K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

22 tháng 7, 2016

NHỚ VỀ K6 CHÚNG MÌNH (PHẦN 1)

Trần Minh Hải K6I
Trong những ngày nóng bỏ cha bỏ mẹ như thế này, thỉnh thoảng tôi lại hình dung các dãy nhà tranh tre nứa lá của khóa 6 ĐHCĐ xưa (11/1970-9/1972) tọa lạc cạnh biển bê tông đúc hình mũi tên ‘‘ T Ba nhất“. Chả có tý cây xanh nào cả, trơ trọi 2 mỏm đồi nho nhỏ, sân và lối mòn trắng xóa cát, còn lại thì cỏ bụi sim cằn cỗi. Vạt tre pheo cằn cỗi đầy bụi đỏ đầu nhà nữ K6B,K6I và khu nhà trẻ ĐS+nhà ở nam K6I, khu cây cối lúp xúp sau lớp học K6M của nhà anh Sỹ. Ba cái giếng đào nằm chân đồi chỉ đủ nấu ăn mùa hiếm nước, cấp cho các tên vục gàu tu nước giải khát tại trận.
Nhớ lần sét đánh cách nhà tổ 4 nơi tôi ở mấy chục mét-nhớ vị trí ấy lắm (rồi ra nơi ấy dựng Tháp bút sau mấy chục năm có dư-điềm báo từ trước đó ra nhỉ-I hi)..Chả biết ai còn nhớ muà đông sương giá trắng khu T ba nhất ngày đó ? màn sương trắng nhờ nhờ bao phủ, rồi khi nắng lên phô bày trần trụi những triền đồi trọc, (rét nhất lại vào cữ 8h30 đến 9h30). Nhớ gió mùa về, lang thang qua các đồi hoang vắng rồi đạp điên cuồng vào mái tranh nứa, rung lạch cạch ù ù thổi. Nhớ đội mưa xuống nhà bếp lấy xuất cơm bèo, ăn xong nhìn màn nước rơi nhớ nhà da diết...Mùa rét rủ nhau lũ lượt cuốc bộ xuống dưới chân lò cao tắm nước nóng, thi thoảng CN lò cao trêu xả nước nóng rãy-quân ta nhảy chồm chồm kêu ré lên như bị chọc tiết- Khỉ thế...Ơ hờ, nhớ tới đẫn nắng nóng ở lớp mồ hôi túa nhễ nhại, gần 100% SV gầy như tóp mỡ nóng từ ngực hình như đã xuyên qua người ra sau lưng ?. Mùa rét cứng quèo tay viết, thầy và trò co ro-gió mùa giá buốt thổi qua lớp thông thống, ù ù mái nứa rung cành cạch, mưa to gió lớn nước hắt ướt hết vở viết...Giải lao thầy giáo trẻ tâm tình nhá, tán vui với trò ối chuyện nhé. Phục các thầy ấy lắm cơ-học giỏi các trường khác về dạy mình tận tình nhá (nhiều khi quá giờ), dưng mà các vị ý cũng thẳng tay chém không thương tiếc các bác không làm được bài, khỉ nhất là bài viết bóng lừ, yên tâm lên trả bài-các vị ấy hỏi xoáy-mình tắc tỵ-sơi ngỗng về bằng nhau điểm liệt như thằng chả viết được dòng nào. Bất công vô cùng, giờ vẫn còn ấm ức+ nhớ dai.
Chợt nhớ sáng ra tiếng còi tý toét cuả lớp trưởng Huynh thúc dân K6I dậy tập thể dục buổi sáng, tập tành xong lại chui vào màn ngủ tiếp (cho quên đói và chả có việc gì làm cả). Cả lớp có vài ba cái đồng hồ đeo tay-chỉnh giờ tuýt tuýt theo cái đài bán dẫn của Song mắt cá chày lúc 12 giờ trưa. Lên lớp theo tiếng còi, thay tiết nhòm thầy liếc đồng hồ diệu nghệ. Mù tịt thời sự cơ mà biết lý lịch của các thầy, biết rõ thầy nào không ưa thầy nào-rồi ra né hạ khi lên trả bài môn thi. Cánh trẻ ngóng các đàn anh truyện phiếm, chuyện tình trường vui phết. Giờ vẫn lan man nghĩ :hồi ấy đói bỏ mẹ ra, sức đâu mà ối thằng huỳnh huỵch đá bóng gôn tôm chiều chiều.
Khổ ối thứ ra, vì nhà nước chỉ cho 18 đồng tiền ăn (mà giá vé tàu hỏa 1,4 đồng/lượt), các bác CB, dự bị còn có tiền tiêu rủng roẻng. Đói triền miên ,đói dai dẳng-nhớ tới tận giờ không sao quên được. Đêm đi chơi hay đi xem phim hụt về, thấy các ánh đèn le lói hắt ra từ các cửa sổ nhỏ tự khoét-bụng bảo dạ, sau này sẽ vẽ lại bột mầu “Phố dầu hỏa K6I“-ấy vậy mà đã thực hiện được đâu chứ. Dám cá 100% thần dân K6 đến chết không thể quên hình dáng mùi vị của 2 miếng bột mỳ luộc (thay cơm) mỹ danh “hai cái tát“ và “nắp hầm“ với ngô răng ngựa ninh chảo gang ăn với nước chấm (pha ra từ gói thuốc nấu Tầu). Ôn nghèo kể khổ làm các bác chán, mạn phép chuyển đề tài vậy.                          

Ngẫm ra khóa 6 ta có nhiều cái NHẤT nhất, vì “Quá khứ là vẻ vang“ khi dân ta trở về già
–Là khóa đầu tiên ở miền bắc thi Đại học, số vào chính quy ít nhất, bình quân mỗi lớp 55-60 người. Đi lính nhiều nhất (49 người), hy sinh trong một khóa là nhiều nhất (11 người).Sức học sàn sàn nhau nên cái sự đúp là hãn hữu, Các bác K5 xuống góp cho K6 đủ một lớp máy đầy đặn.
-Số người đã thành danh cũng kha khá đơn cử cái: 3 tiến sỹ khoa học, 6 giảng viên đại học, 3 thượng tá quân đội, 5 chánh phó sở tỉnh, 2 hàm vụ trưởng phó cấp bộ, 2 bí thư huyện ủy, 1 chủ tịch huyện
-Có gần 5 năm học, 2/3 sĩ số đầu khóa ở lại học đủ thời gian mà phải chuyển chỗ 4 lần: Tba nhất, Khu K5 cũ, Bình định Tân cương, Khu giáo viên trường. Có lẽ chỉ Cơ điện mới có tiết mục tháng: vào rừng kiếm củi đun nấu một vài lần+vào căng tin gần 1 km thồ gạo và thực phẩm về bếp+chiều chiều cuốc bộ đi lấy thư và 1 tờ báo Nhân dân truyền tay đọc nát bấy, lĩnh bưu phẩm và tiền nhà gửi lên tại bưu điện ga Lương sơn (sau khi đi áp triện trường ta). Biết rồi-Khổ lắm-Khổ quá cơ ! Tôi học gần 2 năm giời, đủ tham gia 3 đợt lao động: Chặt nứa dựng nhà Quảng chu, Đắp đê sông Cầu Phổ yên, Nạo vét cống Xuân quan. Chưa kể đào hầm trú ẩn, nạo vét giao thông hào, nạo vét giếng nước ăn của lớp tại K6,K5...Mỳ chính cánh cũng khổ như cánh mày râu. Lắm việc !
–Hội thường niên tổ chức dài hơi nhất-đã qua hơn chục lần, thường tổ chức đầu tháng 10 đều như vắt chanh. Hãi nhất mùa bão 2013-hội vẫn dũng cảm nhởn tại “Quảng bình quê ta ơi“. Ơn giời phù hộ, các tên LĐ hội nhiệt tình mọi nhẽ+dân ta càng về già càng hăng hái ới là đi...
Tản mạn tý tẹo, trình các bác đọc và nhớ thuở xa xưa, thấy bọn ta đã vượt qua oanh liệt lắm chứ Hi hi...(Còn tiếp)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]