K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

4 tháng 8, 2016

Thư giãn cuối tuần


 “Văn hóa ngậm tăm”


Nói về  ăn uống thì có nhiều chuyện :sướng có mà khổ vì ăn cũng có.
Chuyện thứ nhất là khổ vì ăn:
Trời vẫn đổ mưa,dư âm trận bão đêm qua ở Hà Nội đến sáng nay vẫn còn. ngoài đường  cây cối bị đổ nhiều,nhiều con phố  vẫn còn  đang bị ngập, sáng nay trong nhà không còn thứ gì có thể pha chế  làm bữa ăn sáng .Hai vợ chồng ,một đứa con,một đứa cháu vị chi cả nhà là 4 xuất ăn sáng Ông và cháu giống nhau buổi sáng nhất định phải có cái gì đó vào bụng,cháu nó đói là nó la,ông  nhấm muốn nhấp nháp chén  rượi thì phải có chút gì đó lót dạ nếu không bụng đói cồn cào.Trong hoàn cảnh này ông chỉ còn nước là đội áo mưa đi tìm xem nơi nào có đồ ăn sáng thì mua về cho cả nhà,


Ngoài trời vẫn mưa to ,mưa suốt từ đêm qua đến giờ chưa buồn ngớt vì vậy đi kiếm đồ ăn sáng trong hoàn cảnh này quả  là vất vả.
Suy nghĩ  một chút tính nước đi sao cho được việc lại  nhanh  nhất rồi tôi chọn luôn phố Kỳ Đồng là phố chuyên ăn, ăn sáng cũng như ăn đêm và lên xe  phóng  đi.Lượn nhanh qua mấy quán  bán đồ ăn rồi vòng ra ngõ cấm Chỉ tôi quyết định  mua mấy gói xôi để giải quyết bữa  sáng cho cả nhà.
Trở về tới ngã 4 cửa nam bỗng nhiên rầm một cái tôi và một tay khác đâm vào nhau. Cả 2 cùng ngã lăn xuống đường, may mà xe và người cả hai đều không sao , 2 thằng  cùng  vùng dậy  rồi nhìn nhau không phàn nàn mà chẳng phân bua, chắc cả hai cùng “biết tội” nên vội  dựng xe lên  mỗi thằng một ngả phóng vội đi trong mưa to gió giật .
Trên đường về tôi thầm nghĩ : ngã năm  trong mưa to  gió bão đèn đỏ không có  mà công an cũng  không  một bóng người  2 thằng đâm xe vào nhau ,cả hai đều có lỗi và cả hai cùng biết điều nghĩ thấy hay hay lại vừa   buồn cười.
Về đến nhà  mới thấy  đau  hóa ra tay mình cũng bị xước nhẹ , lúc bình tâm ngồi ăn trong bụng tự nhiên lại thầm nghỉ- đúng là khổ vì ăn.
-Chuyện thứ hai cũng là khổ vì ăn:
 Hồi còn đi làm phòng  tôi có một cô  bạn ngày  nào cũng vậy chưa đến 11h đã mất hút,những ngày  đầu mọi người  tưởng là  ăn cắp giờ nhà nước  để đi làm việc riêng nhưng  cuối cũng mọi người đều hiểu.
Cô bạn mắc phải căn bệnh nguy hiểm khi đói  là bị  tụt áp .Đặc điểm của căn bệnh này là  phải kịp thời ăn ngay nếu không  áp có thể tụt nhanh tới mức  nguy hiểm đến tính mạng.
Thế rồi  mỗi khi cơ quan tổ chức bình chọn   là cô bạn tôi  lại bị mất điểm thi đua, lý do  vì không  thực hiện nghiêm túc giờ giấc làm việc .chuyện ấy sau này  mọi người  thỉnh thoảng  lại tếu táo với nhau:đúng  là  khổ vì ăn.

Chuyện thứ 3 cũng vẫn là chuyện khổ vì ăn,
Nhiều nước ở Á đông có tập tục xỉa răng sau khi ăn vì vậy khi nhìn thấy ai đó trên miệng  có cái tăm là ai cũng nghĩ người đó vừa ăn xong.
Ở VN có một vùng có truyền thống ngậm tăm khi chưa ăn gì chỉ vì không muốn ăn mỗi khi có lời mời ăn đó là câu chuyện về “Văn hóa ngậm tăm”
Hồi sắp xây dựng gia đình tôi có nghe ông chú đằng vợ kể rằng Làng Hạnh Lâm ,Hưng Yên quê ông có một truyền thống từ xa xưa rất tinh tế và ý nhị  đó là chuyện ngậm  tăm .ngoài  tập tục phải đi ma chay cưới xin của làng quê  người dân làng này mỗi khi ra đường thường ngậm sẵn chiếc tăm trên miệng, Khi đến nhà ai nếu  gia chủ có nhã ý mời cơm thì họ sẽ chỉ  tay vào chiếc tăm  ngậm trên miệng  và khẽ nhoẻn một nụ cười để ra hiệu  rằng tôi vừa ăn xong (mặc dù có thể cả ngày chưa có gì vào bụng)
Dần  dần ngậm tăm  trở thành  một tập tục  của dân làng và họ cho rằng  đó là một truyền thống rất  lịch sự và  cũng rất hãnh diện  của dân làng Hạnh Lâm.
Lịch sự vì không phải giải thích ồn ào và cũng không phải là khách khí khi phải từ chối lời mời còn hãnh diện vì chiếc tăm ngậm trên miệng đã nói lên được sự no đủ hạnh  phúc của dân làng.
Tập tục ngậm tăm của dân làng không ngờ sau này nó lại trở thành một lợi thế cho tôi mỗi khi về  thăm quê vợ ,tôi cũng trở thành người dân làng Hạnh Lâm tự lúc nào  không biết, mỗi khi  định đi chơi quanh làng  tôi lại ngậm tăm và  chiếc tăm trên miệng  bỗng như  cái bùa hộ mệnh đỡ cho tôi khỏi nhiều điều phiền phức




1 nhận xét:

  1. Cái thời ko có mà măm-Chừ có mà khổ vì măm Đặng hề! Thế nên bài mới hay ghê,nhòm cô bán phở ngã tòe cổ tay.Đấy là xuất xứ bài này ?!

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]