K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

23 tháng 10, 2015

Đôi điều suy ngẫm về 'Quảng trường Cơ Điện"

Tôi đã đọc bài “ Quảng trường Cơ-Điện” của  Hùng bò  khi chưa có độc giả nào comens,bài viết  mộc mạc, tâm huyết và hừng hực khí thế Cơ Điện,tôi định còm ngay rồi  lại thôi, lăn tăn mãi chẳng biết nên tham luận thế nào cho nó đúng tâm phải đạo với ý tưởng đề xuất của tác giả cũng như sự hưởng ứng của nhiều bạn đã còm trên Bloger.




Tôi có đứa cháu họ nhà ở Thái Nguyên học trường ĐHKTCN mới ra trường năm 2012 hiện đang làm việc cho FPT tại Thái Nguyên có lần đã hỏi tôi;
-Trên Bloge cơ điện bọn cháu thấy các chú nhắc đến  hồn Cơ Điện,ngọn lửa Cơ Điện nhưng thú thật chúng cháu hồi còn học ở trường cũng như bây giờ không hiểu được cái ý nghĩa của câu nói đó .
Thoạt nghe  tôi vừa tự hào vừa hơi bất ngờ ,khó nghĩ trước câu hỏi của đứa cháu.Tự hào vì dẫu sao mình và nhiều anh em đã “may mắn “ đã sống và học tập ở “thời đại” cơ điện.khó nghĩ vì chưa biết sẽ giải thích thế nào cho đứa cháu hiểu về hồn cơ điện.
Thế rồi cuối cùng tôi cũng tìm ra được những “cốt lõi” của vấn đề để giải thích cho đứa cháu hiểu.Sau buổi trò chuyện cháu tôi phần nào nó cũng nhận biết ra vấn đề rồi thốt ra với ông chú một câu như chân lý :
-Nếu vậy cháu nghĩ thời @ như bọn cháu chắc chẳng bao giờ  có được cái Hồn như thế hệ cô chú ngày xưa.
Đúng thật nếu ngẫm cho kỹ thì “cái hồn cơ điện” ở góc độ nào đó có thể ví  như một loại văn hóa phi vật thể,khi ta cảm nhận về nó tưởng rất cao sang, bay bổng nhưng thực tế lại quá gần gũi với đời thường.Đó  không phải là cái có được khi ngồi  trên giảng đường, càng không phải do ai đó hun đúc thổi “hồn” mà có .
Hồn Cơ Điện chẳng qua  chỉ là những kỷ niệm đã đi qua cuộc sống của lớp sinh viên thời Cơ- Điện nay tích  tụ  lại thành  cốt cách , nhân bản của thần dân Cơ-Điện, là những năm tháng chung sống cùng nhau trong những ngôi nhà gianh vách đất,là cuộc sống luôn thiếu thốn từ  tập sách quyển vở đến chiếc bút chì cục tẩy vẽ kỹ thuật.là những lúc đói  lòng  rủ nhau ra T.ba nhất kiếm ăn an ủi cái dạ dày ,ai có tiền  “thuộc diện con nhà giàu”thì vào quán H,quán Sáu làm bát phở .ít tiền thì vào  quán Thủy mù  làm đĩa sắn luộc, miếng bánh nướng- ném chó chó chết, thanh kẹo dồi,điếu thuốc nhị thanh hút chung 2 thằng 1 điếu,đó cũng là những lúc đầu óc phải căng ra nghĩ cách đối phó với nhân viên kiểm soát tàu mỗi khi trốn vé nhảy tàu về quê …Rồi của một thời vừa là sinh viên vừa là anh lính chiến…
Cái “hồn cơ điện” giống như cái “tình đồng chí” trong thơ Hữu Thỉnh ,nó  chỉ có được  từ cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn,con người hầu như chưa nghĩ đến riêng tư:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
…..
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
….
Vài dòng suy nghĩ rất cơ điện cùng bạn đọc, giờ trở lại chủ đề ”Quảng trường Cơ Điện” rất sôi nổi trong thời gian qua ĐH tôi có đôi điều  xin bộc bạch để mọi người cùng suy ngẫm :

*Chưa ủng hộ vì:
1 Ý tưởng và sự hưởng ứng của các CSV về xây dựng Quảng trường Cơ Điện là một ý tưởng rất tâm huyết rất cơ điện ,đáng trân trọng nhưng định hy vọng lấy quảng trường làm “công cụ” thổi hồn Cơ Điện cho thế hệ @ là điều chúng ta nên suy xét đến tận cùng
2. “ Quảng trường cơ điện” là cái tên  bị bó hẹp về quy mô đào tạo-chỉ có 2 ngành . ĐHKTCN có cái tên mở ,phạm vi đào tạo rộng-nhiều ngành nghề,Hiệu trưởng nào cũng  có quyền riêng của mình,khi đương chức ai cũng cố gắng tạo ra một sự “hoành tráng”,khác  biệt  cho  riêng mình và cho cái mình đang làm chủ.vì vậy cái chúng ta định tạo ra bằng tâm huyết hôm nay chắc gì ngày mai nó còn tồn tại.


* Không phản đối vì: rất trân trọng ý tưởng của mỗi người.


------------------

10 nhận xét:

  1. Có sự phân tích và ngâm cứu kĩ lưỡng trước khi cho bài này lên sóng.Không ủng hộ chung chung,và cũng không phản đối quyết liệt. Nhưng đó là trong suy nghĩ của mỗi người.Trong cuộc họp chiều qua tại ECOPAK mọi người đều thống nhất một điều: _ Có thể sau này một vài năm , hay một vài chục năm các thế hệ SV không hề biết CƠ ĐIỆN là gì, hồn CĐ là sao, nhưng chắc chắn khi mà THÁP BÚT CƠ ĐIỆN vẫn còn sừng sững giữa Quảng trường CƠ ĐIỆN ( Khoảng rộng giữa hai nhà tầng Kí túc xá ) thì các cháu cũng còn biết để buông mộ câu hỏi " Đó là gì ". Vâng chỉ cần thế thôi.Nó là vật thể nhìn thấy được và có cái để mà hỏi nhau.ĐH nói đúng ủng hộ và chưa ủng hộ.Nhưng giữa cái có được và không có cái gì thì cái có được này là đáng quý và rất trân trọng !

    Trả lờiXóa
  2. Tôi rất thông cảm với các cuộc bàn thảo về làm cách nào thổi hồn vào Quảng trường Cơ Điện, nhưng tôi thật sự không muốn quảng trường Cơ Điện chỉ là cái sân ấy, kể cả khi đã được phóng đại lên thành "quảng trường". Nếu những người vốn có liên quan đến cái tên Cơ Điện muốn giữ lại cái hồn cốt Cơ Điện như họ nói thì theo tôi phải lấy cái quảng trường trước hiệu bộ có đài phun nước, nơi diễn ra Lễ kỷ niệm 45 năm TL và nhận danh hiệu AHLĐ làm QUẢNG TRƯỜNG CƠ ĐIỆN.
    Chính vì vậy tôi không hưởng ứng với việc thiết kế lại hay bổ sung cho cái sân giữa 2 nhà ở của sinh viên nội trú (ký túc xá)!

    Trả lờiXóa
  3. Tô mộc ung hộ ý kiến của lão Chít,Nhân đây tớ xin có nhời với chư vị K6ĐHCĐ,các thế hệ SVsau chúng ta có thắc măc về "hồn,lửa Cơ điện" thì tại sao BBT BlogK6 không ra 1 trang chuyên đề, rồi a lô cho các lão CSV viết vào,vừa ôn lại thời máu của moa,của choa...vừa làm cơ sở sau này dưng được biên niên sử K6 hoàn chỉnh.Con cháu nó đọc biết cha ông CSV "thuở ấy mần răng khổ rứa,mừ vưỡn học tốt hề,chu choa chiến đấu tốt trên mọi mặt trận,lại hoa lá cành nữa" i hi

    Trả lờiXóa
  4. Gửi Chít,tớ biêt mặt 2 nhà thơ hồi học lớp vẽ binh chủng TG,tác giả đoạn thơ chít dẫn ra là thiếu tướng Chính Hữu ( Cục trưởng cục tuyên huấn ) năm 1974 cả lớp vào phòng văn nghệ quân đội có gặp người.Còn nhà thơ Hữu Thỉnh là thượng úy phong chính trị bộ tư lệnh thiết giáp, phụ trách chính trị lớp hạt nhân vẽ của binh chủng của chúng tớ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài này là của tác giả Đăng Hưng đấy! Mình chỉ ủng hộ = còm thôi! Nhân đây đề nghị tác giả đăng bài đề rõ ràng tên tác giả ở ngay đầu bài cho trịnh trọng nhé!

      Xóa
    2. ok Hải -đúng là đoạn thơ trích trong bài thơ "đồng chí' của nhà thơ Chính Hữu.3 h sáng viết xong bài đăng luôn không kịp soát lại. May mà Hữu Thịnh ,Chính Hữu là 2 nhà thơ đều là lính dễ thông cảm nếu không kiện cáo là cũng hơi mệt..

      Xóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết rất hay ạ. Cá nhân em ban đầu không tin vào sự thành công của dự án, vì bối cảnh ra đời của nó, vì cách thức triển khai ( sáng kiến là của Hùng Bò, nhưng người tổ chức sẽ là ai, cach thức thế nào để có sự tham gia của số đông). Em có cảm giác, chuyện này các bạn ấy cũng có vẻ gấp gáp như sợ không kịp với thời gian, nó phần nào giống cách nha trường quyết định đổi ngày kỷ niệm). Mạc dù vậy không thể phủ nhận tấm lòng và tâm huyết của Hùng Bò va một số người khác. Tiếc la " Dục tốc bất đạt"

    Trả lờiXóa
  7. Sự thành công của dự án không đơn giản la chỉ cần xây dựng cái Thap Bút, nếu nha trường đồng ý ( điều này không khó) và co một số tiền nhất định ( điều này cũng đã nhìn nhấy) thì sẽ có Tháp Bút. Vấn đề như anh Hưng nói, nó có thực sự tải được cái đạo " Thổi hồn" hay không thì chư thể khảng định, tât nhiên với những người lạc quan, nghĩ là làm thì cứ đi ắt sẽ có đường. Chỉ rất tiếc nếu cái tháp này lại làm xuất hiện 2 phe, ủng hộ va không ủng hộ, tham gia va không tham gia, những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?

    Trả lờiXóa
  8. Các anh K6 có điểm chung là cẩn thận, văn viết luôn ý tứ , bác Đặng Hưng này còn thêm tí triết lí. Bài này là trải lòng thật của anh. Thực ra em rất muốn anh viết sâu vào cuộc trao đổi với cháu gái ấy nó sẽ vỡ ra nhiều vấn đề anh đang băn khoăn. Trong sự lớn lên và trưởng thành của nhà trường thân yêu 50 năm qua thì CƠ ĐIỆN có 10 năm( 6/12/66 - 15/11/76), so với thời gian là nhỏ còn so với mai sau còn nhỏ nữa. Không phải bây giờ mà 1995 khi TUVIDA cùng đoàn Hội CĐ Sài gòn ra trường thì các cháu sinh viên đã ngớ người khi nghe tên CĐ, mặc dù đêm ấy bác Phú vẫn tươi cười cùng BGH đương nhiệm tiếp khách. Chỉ tại Hội trường các bài phát biểu là có chữ Cơ Điện nhưng tất cả đều vui. Tuvida không tin cái tên Cơ Điện mất càng không tin nó được nằm trong tim các em các cháu sinh viên những năm vừa qua. Một nửa K8 lấy bằng tốt nghiệp Cơ Điện, một nửa sau lấy bằng Đại học kĩ thuật công nghiệp Việt Bắc. Từ K9 trở đi đến k 21 nhận bằng Đại học kĩ thuật công nghiệp Việt Bắc. Vậy cũng như anh đang trăn trở làm gì để luôn có cái gợi người ta nhớ thời của chúng ta. Anh viết là đã thấy Cái hồn CĐ nó vẫn quyện lấy anh em ta. Không phải vì nghèo khó không phải vì sang giầu. Các em sau này nó cũng thế. Đọc bài anh càng yêu quý các anh, lớp người già còn hăng hái nghĩ về nhau- ấy là hồn CĐ đấy anh ơi!

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]