưởng bỗng rủ Tôi về thăm gia đình của người xấu xố nọ.lúc đó chúng tôi vẫn có địa chỉ ..." đọc đến những câu kết tôi rùng mình:chó má,cái ngu sinh ra ác độc và vô cảm”.
Trả lờiXóaTôi cũng nghĩ khác, sau cuộc chiến, tất cả những người làm CHA MẸ đều muốn biết tin tức chính xác của con mình, mong muốn sự đoàn tụ sau chiến tranh, và chấp nhận sự thật phũ phàng còn hơn sự hy vọng mòn mỏi trong nỗi thất vọng . Nếu TB và người tiểu đội trưởng đến với CHA MẸ người lính đó, nói về cái chết của con trai họ, tất nhiên có những điều không cần phải nói ra, đó là: anh ta bị bắn chết khi đang là tù binh, và chính các anh là người bắn anh ta (nhiều khi nói dối lại là nhân đạo, trong trường hợp này không cần nói chứ không phải là nói dối), và hơn nữa, sau cuộc nói chuyện với gia đình, anh TB và người tiểu đội trưởng cung cấp địa chỉ nơi chôn cất người lính đấy, nếu có điều kiện, đưa gia đình lên để đưa anh ta và các kỷ vật của anh ta về với gia đình, thì chắc chắn gia đình sẽ biết ơn người lính Cụ Hồ và cái đấy mới là nhân đạo chứ không phải là :”chó má,cái ngu sinh ra ác độc và vô cảm”.
Việc anh TB cảm thấy day dứt, đó cũng chính là cái BẢN CHẤT người lính Cụ Hồ, bản chất của con người Việt nói chung, của anh TB nói riêng.
Tóm lại ”. Tôi nghĩ rằng, anh TB không có làm gì sai trái với bản thân, với bất cứ ai và với lương tâm mình để mà xấu hổ, để mà khóc trước tòa án lương tâm. Anh đã và vẫn đang hành động đúng.
Hùng bò lại sai rồi . Cái ân hận , sự cắn dứt lương tâm của anh Triệu Bình bởi một việc làm đúng ở 40 năm trước , nay được viết lại với góc nhìn và nhân sinh quan mới nó khác lắm chứ .Cũng như tôi 33 năm về trước trong trận chiến Trung Việt năm 79 đã tùng chứng kiến tay chính trị viên tiểu đoàn phối thuộc tra tấn tù binh đến chết : phơi nắng tên lính sơn cước để lấy cung , nó không khai nên hắt một xô nước lạnh khiến hắn ta ộc máu chết ngay tại chỗ . Khi đó tôi không thấy cảm xúc gì lớn , nhưng bây giờ nhiều khi nghĩ lại thấy thật là ghê tởm , thấy mình như một kẻ phạm tội .
Trả lờiXóaTôi tin có luật nhân quả , chả thế mấy tay CA thi hành án rất trẻ , mấy năm thay một lần đại đa số sau này không ra gì : không thần kinh thì gia đình cũng lụn bại .
Bản chất con người là hướng thiện , tâm hồn anh Triệu Bình là trong sáng nên sự day dứt là không tránh khỏi .
Đúng vậy, nếu bây giờ, trong hòa bình nhìn vào những sự việc cụ thể, chi tiết của chiến tranh, sẽ thấy nhiều điều là phi lý, là bất nhân..., nhưng tại thời điểm, nhiều khi đó là cách làm bất khả kháng, Mr TB không theo lệnh cấp trên, chắc chắn ra tòa án binh..., hoặc có thể để biệt kính thám báo mò đến sau khi thả tù bình...
Trả lờiXóaVà lưu ý, không phải chỉ một bên làm như vậy, mà bên đối phương cũng hành xứ như vậy..., quy luật của chiến tranh mà.
Bây giờ TP nhìn thấy tay CTV hành sử vô nhân đạo, nhưng nếu sau khi tay CTV hành sử như vậy, đồng bọn nó nhìn thấy phát sợ, phải khai ra những tin tức có giá trị, giúp cho quân ta tránh được một trận càn, một tổn thất lớn, hoặc có cơ hội tạo ra một chiến thắng lớn thì sao ???
Chiến tranh là tàn nhẫn, tất nhiên có những hành động tra tấn, giết tù binh trong những trường hợp không cần thiết là đáng lên án.... Những người tham gia cuộc chiến, vì lý do này nọ, phải làm những điều mà bây giờ nhìn lại là vô nhân đạo, nhưng không thể đổ lỗi cho những người lính đó được (trừ những kẻ khát máu thực sự, lợi dụng quyền lực để thỏa mãn thú tính của mình).
Không phải là tất cả, nhưng lĩnh vực này cực rộng, tôi chỉ nói đến trường hợp của anh TB, là người thi hành nhiệm vụ, bất khả kháng, quân lệnh như sơn, không thể không làm (mà không làm biết đâu lại gây ra tại họa như tôi đã nói). Và tôi chỉ phản đối Mr Lính SP, khi nói anh TB biết xấu hổ và biết khóc trước tòa án lương tâm mà thôi. Anh TB và những người lính khác cũng vậy, đâu có sai, đâu có lỗi mà xấu hổ và phải khóc trước tòa án lương tâm như linh SP nói.
Bàn tiếp với mr Tiều phu, ông viết:"Khi đó tôi không thấy cảm xúc gì lớn , nhưng bây giờ nhiều khi nghĩ lại thấy thật là ghê tởm , thấy mình như một kẻ phạm tội".
Trả lờiXóaBất cứ một người lính chân chính nào (lưu ý tôi dùng từ chân chính), khi qua khỏi cuộc chiến, đều có những cảm xúc như vây, nhưng trong một đất nước có chiến tranh, làm sao tránh khỏi những điều như vậy..., nếu suy nghĩ như ông, thì chỉ những thằng trốn lính, rúc váy vợ khi thanh niên cả nước lao vào cuộc chiến mới không day dứt vì không chứng kiến cảnh bắn giết ư...
Không, những người lính chiến ngày xưa ạ, các anh đã lao vào trận chiến, đã dũng cảm nhằm thẳng vào quân thù mà bắn, nay các anh trở về, các anh trong cuộc sống mới hãy quên đi những điều bắt buộc phải làm trong chiến tranh, các anh tự hào về chiến thắng của cả nước, trong đó có sự đóng góp bằng cả xương máu của các anh, chứ các anh không phải mặc cảm, day dứt vì những điều mà để đạt được chiến thắng lớn, người lính phải làm những việc mà dù bây giờ nghĩ lại họ không muốn.
Chúng tôi, những người chưa kinh qua những trường hợp như các anh kể, nhưng chúng tôi hiểu và kính trọng các anh, những người lính chân chính dù trong hoàn cảnh nào, chúng tôi cũng nghĩ các anh đã hành động đúng, đáng tự hào...
hoan hô lập luận của Hùng bò,tuy chưa trực tiếp đấu súng với kẻ thù nhưng Hùng hiểu được trách nhiệm của người lính trong chiến tranh.Như tôi đã nói chúng ta đồng cảm với suy nghĩ của Tr Bình chứ đừng lấy cái bây giờ để phán xét ngày xưa và đừng quy chụp đừng cho rằng đó là sai lầm hay vô nhân đạo mà phải sám hối gì.Kẻ thù của chúng ta tàn ác hơn nhiều mà chỉ những lính chiến hay tù binh Phú Quốc mới biêt..Tôi không hiểu sao lại có người có suy nghĩ cải lương thế.
Trả lờiXóaSuy nghĩ như bác Thọ và lập luận như Hùng bò thì chẳng bao giờ hòa giải và hòa hợp dân tộc được chứ đừng nói chuyện bình thường hóa quan hệ bắt tay với người Mỹ để hướng tới tương lai được!
Trả lờiXóaCuộc chiến ấy đã qua đi, có một điều đau xót đọng lại đến hôm nay, nó thực chất là cảnh "Nồi đậu nấu rau đậu".Đó là nỗi đau của Dân tộc!.
Trả lờiXóaNgược lại ông TP ạ, chẳng nhẽ muốn bắt tay bình thường hoá với người Mỹ để hướng tới tương lai thì những người lính cả hai bên phải ân hận, xấu hổ và khóc trước toà án lương tâm vì những hành động bắt buộc phải làm của mình khi trận chiến còn tiếp diễn à, những chuyện đối xử không đúng công ước quốc tế về tù binh là chuyện xảy ra hàng ngày cả hai bên, không chỉ Mr TB, mr Luân và mr TP chứng kiến cảnh đối xử ngược đãi với tù binh đâu, còn nhiêu, còn rất nhiều người chứng kiến hoặc trực tiếp phải làm những việc như vậy.
Trả lờiXóaNhưng như tôi đã nói, đấy là việc xảy ra trong chiến tranh. Còn sau chiến tranh, tất cả mọi việc hãy quên đi để làm lại từ đầu, muốn hoà hợp thì không nên gợi lại bên thắng, bên thua...đều là dân Việt cả, trong chiến tranh là đối thủ, là kẻ thù...nhưng sau chiến tranh là người dân một nước...ngay lịch sử nước Mỹ, sau cuộc chiến tranh Bắc Nam cũng mất hàng chục năm để hoà hợp. Nhưng không phải vì thế mà bên chiến thắng lại phải ân hận và xấu hổ vì hành động của mình trong chiến tranh. Nếu bên kia thắng cuộc, chúng ta cũng phải chấp nhận nhìn bên kia tự hào trong chiến thắng của họ thôi...chẳng có cách nào khác, chúng ta không có quyền bảo bên thắng cuộc quên đi cái chiến thắng của họ.
Còn hoà hợp dân tộc là chuyện phức tạp hơn nhiều, điều đó có nghĩa là sau chiến tranh, không còn chuyện nhìn nhau như là kẻ đối đầu nữa, không còn là kẻ thù nữa, mà chỉ còn người dân một nước, anh thua cuộc, có nghĩa là anh phải theo đường lối, chính sách của anh thắng cuộc, còn đường lối đó đúng hay sai lại là chuyện khác, muốn hoà hợp dân tộc phải sự thực tâm của hai bên, chứ không phải sau lưng bên thua cuộc là người Mỹ, nên bên thắng cuộc muốn bắt tay với Mỹ phải đi theo đường lối của bên thua cuộc. Cái khó nhất là xoá bỏ hận thù với nhau có từ trong chiến tranh, chứ không phải là ngồi ân hận về các hành động đã xảy ra trong chiến tranh, hoặc đặt ra những cái giá mà..., nếu như....
Mà thôi, lan man lại đi sang chủ đề khác, tôi chỉ muốn tham gia ở góc độ hẹp, chỉ muốn nói lên lý do tôi phản đối ý kiến của bạn linh SP khi nói anh TB biết xấu hổ, biết khóc trước toà án lương tâm thôi. Mà tôi muốn khẳng định, dù sao các anh đã hành động đúng và các anh có quyền tự hào vì mình là người lính chân chính.
Trả lờiXóaChỉ có lính Mỹ mới cắn rứt,ân hận thôi,còn những người thương vay khóc mướn đừng có mộng tưởng xóa ranh giới chính nghĩa với phi nghĩa trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bôi nhòa lịch sử nhé.xương máu bao người trai Việt lao vào cuộc chiến không cân sức mà không toan tính điều gì cho cá nhân chính là các bạn và đồng đội các bạn đó.Ai định dùng cái nhỏ bé ,cái ít ỏi để buộc tội cái lớn thì nhầm rồi .người hô hào hãy chơi với Mỹ ,hãy xóa bỏ hận thù lại là người luôn hô hào hận thù phương Bắc...Chúng ta không mất cảnh giác ,kẻ thù của chúng ta trước hết là chính chúng ta đấy.Ta không tỉnh táo ,không dân giầu ,nước mạnh thì ta yếu mà yếu thì kẻ thù sẽ tìm đến từ địa chính trị đến kinh tế ,văn hóa và khoa học công nghẹ nữa chứ đâu cần đến súng đạn.
Trả lờiXóaNếu cảm thấy đủ thì cũng nên ngừng tranh luận về chủ đề này được rồi các bạn ơi.
Có ai còn muốn tranh luận cùng Doãn Thọ không?
XóaNếu trong ngày hôm nay không ai cãi lại thì mõ đóng tranh luận lại đấy nhé! Có gì thì nói hết ra đi trước khi giao thừa đến.
Năm mới là tạm thời dừng cãi nhau, tranh luận 1 tuần, tương tự như ngừng bắn Tết Mậu Thân nhé!
Đứng ở góc độ " chuyên chính " Hùng bò và bác Mom hoàn toàn có lí .
Trả lờiXóaSong xét ở góc độ nhân sinh quan thì không thể chấp nhận được vì đó là tội lỗi !
Không ai có thể biện minh cho mình hành động giết hại đồng loại dù bất kể hoàn cảnh nào , nên ân hận và day dứt là đương nhiên .
OK, tạm đình chiến, hãy chấm dứt chủ đề này cũng OK, chỉ có lời chốt là nhất trí với ông TP: " day dứt là đương nhiên", nhưng không bao giờ phải xấu hổ và khóc trước lương tâm như lính SP nói.
Trả lờiXóaCHÚC PAKON CƠ ĐIỆN MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG, SỨC KHOẺ DỒI DÀO, PHÚC LỘC ĐẦY NHÀ, TIỀN VÀO NHƯ NƯỚC SÔNG ĐÀ, TIỀN RA NHỎ GIỌT NHƯ CÀ PHÊ PHIN
Tôi là người đăng bài chỉ để "rũ bỏ trần ai". Không ngờ lại là một chủ đề "quá nhạy cảm", để lại nhiều ý kiến làm cho tôi - tác giả, còn cảm thấy buồn hơn... Có nhiều "còm" đi quá xa những điều tác giả muốn gửi gắm.
Trả lờiXóaĐến đây nên kết thúc những chuyện không vui này. Năm mới đang đến rồi, Dũng ơi! nên đóng lại thôi!. Mở một cánh cửa khác cho nó sáng sủa hơn đi!.
Không một từ nói đến tội ác,nhưng "bên thắng cuộc"của Huy Đức đã lên án tội ác...
Trả lờiXóakhông nói đến xấu hổ và khóc trước lương tâm,nhưng người đọc đã thấy điều đó trong
"chuyện bây giờ mới giám kể".
thật thất vọng vì những bình luận của HÙNG BÒ...
Nếu bạn lính SP lấy Bên thắng cuộc để làm hệ quy chiếu, thì bạn thất vọng vì những lời bình luận của tôi là phải, vì tôi không coi Bên thắng cuộc là chuyện lichj sử, mà chỉ là một tập hợp các chuyện thu nhặt bên bàn nước chè?
XóaBạn coi chuyện bây giờ mới dám kể là chuyện của người biết xấu hổ và biết khóc trước lương tâm. Tôi vãn không bao giờ coi những chuyện đó là việc đáng xấu hổ của người lính, vì đó chỉ là chuyện người lính bắt buộc phải làm trong chiến tranh.
Sao laij có ai đó mạo danh thọ mom mà còm thế nhỉ cái còm thứ 16 đó..tôi nghỉ ăn Tết đi ,chúc vui khỏe và sang năm mới sẽ cãi nhau hăng hơn.
Trả lờiXóaNếu muốn tránh mạo danh, tốt nhất là đăng nhập tài khoản hòm thư Gmail trước khi còm thì khi còm hình đại diện sẽ hiện lên, không lẫn vào đâu dược, như mõ đây vẫn luôn làm vậy. Vậy nhé! Ai muốn bình gì thêm thì tranh thủ, không là bài này sẽ đóng "còm" ngay trước giao thừa Thìn - Tỵ nhé!
XóaSao lại mất tự tin thế bác Triệu Bình ? Bài viết của Bác rất hay kia mà . Em nghĩ chẳng có gì là " Nhạy cảm " cả , chẳng qua còn có một số người tư duy quá lỗi thời mà thôi .Tuy thế người ta cũng hiểu và biết cả đấy !
Trả lờiXóaÔng nào gọi điện bảo để còm tiếp thì viết đi nhé! Xin thêm một "còm" nữa thôi là đủ 50 và xin dừng trước kẻng đấy. Nếu có 2 còm cùng lên thì còm này coi như không tính (sẽ xóa đi để lại đúng 50 còm thôi)
Trả lờiXóaVậy là năm mới đã đến, xin khép lại các bình luận của bài này để bước sang "còm" vào các bài tiếp theo đây sẽ còn hứa hẹn nhiều cuộc tranh luận nảy lửa và hùng hồn hơn nữa. Chúc các "CÒM SỸ" một năm Quý Tỵ tràn đầy hạnh phúc cho mình và người thân yêu!
Trả lờiXóaTôi hổi Doãn Thọ, con người là người hay robot,. Nếu là người khi giết người, dù cho là nhiệm vụtreen giao hay kẻ thù cá nhân nguy hiểm, , hoặc nó sắp giết mình vì sống còn mà phải giết đều là không ai thích và lựa chọn. Còn đã giết một mạng người mà sau đó không có lăn tăn , hay suy ngẫm tí nào thì đó không phải con người bạn ạ. Tôi không tranh luận đúng sai, tà hay chính bởi nó đúng với người này nhưng không đúng với người khác.
Trả lờiXóa