K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

25 tháng 1, 2019

LỚP VẼ ĐẦU TIÊN CỦA BINH CHỦNG TĂNG

Trần Minh Hải K6I

Vào lính tên nào cũng phải trải qua nhều thứ lắm. Chắc chắn không thoát được : Gác đêm, học Chính trị kèm học hát các bài hát truyền thống, cuối cùng làm báo tường nhân các ngày lễ trong năm, nhiều vị thà đi lấy củi, làm lao động năng hơn thay cho viết bài báo tường.
Ngẫm nghĩ, thời lính chiến ngoài oánh nhau, huấn luyện thao trường... cần có các cuộc sinh hoạt cho Lính khỏi nhớ nhà, nâng cao sỹ khí cách mạng, " Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù" có phỏng.
Đừng tưởng Binh chủng Thép là khô khan, chỉ có " Húc-Nghiến-Đè bẹp-Thọc sâu-Ngâm lâu-Rút chậm" nhé, Lính chỉ lấm lem dầu mỡ và cách dăm cây số còn hăng mùi dâu", mà quên mất rằng LXT cần phải khoẻ có văn hoá, được chọn lưa trong các đám Tân binh ở các vùng miền. 202 học viên LXT đầu tiên như thế nào, chúng ta đều biết ít nhiều. Nhưng mấy người biết ngoài tài lãnh đạo chiến đâu, xây dựng lực lượng...Các Thủ trưởng trong BTL còn biết nhìn xa trông rộng nhiều mặt, chăm lo đến văn hoá tinh thần của lính Tàu bò
Cách đây 45 năm lớp hạt nhân vẽ đầu tiên của Binh chủng Tăng đax được mở tại xóm Gô xã Kim Long huyện Tam đảo tỉnh Vĩnh phú. Theo chỉ thị cấp trên là : "Mỗi lữ đoàn xe tăng chọn cử một tên vẽ khá nhất tham dự lớp học, về sẽ là hạt nhân vẽ tuyên truyền cổ động tại đơn vị...". Đang chiến tranh mà các Thủ trưởng BTL đã nhìn xa trông rộng, triển khai các hoạt động văn hoá văn nghệ là đáng khâm phục. Lính ta đã xem say mê đội Tuyên văn Binh chủng tới các đơn vị biểu diễn. Mấy ai biết lớp viết văn đã được mở. Tôi ở Trú xá đã chứng kiến các thành viên này (ngày ngủ, đêm thanh vắng thức để viết văn). Bản tin Thiết giáp và các bài Lịch sử Binh chủng Thép là minh chứng. Cuối cùng là lớp vẽ này của chúng tôi
Lớp vẽ có 4 CSV đi lính ( Vỵ ĐHTH quân E201, Hùng ĐHKT quân E202, Hải ĐHCĐ lính của E207, Vân ĐHSP thư viện trường 600) CN bưu điện Tâm cơ công D16, HSPT Hà lính của E215 mới thành lập, BTL có 3 bác dự thính Chuẩn uý Quý (ban CT) Thượng sỹ Lập (ban TM) chuẩn uý Quảng (giáo viên VH trường 600).
Ngày 19/2/1974 khai mạc lớp tại ban Chính trị BTL. Phó Chính ủy BC Lộng huấn thị: "Kết thúc khóa học phải ra được một phòng tranh báo cáo tại BTL, nhà thơ Hữu Thỉnh phụ trách Chính trị, họa sỹ Lê Trí Dũng giảng dạy và trực tiếp quản lý lớp, sẽ mời một số họa sỹ nổi tiếng giảng vài buổi, có đi thực tế trong BInh chủng lấy tư liệu sáng tác cho tốt…sau về đơn vị làm nòng cốt phong trào hội họa. Ăn tại Dbộ 16-Lơp học ở nhà dân xóm Gô"
Các học viên đã có lưng vốn vẽ amatơ và phăngtedi theo cảm tính, là các chuyên gia báo tường, bảng biểu tại các đơn vì, Lấy que tre chấm mực xanh tím học sinh, xin thuốc đỏ quân y, vót bút chì 6 màu làm báo tường đơn vị, mài mực tàu viết khẩu hiệu... bây giờ bắt đầu làm quen bút lông, nghiền bột màu, cách cầm bảng cách nấu keo da trâu. Để rồi học từ việc bồi giấy trở đi. lý thuyết ít giờ-thực hành vẽ cả ngày rất nhiều thứ (từ tĩnh vật đến phong cảnh, đi để ký họa đến bố cục, tranh cổ động và cách pha màu nghiền bột), Lớp vẽ cả ngày lang thang xách giá vẽ la cà từ thôn làng đến xưởng X32, bãi lái tăng quanh vùng, trường 600, doanh trại lính để ghi sinh hoạt, tập luyện thao trường, ký hoạ các loại xe tăng, xe thiết giáp...Cuối mỗi tuần sẽ có ngày bình tranh góp ý cho nhau sửa bài cho tốt hơn. Hàng ngày Thầy Dũng xem trực tiếp góp ý luôn tắp lự bên giá vẽ. Thầy chỉ gợi ý cho Chúng tôi tự sửa tranh của mình. Lúc rỗi Thầy hay kể chuyện chung quanh nghề vẽ, cho lũ học viên thấy cái hay cái đẹp của môn hội hoạ...
Tôi sẽ không nói nhiều về quá trình thai nghén tranh vẽ của từng tên, cách thể hiện cùng với phong cách vẽ của từng "thằng", cái gu màu ưa thích của chúng nó. Bá cáo với chư vị là Sáng tác ra một bức tranh vất vả vô cùng, hao tâm tổn sức thể hiện bố cục-đường nét-màu sắc-tình cảm gửi gắm vào tranh. Có lúc tranh vẽ xong ra ào ạt, có khi rặn bút vẽ, nhìn tranh mà bất lực hơn đau đẻ, quăng bút ôm đầu buồn bực, loay hoay xoá sửa màu, Tháo tranh vẽ ra, cặp trang giấy trắng vẽ đề tài khác...Chỉ dám đăng dăm câu ba điều về lớp: từ Thầy đến Trò Riệu được-Trà lá tốt-Máu liên hoan "không say không về" mỗi khi có cớ (tư tưởng nhớn tự sướng vốn hay gặp nhau)_tuổi đời Thày Trò chỉ chênh nhau vài năm, cùng Phông văn hoá Đại học. Hứng thì vẽ vời quên chết !
Nhẽ có tụt cảm xúc, sẽ lôi đàn ghi ta hát rống lên, hay chơi Tiến lên, Cá ngựa, Cờ tướng bôi râu đội mũ cối, hoặc bàn tán kiếm cái chi cho đỡ lạt mồm.
Nghiêm túc say mê bên giá vẽ, cả lũ có lúc buông bút ngồi thụp xuống bất lục lúc bí rì cách thể hiện, pha không ra màu ưng ý, khuôn mặt tư thế chưa chuẩn...
Tối 22/2/1974 BTL dành riêng một tối Phim chiếu cho lớp vẽ ở Hữu Thủ (có đặt 2 hàng ghế cho lớp vẽ ngồi riêng, có a lô báo cáo cho khán giả biết buổi chiếu này phục vụ riêng cho lớp vẽ Binh chủng-oai chưa nào), các phim tài liệu màu về Trường Sơn…(kèm Phim LX cuối cùng Bước đi của Nữ hoàng áo trắng) các Cụ BTL rất quan tâm đường đi nước bước của lớp vẽ, cần gì cấp ngay (thợ mộc đóng giá vẽ, hành chính cấp giấyThuỵ điển và keo da trâu lẫn bút vẽ, bột màu...thời chiến khó kiếm lắm nhé).
Ngày 12/3/1974 họa sỹ Phạm Lực (phòng VNQĐ) tới với thầy Dũng thành cặp bài trùng tâm đầu ý hợp, day trực tiếp tận tình, trò chuyện hội họa cho lính vỡ ra bao điều mới lạ. Giời ạ, vui suốt lớp học, tối không phải gác xách, lũ học viên há mồm nghe bài giảng ngoài giờ, thay nhau đi lấy cơm từ D16 Thông tin về mua thêm tý thức ăn cải thiện. Và quan trọng đa số là Đệ tử Lưu linh cần có tý cuốc lủi lấy thêm cảm hứng để vẽ vời
Ngày 21/3/1974 Họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp, nhà điêu khắc Kim Giao về kiểm tra các tranh của từng học viên-bình luận ngay tại chỗ để rút kinh nghiệm (Hải khá nhất hình họa, Vân bay bướm, Hùng cách điệu tây phương, Vỵ khắc khổ, Tâm ngồ ngộ chất dân gian, Hà màu sắc đẹp-Các thầy bẩu thế, tôi ghi lại thế trong nhật ký). Thầy Giao nhận xét cả lớp chỉ có Hải, Vỵ, Hùng có khả năng theo đuổi được hội họa.
Thầy Nguyễn trọng Hợp ghi sổ tay tôi lườm trộm và ghi nhật ký ngay "TMH Học được-Hình họa khá,chưa biết nhìn toàn bộ nên nét vẽ còn vụn, có ý thích tìm tòi đường nét. Có khả năng về tranh khắc gỗ. Có thể dự triển lãm toàn quân được".
Than ôi cả 3 thằng chúng tôi sau này té về trường xưa khoa cũ, kiếm tấm bằng ĐH lập thân. Tự thấy khả năng của mình-Thừa sức biết rằng môn hội họa là cần dành sức lực cũng như tâm trí cho cả đời-Rồi ra quá trình học sâu biết đâu lộ ra "ko có năng khiếu" về sau sẽ chẳng nên cơm nên cháo gì?nỏ biết biết đường xa, nhưng biết mình đã được trang bị nhận thức về hội hoạ, giúp cho mình thể hiện tranh, khẩu hiệu tại đơn vị tốt hơn xưa, và "vẽ đã có nghề"
Cuối tháng 3 bộ đội quán triệt rút bớt tiêu chuẩn gạo giúp dân chống đói. chao ơi dân đóng hết trai vào lính, mùa giáp hạt Trung du dân chả có gì đút mồm, làng xóm tiêu điều tĩnh lặng. Chỉ có tiếng gầm rú của xe tăng tập vang xa...
Ngày 3/4/1974 xe ca BTL chở 2 lớp Vẽ và Tuyên văn về Hà nội tập huấn.
-Lớp vẽ đến nhà họa sỹ Nguyễn Hiêm ở Bưởi, đến Phòng VNQĐ ở Lý Nam Đế gặp các nhân vật nổi tiếng Chính Hữu, Văn Đa, Dương Viên, Phạm thanh Tâm, Phạm Lực học hỏi, cảm nhận cách thể hiện, ý tứ gửi trong tác phẩm của các Hoạ sỹ nổi tiếng toàn quân…Tham quan bảo tàng Mỹ thuật.
-Lớp nhạc về đoàn TCCT tu nghiệp Thanh nhạc và Nhạc công, sáng tác
Liên hoan tại nhà tôi ở Làng Giàn. Mẹ và các em vui lắm tài trợ cỗ bàn hoàn toàn. Sau khi về lại xóm Gô, lớp vẽ triển khai các bước in lưới song song với hoàn thiện các bức tranh dở dang.
Ngày 13/4/1974 tôi nhận thực hiện ý tưởng của thầy Dũng với lý do “em hình họa cứng nhất lớp, vẽ 2 mẫu cho Anh để có thể in lưới phát cho các đơn vị” mất hơn 2 ngày cả lớp xúm vào sửa chữa cho nhau+ dán bo cho 62 tranh (Hải 9, Hà 5, Vân 11, Tâm 5, Hùng 5, Vỵ 8, Quý 2, Quảng 3, Lập 4, Dũng 5 bức).
Trưa thứ hai 22/4/1974 treo tranh tại phòng to Ban Chính trị BTL, buổi trưa trước giờ ăn-có khoảng mấy trăm người vào xem treo tranh, kết quả vang dội đến không ngờ.
Sáng hôm sau 2 họa sỹ Dương Viên và Huy Toàn từ Hà nội lên xem và bình từng tranh một. Buổi chiều bế mạc khóa học ngay tại nơi đây, Báo QĐND có 2 bác Lộng, Ẩn về dự, 2 họa sỹ phát biểu cảm tưởng. Phó Chính ủy BC Đào Văn Xuân tổng kết Người rất vui vì kết quả của lớp học…
Ngày 25/4/1974 vào kho Y1 lấy vật liệu in lưới, triển khai, cả lớp miệt mài có hôm mưa phải dừng chờ khô-rồi mới in màu thứ hai. Số bột nếp dư thừa làm máy bữa chè, theo như thầy Dũng "Anh cho các chú hiểu câu Thợ may ăn Giẻ-Thợ vẽ ăn Hồ nó là như thế nào nhá. Còn sơi các Chú mới trở thành Họa sỹ được".
Liên hoan mặn trưa 30/41974, trừ tôi, các bác còn lại bị riệu vật cho đổ "kềnh kếnh cang" hết. Bữa chia tay trảm 2 chú vịt và miếng thịt lợn rõ là to (mua kèm các loại rau gia vị ở chợ số 8), ý ới làm liên hoan tại nhà Bầm xóm (Bầm ủng hộ cho một con gà nhớn) Rượu tăm không thiếu nửa cốc.
Bữa tối chia tay lớp vẽ có nồi chè đỗ đen và kẹo bánh…(đó là ngày 3/5/1974). Sáng hôm sau từng thằng ngoài ba lô ra, còn phải lễ mễ ôm bọc tranh đã in lưới mang về đơn vị. Bịn rị cho nhau địa chỉ nhà, hòm thư đơn vị, hẹn ngày tái ngộ...
Sau này tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền Hà nội có phòng tranh “Hội họa Vĩnh Phú 1976” tất cả học viên lớp vẽ chúng tôi đều có 1,2 tranh trưng bày ở đây (tôi ra quân về Tràng tiền mua đồ, vô tình vào xem thì thấy thế).
Nói thêm 8/9/1975 BTL mở lớp vẽ thứ hai, Thầy Dũng có năm thứ hai làm Sư phụ, người được lên vạch bạc Chuẩn uý, có áo 4 túi và giày Cô xư gin. Nghe nói học viẻn đông hơn, lò luyện vẽ dài hơi hơn ?!.
Số tranh chúng tôi vẽ thi thoảng được Bản tin Thiết giáo chụp đăng. Tôi có được đăng nhiều tranh vui trong Bản tin này, thời anh Lê Tuân, Thuỷ Kiều phụ trách bản tịn. Không hiểu số tranh chúng tôi vẽ hồi ấy có còn hay mất, nhưng học lớp vẽ về, các "tac phẩm" học cụ, pano, khẩu hiệu của học viên đã đóng góp ít nhiều trong công tác huấn luyện của đơn vị, chuẩn bị cho đợt tổng tiến công năm 1975 lịch sử
Nói thêm nữa : thời gian học lớp vẽ chúng tôi được nhà thơ Hữu Thỉnh, dự sinh hoạt các tối. Anh ấy đã đọc và bình một số đoạn trong hai trường ca nổi tiếng sau này “Sức bền của đất” và “Đường tới thành phố” bằng một giọng sôi nổi, phừn phựt cảm xúc, chứng kiến phút thăng hoa của Thi sỹ hay lắm nhé, nhớ đời chả thể nào quên
Chứng kiến ca sỹ Ma Bích Việt cùng đi xe ca về Hà nội ngày 3/4/1974. Việt về Đoàn TCCT sau ba tháng tu luyện-giọng Sơn ca tuyên văn Tăng Thiết giáp tuyệt vời hẳn ra.
Sau rốt thì chả có tên nào theo đuổi hội họa như thầy giáo Lê Trí Dũng yêu quý của chúng tôi !.
Ấn tượng : Thầy giáo họa sỹ Thượng sỹ Lê Trí Dũng đã có câu nói để đời với lũ học viên chúng tôi “Lớp vẽ mở ra để các em học, sau về phục vụ đơn vị, còn các Chú mày còn sơi mới thành họa sỹ. Đầu tiên anh sẽ cho các chú hiểu rõ câu "Thợ may ăn giẻ-Thợ vẽ ăn hồ" nó là thế nào nhé“. Khi cuối khóa, lớp tổ chức in lưới tranh cổ động sáng tác của lớp+in ngay tại trận+học viên thồ về nộp cho đơn vị mình. Món in lưới hồi ấy công nghệ là của Cu ba anh em, cần bột nếp quấy hồ dán, Thầy tố lên cần 2 yến có dư.“nước sông công lính“ của D16 “có ngay“ bột xay nhỏ mịn. Bột ni được nêm nước giếng và tảng mật Bầm cho (tăng sau là ra chợ số Tám mua đường đỏ về), thêm chút bột đậu xanh, thêm vài lát gừng tươi đào cạnh giếng nhà. Đun nhỏ lửa và khuấy đều...ra thành phẩm. Thầy trò húp suỵt soạt, mồ hôi vã ra, cười nhỏn nhoẻn rõ tươi và nhớ tới tận giờ.
Phụ trách Chính tri, lớp vẽ là Thượng úy Hữu Thỉnh, sinh hoạt tối Người hay bình thơ. Cả lũ há hốc mồm say sưa lắng nghe (nhất là tên Vỵ mồm cá ngão-CSV ĐH Tổng hợp), hóa ra Thi sỹ chắt lọc từng từ mà mênh mang cảm xúc“khẩu súng hết đặt trên vai lại ở trên tay...“ và “Chị ngồi mâm cơm chỗ nào cũng lệch“...Thi sỹ say sưa bình Trường ca Sức bền của đất đang thai nghén, giọng ấm áp và cực kỳ sôi nổi-người nghe gật gù tán thưởng, giật mình đã qua 23h-anh vội về cơ quan BTL. Giờ tôi vẫn còn nhớ nụ cười và cái nhún vai “em xem đấy, chỉ có ở Việt nam mình thì mới có Thi sỹ gác cổng“ (SQ trực ban cổng BTL)
Báo cái các Quê ạ
(Trưởng Tràng TMH-10/9/2016)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]