K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

24 tháng 10, 2016

TẦM THỨC VÀ VỊ THẾ

(Sưu tầm)
BBT - Ngày trước tôi cũng không để ý đến vị luật sư trẻ này, chỉ bắt đầu biết đến khi thấy anh ta đứng ra nhận bào chữa miễn phí cho một vụ án chết người lãng xẹt ở trong ĐCA... Rồi lại thấy anh ta có tên trong danh sách tự ứng cử ĐBQH, mà thấy có vẻ như có một sự hăng hái, xốc nổi của tuổi trẻ. Nhưng từ ngày có theo dõi Anh Ba Sàm và FB của anh ta mới thấy rằng đây mới quả thật xứng đáng là một đại biểu của nhân dân (nhưng đã bị loại ngay từ vòng "gửi xe" theo cái cách đấu tố của thời CCRĐ), Xin yêu mến anh mà đăng lại 1 bài viết mà mới chỉ đoạn đầu tôi đã tâm đắc!



No automatic alt text available. Đất nước tôi sản sinh ra những con người, những thế hệ chỉ dám nói lên sự thật khi ở nhà, còn bước chân ra khỏi cánh cửa, dù họ luôn niềm nở và mỉm cười, nhưng khi ở ngoài xã hội họ chỉ nói về những thứ vụn vặt, mánh khoé, thủ thuật mà họ cho rằng đó là những hành xử khôn ngoan, trí tuệ, mà thường đó là những điều dối trá và bất chấp để nhằm đạt được mục đích lợi ích của mình.
Tôi nhìn những người trẻ, tôi sợ họ, vì đất nước và quê hương này thuộc về họ, nhưng quả thực tôi thấy họ ít khi, thậm chí thực sự hiếm, quan tâm đến tình hình chính trị, xã hội và sự an nguy của dân tộc mình. Họ ở nhà thì quan tâm cha mẹ bắt học gì, giáo dục những điều gì nên tránh và cả nỗi sợ hãi của chính những đấng sinh thành khi bản thân đã thờ ơ với đất nước ở cái thời của mình. Họ đến trường, họ lại xem thày cô của hệ thống giáo dục này dạy họ những gì, bắt họ hải nghe theo những định hướng nào. Ra ngoài xã hội, họ lại nghi ngờ mọi thứ, kể cả lòng tốt và điều tử tế mà đang cần họ chung tay vào để cứu giúp một phận đời nào đó.
Mà họ thường chỉ quan tâm đến những mưu cầu của bản thân, hầu như chỉ là của riêng mình.
Họ quan tâm, học xong để làm gì, ai xin việc cho mình, mất bao nhiêu tiền, nếu không được thì đổ lỗi cho hoàn cảnh, và kể cả là cha mẹ mình, đã không làm tốt thứ mà thuộc bổn phận và trách nhiệm của chính họ. Họ loanh quanh, gần như suốt đời, chỉ để tìm kiếm miếng cơm, manh áo, cố gắng mua nhà, tậu xe hơi để lên mặt với bạn bè, với xung quanh và coi đó là những thứ giá trị cao nhất của sự thành công hay thành đạt của một con người.
Gặp bất công, họ im lặng, và sẵn sàng từ thiện, để coi đó là sự bù đắp cho những thiệt thòi của xã hội.
Tôi tự hỏi, gần như cả xã hội đều hành xử xấu xí như nhau, thì ai đủ khả năng và phảm giá để lên tiếng và chỉ trích những giá trị ấy để nó tiêu biến mà thay đổi theo một chiều hướng tốt đẹp lên?
Tôi không dám nhìn vào những hành xử của giới trẻ, sự thờ ơ, vô cảm của họ vào chính quê hương mình, họ sợ hãi nhiều thứ quá, họ lạc hậu quá, họ chỉ thích quan tâm đến những thứ vụn vặt, nhỏ nhặt, nhảm nhí và chẳng có chút mục đích lớn lao hay cao cả nào.
Làm sao để gỡ họ ra khỏi những thứ tầm thường ấy để hướng họ vào những giá trị cao cả và tốt đẹp hơn? Làm sao để cho họ có thể biết đâu là nguyên nhân cội nguồn của những thứ bất công, xấu xa, tồi tệ và tha hoá đang diễn ra trên đất nước này? Làm sao để họ có thể khai sáng trí tuệ suốt bao năm bị nhồi nhét những thứ ngu dốt, sự tự huyễn hoặc vào lịch sử và cả những nỗi sợ hãi từ những thế hệ trước truyền nối cho họ?
Tôi muốn nói nhiều với những người trẻ, đối thoại một cách chân thành và sâu sắc, tôi không biết sẽ cải thiện được gì không, nhưng ít nhất đó là phương cách duy nhất lúc này mà có thể cứu cánh cho một thế hệ tiếp theo không bị ru ngủ và yếu đuối trong thứ tầm thường trong khi thế giới họ tiếp tục vượt đi vùn vụt như vũ bão ngoài kia.
Ở một đất nước, không còn mấy người dám nói lên sự thật, thì làm sao sản sinh ra được những người quân tử và bậc hiền tài cho quốc gia? Tất thảy đều chỉ còn một nỗi sợ hãi về sự an nguy của chính mình để bỏ mặc đất nước cho những kẻ khác hoành hành. Và nhìn quanh để thấy, một nền kinh tế chỉ có bán tài nguyên, lập dự án, đầu cơ bất động sản, dịch vụ tài chính phái sinh, dịch vụ tiêu dùng nhỏ mọn và gần như chỉ gia công mà không sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ không hề có người sáng tạo, thì làm sao có một nền kinh tế khoẻ mạnh, hoạt động theo đúng quy luật của thị trường một cách bình thường cho được. Và điều quan trọng hơn, ở cái thời này, một đất nước lạc hậu về công nghệ thì ắt hẳn là một quốc gia chứa đầy nỗi bất an và sợ hãi bởi khả năng chống cự yếu kém với những tấn công từ kẻ khác sẽ trở nên gần như vô tác dụng.
Một nền kinh tế, trên đất nước này, không một ai đi làm ăn kinh doanh lại thực sự được gọi là làm chủ mà chỉ là kẻ đi làm thuê và phục vụ kẻ/đám người khác. Bởi lẽ, làm gì có ai có vị thế của một kẻ làm chủ đúng nghĩa như Apple, kẻ khước từ mọi mệnh lệnh chính trị và sự áp đặt quyền lực từ nhà nước. Đó mới là ông chủ thực sự của một nền kinh tế đúng nghĩa và ở một đất nước có nền chính trị đúng nghĩa, tức là thượng tôn luật pháp và nhân dân của mình.
Trí thức, trên quê hương mình, tôi quan sát, họ có nhiều cơ hội hơn người khác, nhưng cũng chính vì thế họ lại nhiều nỗi sợ hãi hơn người khác. Bởi thế, họ sợ phải đấu tranh cho những điều mà đáng ra, nếu đúng thẩm trách xã hội của mình, họ phải làm và bắt buộc phải làm. Nhưng ít quá, lực lượng ấy đang lẩn khuất đâu đó trong xã hội, và họ không những đã né tránh và im lặng mà họ lại còn tiếp tục truyền lại những tư tưởng và nỗi sợ hãi của bản thân (những thủ thuật, mánh khoé - mà họ cho rằng đó là sự khôn ngoan) cho những đứa con, người quen, thân của mình để tiếp tục tìm kiếm lợi ích để sinh tồn bất chấp.
Tôi không có gì để đáng nói hơn người khác, chỉ là tôi biết mình không thể hành động khác đi những suy nghĩ của chính mình, trong bất kể hoàn cảnh nào đi nữa. Tôi đang cố gắng hành động trong nhiệm vụ của một con người, là chia sẻ tri thức (dù hạn hẹp) và cả chuat lòng tốt bé mọn cho cuộc đời đầy khổ đau ngoài kia.
Sức người thì nhỏ bé, quốc gia thì rộng lớn, một vài người không thể làm hết mọi việc, nên tất cả phải chung tay để vực dậy chân khí của dân tộc mình, nhất là khi kẻ thù hung hãn phương Bắc luôn lăm le và sẵn tâm hành xử côn đồ để đánh phá, cướp bóc đất đai, tài nguyên, tàn phá nòi giống và làm lụn bại dân tộc mình.
Những người trẻ, hãy nhìn về tổ quốc và lo lắng cho nó, chứ đừng tìm kiếm những thông tin, mẩu chuyện hay ngay cả những chân lý sống giáo điều một cách máy móc và ngu ngốc khiến con người trở nên vô cảm và vị kỷ để thoả mãn nhu cầu của mình nữa.
Hãy tạo nên vị thế của chính mình, từ hôm nay, vì đất nước này là của chính các bạn, đừng để ai tước bỏ những cơ hội sống tốt của chính mình, mà hẳn nhiên nó thuộc về và cả phụ thuộc vào chính các bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]